Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
123,53 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC Mã SKKN TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT ĐÚNG VÀ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG CÁC TIẾT CHÍNH TẢ” Lĩnh vực: Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Năm học: 2022 - 2023 PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp rèn chữ viết đúng và đẹp cho học sinh lớp 2 trong các tiết Chính tả ” 2 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Một trong những hạnh phúc lớn lao của học sinh khi các em đến trường là được học đọc và học viết Biết đọc và biết viết là các em đã có trong tay chiếc 1 /20 chìa khoá để mở cửa kho tàng văn hoá của nhân loại bước vào chiếm lĩnh tri thức làm hành trang vững chắc tiến bước vào tương lai Ở lớp 2, rèn chữ viết là vấn đề đặc biệt quan trọng giúp các em học tốt hơn ở tất cả các môn học Đồng thời, rèn chữ viết đẹp cho học sinh góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những đức tính tốt đẹp như tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng kiên trì, óc sáng tạo và thẩm mĩ,… Thuở sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “ Chữ viết là một biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình” Viết chữ đẹp là nguyện vọng, là lòng mong muốn không chỉ riêng của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh mà là của toàn xã hội Lâu nay, nhiều thế hệ giáo viên đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương pháp dạy viết chữ cho học sinh Tuy vậy học sinh vẫn viết sai, viết xấu và viết chậm Trong các kì thi, một số học sinh đạt kết quả thấp cũng một phần vì viết chữ xấu, trình bày tuỳ tiện, cẩu thả chiếm tỉ lệ không nhỏ Mong muốn khắc phục tình trạng đó, từ thực tế của lớp mình chủ nhiệm tôi luôn cố gắng học hỏi đồng nghiệp và nghiên cứu tìm ra các biện pháp hay nhất có hiệu quả cao để rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 nói riêng Hơn nữa, việc rèn chữ viết cho học sinh giúp học sinh gắn liền với rèn tính kiên trì, sáng tạo và tính cẩn thận cho con người Trong cuộc sống thời đại hội nhập hiện nay con người có tính cẩn thận, lòng kiên trì và óc sáng tạo sẽ luôn được cánh cửa thành công rộng mở đón chào Chính vì vậy việc rèn học sinh viết chữ đẹp là cần thiết và đặc biệt hiệu quả trong các tiết chính tả ở lớp 2 Hiện nay ở trường tôi nói chung và ở lớp 2 do tôi chủ nhiệm nói riêng chữ viết của học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt Khối lớp 2 đã đạt danh hiệu: “ Vở sạch chữ đẹp cấp trường” Có được những kết quả bước đầu là nhờ bản thân tôi đã kiên trì thực hiện một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Với những lí do trên, đồng thời để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho bản thân nên tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn chữ viết đúng và đẹp cho học sinh lớp 2 trong các tiết Chính tả” 3 Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: Bản thân tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp rèn chữ viết đúng và đẹp cho học sinh lớp 2 trong các tiết Chính tả” để giúp cho học sinh lớp 2 “ có năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hoá, tiếng Việt chuẩn mực ” ( Theo giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 - Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội) 2 /20 Đồng thời khi các em viết chữ được đúng và đẹp tức là các em đã lưu giữ được những tinh hoa văn hoá của nhân loại nói chung và của người Việt nói riêng Rồi chính các em sẽ trở thành thế hệ biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, biết làm cho văn hoá Việt thêm giàu và thêm đẹp 4 Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm: Ở bậc Tiểu học, phân môn Chính tả có vị trí quan trọng Bởi vì, giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập ( thuộc phân môn Tiếng Việt), có tiết dạy riêng Phân môn Chính tả mang tính thực hành, luyện tập Bởi lẽ, chỉ có thực hành viết mới hình thành cho học sinh các kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho học sinh Ngoài ra, phân môn Chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt Chính vì vậy, tôi viết đề tài này nhằm nghiên cứu thực trạng chữ viết của học sinh lớp 2 thông qua các tiết học Chính tả của môn tiếng Việt và nêu ra một số biện pháp cụ thể phù hợp để rèn chữ viết đúng và đẹp cho học sinh lớp 2 qua các giờ Chính tả 5 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp rèn chữ viết đúng và đẹp cho học sinh lớp 2 trong các tiết Chính tả” chính là việc rèn chữ viết đúng và đẹp cho học sinh lớp 2A qua phân môn Chính tả 6 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Đối tượng khảo sát trong sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp rèn chữ viết đúng và đẹp cho học sinh lớp 2 trong các tiết Chính tả” chính là 35 học sinh lớp 2A do tôi giảng dạy và chủ nhiệm 7 Phương pháp nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: 7.1 Nhóm nghiên cứu lý luận: - Đọc và thu thập tài liệu - Xây dựng đề cương - Viết bản nháp - Hoàn thành đề tài 7.2 Nhóm nghiên cứu thực tiễn: - Khảo sát thực tế - Dự giờ đồng nghiệp - Thực nghiệm sư phạm - Thống kê số liệu 7.3 Phương pháp bổ trợ: 3 /20 - Thống kê Toán học - Các bảng biểu, sơ đồ 8 Phạm vi thực hiện và kế hoạch nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: 8.1 Thời gian thực hiện: Xuất phát từ thực tế trên tôi đã đề ra thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này trong một năm học 2022 - 2023 như sau: Đợt 1: Thời gian Nội dung Tháng 9/ 2022 Điều tra - Khảo sát thực tế Tháng 10/ 2022 Thực nghiệm sư phạm trong 8 tiết Tháng 11/ 2022 Thực nghiệm sư phạm trong 8 tiết Tháng 12/ 2022 Sơ kết kết quả đợt 1 Đợt 2: Tháng 1/ 2023 Thực nghiệm sư phạm trong 8 tiết Tháng 2/ 2023 Thực nghiệm sư phạm trong 8 tiết Tháng 3/ 2023 Thực nghiệm sư phạm trong 8 tiết Tháng 4/ 2023 Sơ kết kết quả đợt 2 Tháng 5/ 2023 - Viết đề cương dàn bài sơ lược của sáng kiến kinh nghiệm - Hoàn thành bài viết sáng kiến kinh nghiệm 8.2 Phạm vi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Phạm vi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này của bản thân tôi là 35 học sinh của lớp 2A1 do tôi trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ( NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI) 1 Cơ sở khoa học của việc chọn sáng kiến kinh nghiệm: 1.1 Cơ sơ lí luận: 1.1.1 Cơ sở tâm lý: Tâm lí học và giáo dục học nêu rất rõ “ Quá trình hình thành nhân cách cho học sinh qua các hoạt động để từng bước phát triển nhận thức cho học sinh” Các hoạt động ấy được tổ chức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng - Nhân cách được hình thành “ Bằng hoạt động” và “ thông qua hoạt động” 4 /20 - Thông qua các hoạt động học tập, lao động, vui chơi quá trình nhận thức của các em được phát triển theo các mức độ: Mức 1: Hình thành tri thức kĩ năng Mức 2: Hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thói quen Đây chính là cụ thể hoá mục tiêu giáo dục: Giáo dục đại trà và giáo dục học sinh năng khiếu Đối với học sinh tiểu học, việc lựa chọn các phương pháp, các biện pháp dạy học để hoàn thành nội dung giáo dục và đạt mục tiêu là vô cùng quan trọng để học sinh có tri thức, kĩ năng (nghe - nói - đọc - viết) để các em thực hành giao tiếp trong môi trường và trong cuộc sống 1.1.2 Cơ sở giáo dục: Giáo dục nói chung, lí luận dạy học từng môn học nói riêng cung cấp cho phương pháp dạy học tiếng Việt cũng như dạy phân môn Chính tả, những hiểu biết về nguyên tắc, quy luật của việc dạy môn học Mục đích của phương pháp dạy học phân môn Chính tả cũng như các môn khoa học khác nói chung là tổ chức sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh Chuẩn bị cho các em hành trang đi vào cuộc sống, lao động xã hội mới Do đó mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục đề ra là phát triển trí tuệ, hình thành thế giới khoa học phát triển tư duy sáng tạo thông qua các kĩ năng và kĩ xảo cho học sinh Qua việc dạy Chính tả với học sinh Tiểu học đã được thực hiện qua nguyên tắc hình thành các kĩ năng, kĩ xảo đồng thời có liên quan mật thiết với nguyên tắc giáo dục phối hợp đồng bộ giúp học sinh có năng lực và thói quen viết đúng và viết đẹp chữ tiếng Việt văn hoá, tiếng Việt chuẩn mực Do đó, dạy các tiết Chính tả lớp 2 cũng phải đáp ứng được yêu cầu rèn chữ viết đúng và viết đẹp cho học sinh lớp 3 1 2 Cơ sở thực tiễn: Trong những năm học trước, thực trạng dạy Chính tả ở trường Tiểu học trên cả hai đối tượng: Giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế - Về phía giáo viên: Chữ viết mẫu chưa đẹp đồng đều, do đó khi giảng dạy và rèn chữ viết cho học sinh có chất lượng và hiệu quả chưa cao, phần luyện tập thực hành( luyện viết) còn ít, giáo viên chưa uốn nắn, sửa sai cách viết, chữ viết trong giờ Chính tả cho học sinh một cách triệt để - Việc rèn chữ viết đúng và viết đẹp cho học sinh Tiểu học phải có một quá trình rèn rũa lâu dài, không phải đến lớp 5 mới được hình thành và rèn luyện mà đã được dạy ngay từ lớp 1 Khi lên đến lớp 2, các em đã đọc thành tiếng tương đối rõ ràng, biết viết đúng các chữ, có một số em học sinh đã bắt đầu viết nhanh 5 /20 nhưng viết ngoáy, viết cẩu thả, viết sai kích thước các con chữ ( Do chưa rõ ràng về vị trí đặt bút, dừng bút, chưa nhớ chính xác độ cao và độ rộng, khoảng cách các chữ, cách tạo và viết các nét nối, cách viết và vị trí viết các dấu thanh, …) nên đòi hỏi giáo viên cần rèn cho học sinh viết chữ đúng chính tả và viết đẹp là điều mà không chỉ có phụ huynh học sinh và nhà trường quan tâm mà xã hội và cả ngành giáo dục đều quan tâm một cách đặc biệt 1 3 Cơ sở tâm lí: - Học sinh tiểu học thường hiếu động, thiếu kiên trì, mà phân môn học Chính tả đòi hỏi phải có quá trình vận động của mắt, vận động của tay, khả năng nghe, nhìn,… có tư duy, có tình cảm, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ, hiểu và viết những gì đọc được Với việc rèn cho học sinh lớp 2 viết đúng và viết đẹp trong giờ Chính tả đòi hỏi có một quá trình lâu dài, nên khi dạy chính tả cho học sinh Tiểu học cần có trực quan sinh động, chữ mẫu chuẩn mực để gây hứng thú cho học sinh hoặc các hình thức tổ chức trò chơi nâng cao kĩ năng rèn chữ viết đúng và đẹp tạo cho không khí giờ học vui tươi, sinh động, góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh 2 Đặc điểm tình hình và số liệu khảo sát: ( Hiện trạng khi chưa thực hiện): Do trường tôi là một trong những trường thuộc xã miền núi, do đó gặp rất nhiều khó khăn nên khi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2 của trường tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1 Thuận lợi: - Về phía học sinh: Các em rất ngoan và có ý thức vươn lên trong học tập + Phần đông các em ở cùng một khu nên thuận lợi cho việc học nhóm ở nhà + Với tỷ lệ nữ 11 em, nam 24 em Trong đó, con em dân tộc thiểu số có 8 em, các em đều ngoan nên việc dạy cũng đỡ vất vả + Đa số các phụ huynh học sinh quan tâm việc học của con em mình thể hiện thành công ở mô hình học bán trú 2 buổi/ ngày, ở sự chuẩn bị cho các em đầy đủ các loại sách vở, đồ dùng học tập cần thiết - Giáo viên: Với 20 năm công tác, có sự say mê với việc rèn chữ viết cho học sinh, được sự chỉ đạo sát sao, sự hướng dẫn nhiệt tình của Ban giám hiệu cùng với sự động viên của các đoàn thể và đồng nghiệp tôi rất yên tâm và nhiệt tình trong công tác giảng dạy + Luôn có tinh thần học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kiến thức và nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm - Về phía Nhà trường: 6 /20 + Nhà trường rất quan tâm trong việc rèn chữ viết cho học sinh nên đã trang bị đầy đủ cho mỗi phòng học một bảng chống loá có dòng kẻ ô li rất hiệu quả cho việc rèn chữ viết cho học sinh + Trong mỗi phòng học có đủ 6 bóng điện thắp sáng, có quạt mát cho mùa hè và học sinh ngồi bàn ghế 2 chỗ rất thuận lợi cho việc giáo viên khi giảng dạy dễ dàng đi đến từng học sinh rèn chữ và kiểm tra việc thực hành viết của các em 2.2 Khó khăn: Một số em ở xa (9km, 6km, 4km, 3km) đi lại vất vả nên không đảm bảo thời gian học tập (trong những hôm trời mưa) - Chữ viết của học sinh trong lớp không đồng đều, các em còn viết sai chính tả rất nhiều, một số em có thói quen cầm bút sai, để vở chưa đúng quy định, ngồi viết chưa đúng tư thế, thực hành viết còn quá chậm, viết xấu, viết cẩu thả,… nên ảnh hưởng đến chất lượng chung của lớp Một số em kinh tế gia đình còn eo hẹp (hộ nghèo) nên đồ dùng học tập còn thiếu 2.3 Khảo sát thực tế qua giờ day: Qua thực tế giờ dạy tôi nhận thấy như sau: - Về giáo viên: + Ưu điểm: Nhiệt tình, truyền thụ đầy đủ nội dung bài học cho học sinh bám sát theo chương trình và sách giáo khoa; chữ viết mẫu của giáo viên đúng chuẩn, dễ quan sát, trình bày khoa học + Hạn chế: Giáo viên chưa tổ chức được nhiều trò chơi trong giờ học cho học sinh nên ít gây hứng thú cho học sinh trong học tập - Về học sinh: + Ưu điểm: Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, có tinh thần thi đua học tập + Hạn chế: Khi luyện tập các em cứ viết theo bản năng mà chưa thực sự chú ý đến việc nắn nót để rèn chữ cho đúng và đẹp - Ở các em còn hiện tượng giấu dốt chưa mạnh dạn trong việc hỏi thầy, hỏi bạn Thời gian học rèn chữ ở nhà còn hạn chế dẫn đến bài viết chưa đẹp * Số liệu khảo sát trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Tôi đã khảo sát qua phiếu học tập và được thực hiện sau khi học tiết chính tả (Tập chép:“ Bạn của Nai nhỏ” (SGK - TV 2 - Tập 1) Nội dung phiếu như sau: PHIẾU HỌC TẬP PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ Bài: Bạn của Nai nhỏ Họ và tên học sinh: …………………………………… Lớp: 2 Em hãy nhìn bảng và chép lại cho đúng chính tả đoạn văn sau: 7 /20 Bạn của Nai Nhỏ Nai Nhỏ xin cha cho đi chơi xa cùng bạn Biết bạn của con khỏe mạnh, thông minh và nhanh nhẹn, cha Nai Nhỏ vẫn lo Khi biết bạn của con dám liều mình cứu người khác, cha Nai Nhỏ mới yên lòng cho con đi chơi với bạn Kết quả của học sinh làm phiếu như sau: Đánh giá chung kết quả theo phiếu như sau: Khi nhận lớp 2A, sau giờ học chính tả đó tôi có chấm bài và có số liệu như sau: TSHS : 32 em SL TL % Viết sai chính tả 28 80 % Viết đúng chính tả 7 20 % Các lỗi sai chính tả của học sinh lớp 2A được chia ra cụ thể như sau: TSHS 32 Viết sai chính tả Độ cao, khoảng cách, quy tắc chính tả 22 Viết đúng chính tả Dấu thanh Vần Phụ âm đầu 5 9 8 7 Cuối tháng 9 năm 2022, tôi chấm vở sạch chữ đẹp và đã phân loại chữ viết của học sinh lớp tôi như sau: Loại A B C TSHS: 32 SL 7 18 10 TL % 20 % 51,4 % 28,6 % 4 Biện pháp thực hiện (Nội dung chủ yếu của sáng kiến kinh nghiệm): Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã kiên trì áp dụng một số biện pháp cụ thể vào tiết dạy rèn chữ Chính tả cho học sinh như sau: Các biện pháp thực hiện : (6 biện pháp) - Biện pháp nêu gương - Hướng dẫn học sinh mua vở, chọn bút - Rèn chữ viết qua các dạng bài Chính tả - Rèn cho học sinh viết đúng cỡ chữ - Rèn cho học sinh kĩ năng viết liền mạch 8 /20 - Biện pháp hỗ trợ Nội dung cụ thể về các biện pháp đó là: 4.1 Biện pháp 1: Biện pháp nêu gương: a Nhiệm vụ: Giáo viên giáo dục cho học sinh thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của chữ viết Từ đó, giúp các em có lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn chữ viết cho đúng và đẹp như chữ mẫu và chữ của các thế hệ trước Mặt khác, tôi còn giảng giải cho các em hiểu được viết đúng và đẹp chữ tiếng Việt còn thể hiện và tôn vinh nét đẹp của văn hoá Việt Góp phần giữ gìn và phát triển cái đẹp của chữ Việt với bạn bè quốc tế b Khó khăn gặp phải: - Giáo viên: Thường dạy theo chương trình hàng tuần của tổ, chưa có sự chuẩn bị nhiều, còn giành ít thời gian đầu tư cho bài dạy, còn ngại làm các đồ dùng dạy học - Học sinh: Thời gian rèn chữ viết ở nhà còn hạn chế, nhiều em còn thiếu các loại sách vở đồ dùng học tập, công việc chuẩn bị học bài, làm bài trước khi đến lớp còn lơ là, bút viết không cùng loại c Biện pháp khắc phục: - Giáo viên: Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo bài dạy về kiến thức cũng như đồ dùng dạy học vì chuẩn bị tốt sẽ có khả năng thành công rất lớn Cụ thể: + Giáo viên cần đọc kĩ, nghiên cứu kĩ nội dung bài viết chính tả trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn,… nắm được mục tiêu kiến thức kĩ năng yêu cầu của bài và xác định được đúng trọng tâm kiến thức mà học sinh cần đạt được sau bài học + Nghiên cứu sách hướng dẫn, sách tham khảo sử dụng có lựa chọn các phương pháp giảng dạy và hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp + Chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết cho bài dạy như: bảng có bài viết mẫu cho học sinh quan sát, phấn màu, thước kẻ,… Tôi đã nêu nhiều tấm gương rèn luyện chữ của người xưa như ông Cao Bá Quát, ông Vương Hi Chi, … Đồng thời cho học sinh quan sát vở của tôi, của những anh chị cùng trường đã được giải viết chữ đẹp của huyện và thành phố được lưu bài viết trong sổ truyền thống của Nhà trường như chữ viết của chị Đinh Thuý Quỳnh, Khuất Thị Thuý Ngân, Phương Thảo, Mai Linh, Trần Yến Nhi, Công Thu Phương, Anh Thơ, Xuân Mai, Nguyễn Nhã Bình, Nguyễn Hải Yến, … Bên cạnh đó chính là các bài viết đẹp của các bạn cùng lớp như: Bích Ngọc, Hồng Giang, Kim Ngân, Trà Hương, Tuyết Mai,…Qua những câu chuyện về thực tế chữ viết của các bạn 9 /20 trước khi được rèn chữ và sau khi được rèn chữ viết giúp các em thêm tin tưởng và quyết tâm rèn luyện chữ viết của mình cho đẹp Mặt khác, tôi giúp học sinh hiểu được câu nói “ Nét chữ, nết người” Người viết chữ đẹp là người có nhiều đức tính tốt, người viết chữ đẹp được người đọc yêu quý tôn trọng Nếu rèn luyện để học sinh có chữ viết đẹp sẽ giúp các em có tính kiên trì, cẩn thận ,… hỗ trợ đạt kết quả cao ở các môn học và đặc biệt là các bài thi - Học sinh: + Chuẩn bị các loại sách vở, sách giáo khoa, vở Chính tả, vở Luyện tập Tiếng Việt, đồ dùng học tập đầy đủ + Học sinh đọc trước bài viết chính tả trong sách giáo khoa từ ở nhà, tập trả lời các câu hỏi ở cuối bài, tập viết trước bài chính tả ra vở chính tả ở nhà + Đến lớp chỗ nào chưa hiểu, chưa nghe rõ thì hỏi thầy - không nên giấu dốt rồi mới viết vào vở d Đánh giá: Khi thực hiện biện pháp này cần đề cao tính tự giác của cả thầy và trò, chuẩn bị tốt đồng nghĩa với việc giáo viên lường trước được các tình huống sư phạm có thể xảy ra Từ đó giúp giáo viên tự tin hơn và thành công hơn trong giờ dạy 4.2 Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh mua vở, chọn bút: a Nhiệm vụ: - Giáo viên nhận lớp và ngay trong buổi họp Hội cha mẹ học sinh trước khi khai giảng đã đưa ra yêu cầu gia đình học sinh mua thống nhất một loại bút máy và cùng sử dụng mực viết màu đen để tiện cho việc rèn chữ có hiệu quả - Quy định học sinh cùng một loại vở viết Chính tả b Khó khăn gặp phải: - Gia đình học sinh đi họp không đầy đủ - Một số gia đình học sinh còn nghèo, đầu năm học cần mua sắm nhiều cho con, nhận thức về vấn đề rèn chữ viết cho học sinh giữa các bậc phụ huynh học sinh không đồng đều nên khó đi đến thống nhất ngay được - Học sinh tận dụng bút cũ đang sử dụng từ các năm học trước c Biện pháp khắc phục: - Tôi hướng dẫn cho học sinh chọn vở 5 li có dòng kẻ rõ ràng, viết không nhoè mực; khuyến khích học sinh dùng bút máy ( không nên dùng bút kim, bút bi) - Tôi chú ý đặc biết đến tư thề ngồi viết đúng cho học sinh, đặt vở hơi chếch khoảng 9 đến 10 độ, cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), điều khiển bút bằng ngón cái và ngón giữa, đầu ngòi bút vào đúng rãnh của hai 10 /20 Khi dạy học sinh chữ theo nhóm giáo viên cho học sinh quan sát nhận xét tìm ra những nét giống nhau của các chữ để vận dụng viết chữ cho đẹp c Rèn cho học sinh viết các nét nối giữa các con chữ: Học sinh thường gặp khó khăn khi viết nét nối giữa các con chữ Các lỗi thường gặp là: khoảng cách giữa các con chữ thưa ( hoặc dày) quá, nét nối vụng về, nét nối đứt đoạn, … Tôi đã phân loại các nét nối để rèn chữ viết cho học sinh Ví dụ: - Nhóm nét móc nối với nét móc: nu, nư… - Nhóm nét cong nối với nét cong: co, ca,… - Nhóm nét móc nối với nét khuyết: nh, ng,… - Nhóm nét khuyết nối với nét khuyết: kh, gh, 4.5 Biện pháp 5: Rèn cho học sinh kĩ năng viết liền mạch: Một số học sinh viết chậm nguyên nhân là các em viết xong một con chữ lại nhấc bút rồi mới đặt bút để viết con chữ tiếp theo, các nét chữ không liền mạch, bị rời rạc, không có sự liên kết trong cả một chữ viết Viết như vậy dễ dẫn đến sai cả độ rộng các con chữ trong một chữ, tốc độ viết cũng bị chậm Do yêu cầu viết đúng chính tả và tốc độ tôi đã rèn cho học sinh lớp tôi viết liền mạch Ví dụ: Khi viết chữ “ trường” tôi hướng dẫn học sinh viết như sau: Bước 1: 15 /20 Bước 2: Bước 3: 4.6 Biện pháp 6: Biện pháp hỗ trợ: Trên thực tế nhiều học sinh có viết từng chữ đẹp song nhìn cả bài viết chưa hài hoà do khoảng cách giữa các nét chữ chưa hợp lí Tôi hướng dẫn học sinh khoảng cách giữa các chữ có độ rộng bằng một con chữ “ o” , khi viết một chữ học sinh viết một chữ “ o” tưởng tượng rồi viết tiếp theo 4 7 Đối với phần bài tập chính tả: a Đối với dạng bài tập chính tả lựa chọn: Yêu cầu đầu tiên đối với các giáo viên là phải phát âm thật chuẩn - Yếu tố gia đình cũng rất quan trọng vì ngay từ khi mới tập nói ở gia đình đã dạy các em nói Mà cổ nhân đã có câu : “ Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn trẻ thơ ” Nên khi còn nhỏ ở gia đình dạy các em nói đúng thì khi lớn lên các em dễ dàng nói tiếng Việt chính xác Từ việc trẻ phát âm chuẩn tiếng Việt yêu cầu học sinh phân biệt các cặp phụ âm dễ lẫn sẽ trở thành đơn giản và nhanh chóng tìm ra đáp án đúng - Cung cấp lại cho các em các quy tắc chính tả mà các em đã bị quên hoặc nhớ không chính xác như: u-ư i k, gh, ngh a-ă-â c o-ô-ơ e-ê iê Ghép với “q” là “u” ( không bao giờ âm “ o” đứng sau phụ âm “ q” ) q 16 /20 u - Nếu bài tập dạng lựa chon là một đoạn thơ tôi hướng dẫn cho các em học sinh nhớ điền âm đầu vào chữ đầu dòng thơ là chữ cái viết hoa Ví dụ: Điền vào chỗ trống l hay n? Đáp án đúng …ăm gian …ều cỏ thấp …e te Ngõ tối đêm sâu đóm lập …òe …ưng dậu phất phơ màu khói nhạt …àn ao lóng …ánh bóng trăng …oe Nguyễn Khuyến Năm gian lều cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe Nguyễn Khuyến b Đối với dạng bài tập điền dấu thanh vào trên các chữ in đậm hoặc điền vần vào từ có âm đầu cho trước: - Giáo viên khai thác triệt để kênh hình và phát âm thật chuẩn các từ ngữ cần điền dấu thanh rồi yêu cầu học sinh ghi vào vở bài tập - Yêu cầu học sinh đọc to câu đó, cho cả lớp quan sát tranh vẽ, thảo luận nhóm đôi rồi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi - Giáo viên gọi 1 học sinh trả lời, nhận xét và chữa bài tập Cuối mỗi tiết dạy bài tập chính tả dạng này với cách dạy như trên tôi thấy hiệu quả rất cao: 100% học sinh hiểu bài, tìm ra lời giải nhanh và đúng Ví dụ 1: Điền vào ô trống r, d hay gi? Đặt dấu Đáp án đúng hỏi hay dấu ngã trên những chữ in Thăm nhà Bác Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bươi cam thơm mát bóng ừa Thăm nhà Bác Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm mát bóng dừa Có ào râm bụt đo hoa quê Như cổng nhà xưa Bác trở về Có bốn mùa au tươi tốt lá Như nhưng ngày cháo bẹ măng tre… Có rào râm bụt đỏ hoa quê Như cổng nhà xưa Bác trở về Có bốn mùa rau tươi tốt lá Như những ngày cháo bẹ măng tre… 17 /20 Nhà Gác đơn sơ một góc vườn Gô thường mộc mạc, chăng mùi sơn ường mây chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn Tố Hữu Nhà Gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn Tố Hữu Ví dụ 2: Điền vào chỗ trống in hay inh? Đáp án đúng - To như cột đ ` - K như bưng - T.` làng nghĩa xóm - K… trên nhường dưới - Ch…… bỏ làm mười - To như cột đình - Kín như bưng - Tình làng nghĩa xóm - Kính trên nhường dưới - Chín bỏ làm mười c Đối với dạng bài tập tìm từ ngữ khi đã biết nghĩa của từ: Đó là vấn đề mà khi họp tổ chuyên môn khối 2 chúng tôi đã thảo luận rất sôi nổi Đối với tiết này tôi luôn thực hiện mềm dẻo các bước sau: - Đọc rõ ràng ý nghĩa của từ ngữ đó cho học sinh nghe - Yêu cầu 1- 2 học sinh đọc lại, cả lớp suy nghĩ tìm từ - Nếu trên 80% học sinh trong lớp đã tìm ra yêu cầu học sinh ghi ra bảng con giáo viên sẽ phát hiện ai đúng, ai sai dể giúp đỡ các em kịp thời bằng cách đưa ra câu gợi ý, tìm ra từ cùng nghĩa ( trái nghĩa) … - Nếu khoảng 1/ 2 số học sinh trong lớp chưa tìm ra từ giáo viên sẽ gợi ý tiếp để học sinh tìm ra từ Khi đó học sinh đọc đồng thanh theo nhóm lớn: Nhóm 1 đọc đố nhóm 2, nhóm 2 trả lời, nhóm 3 làm trọng tài Ví dụ: Tìm các từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã: Đáp án đúng - Chỉ hiện tượng gió rất mạnh, gây mưa to, có sức phá hoại dữ dội - Cùng nghĩa vơi cọp, hùm - Trái nghĩa với bận - bão - hổ - rỗi 4.8 Một số biện pháp khác: 18 /20 Bên cạnh các biện pháp đã nêu trên, trong mỗi tiết dạy học trên lớp tôi còn dùng một số biện pháp khác nhằm phát huy ý thức tích cực rèn chữ viết cho học sinh a Về phía giáo viên: Bản thân tôi luôn chú ý tới chữ viết của mình sao cho mỗi chữ viết cho học sinh đều là chữ mẫu mực để các em học tập như ghi lời nhận xét ở vở của các em, điểm chấm, chữ viết trong sổ liên lạc, ghi nhận xét học bạ và đặc biệt là khi viết trên bảng lớp - Khi trả bài cho các em nhận xét kĩ những ưu điểm, khuyết điểm về chữ viết của học sinh và cách sửa lỗi sai đó ( lỗi sai độ cao, lỗi sai độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ, khoảng cách giữa các chữ với nhau,…) - Các chữ có vần gồm 2 nguyên âm mà có dấu thanh khi phát âm trọng âm dồn vào nguyên âm nào ta viết dấu thanh đó ở trên ( hoặc ở dưới) âm đó - Ví dụ: quà, quả : trọng âm dồn vào nguyên âm “ a” nên khi viết từ “ quà” , “ quả” ta ghi dấu thanh trên chữ “ a” Khi phát âm tiếng “ quạ” trọng ân dồn vào nguyên âm “ a” nên khi viết từ “ quạ” ta ghi dấu nặng dưới chữ “ a” Ví dụ: + Khi phát âm tiếng : “của” , “lụa”, “vừa”, “lửa”, “lụa” trọng âm dồn vào âm “ u”, “ ư” nên khi viết ta ghi dấu thanh trên ( dưới) chữ “ u”, “ ư” - Đối với các chữ có vần gồm 3 chữ cái, có nguyên âm đôi “ iê”, “ yê” “ ươ” hoặc “ uô” mà có dấu thanh thì dấu thanh được ghi vào trên ( hoặc dưới ) chữ cái cuối của nguyên âm đôi - Ví dụ: biển, miến, triển, yểng, yêng, chước, quốc, luộc,… - Mỗi tháng chấm điểm vở sạch chữ đẹp một lần vào cuối tháng và trả vở cho gia đình học sinh xem rồi ghi ý kiến của cha mẹ học sinh vào trang cuối vở để giáo viên biết thông tin ngược của gia đình các em b Về phía gia đình học sinh: Trong mỗi buổi họp phụ huynh học sinh và mỗi lần trao đổi với bố mẹ các em giáo viên luôn nhấn mạnh đến việc rèn chữ viết của học sinh Kính mong bố mẹ và gia đình các em tích cực rèn con ở nhà bằng bàn ghế ngồi học đúng quy cách và góc học tập riêng cho các em ở nơi yên tĩnh và đầy đủ ánh sáng, có bóng điện để chếch phía bên trái bàn học ( không để bóng điện cao quá, không để bóng điện chiếu sáng thẳng vào đầu ) c Về phía nhà trường và xã hội: Các phương tiện thông tin đại chúng nên nêu nhiều tấm gươngviết chữ đẹp và các bài viết của người đó lên để học sinh xem và hướng quyết tâm rèn chữ viết đẹp 19 /20 Về phía nhà trường : Phòng học các lớp 2 nói chung ở trường tôi và lớp 2A do tôi chủ nhiệm đã có đủ bàn ghế 2 chỗ ngồi đúng cách cho học sinh và có đủ ánh sáng vào mùa đông,quạt mát về mùa hè và 100% bảng chống loá có kẻ ô rất thuận lợi cho việc rèn chữ của các em - Nhà trường thường xuyên mở các cuộc thi giao lưu vở sạch chữ đẹp Chọn giáo viên, học sinh viết chữ đẹp 2 vòng vào cuối học kỳ 1 và giữa học kỳ 2 có trao giải và khen thưởng kịp thời các học sinh viết chữ đẹp Động viên các học sinh còn chưa được công nhận nỗ lực kiên trì rèn chữ để có mặt ở các cuộc thi giao lưu viết chữ đẹp năm học sau Hoà chung với không khí thi viết “ Những dòng chữ đẹp hàng tháng ” của trường, tôi còn tổ chức cho học sinh lớp tôi thi đua viết Những dòng chữ đẹp hàng tuần của lớp Những học sinh viết đẹp sẽ được tuyên dương, được tặng dang hiệu “ Cây bút vàng lớp 2A ” nên các em rất phấn khởi hào hứng thi đua rèn và tiến bộ nhanh Đến cuối năm học, tháng 5 năm 2022, tôi khảo sát so sánh kết quả đối chứng với đầu năm học thu được kết quả như sau: * Số liệu khảo sát sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Tôi đã khảo sát qua phiếu học tập và được thực hiện sau khi học tiết chính tả (Tập chép:“ Người làm đồ chơi” (SGK - TV 2 - Tập 2 trang 135) Nội dung phiếu như sau: PHIẾU HỌC TẬP PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ Bài: Người làm đồ chơi Họ và tên học sinh:…………………………………… Lớp : 2 Em hãy nghe - viết cho đúng chính tả đoạn văn sau: Người làm đồ chơi Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu Khi đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được, bác định chuyển nghề về quê làm ruộng Một bạn nhỏ đã lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng Sau giờ học chính tả đó, tôi có chấm bài trên phiếu học tập và có số liệu theo kết quả như sau: TSHS : 32 em Viết sai chính tả Viết đúng chính tả SL 5 27 TL % 15, 6 % 84, 4 % 20 /20 Các lỗi sai chính tả của học sinh lớp 2A được chia ra cụ thể như sau: TSHS Viết sai chính tả Độ cao, khoảng cách, quy tắc chính tả 5 35 Viết đúng chính tả Dấu thanh Vần Phụ âm đầu 1 1 0 30 Cuối năm học 2016 - 2017, tôi chấm vở sạch chữ đẹp và đã phân loại chữ viết của học sinh lớp 2A như sau: Loại A B C TSHS: 35 SL 27 5 0 TL % 88, 4% 11, 6% 0% PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG: Bằng sự kế thừa kinh nghiệm quý báu của các đồng nghiệp và sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân, sự nỗ lực rèn luyện của các em học sinh trong thời gian qua, lớp 2A do tôi chủ nhiệm đã có nhiều tiến bộ rõ rệt về chữ viết và đạt được những thành tích đáng kể Xếp loại vở sạch chữ đẹp các tháng của lớp 2A trong năm học 2022 - 2023 như sau: TSHS LOẠI A LOẠI B LOẠI C 35 SL TL SL TL SL TL THÁNG 9 7 20, 0% 18 51, 4% 10 28, 6% THÁNG 10 9 25, 7% 20 57, 1% 6 17, 2% THÁNG 11 14 40, 0% 18 51, 4% 3 8, 6% THÁNG 12 20 57, 1% 13 37, 1% 2 5, 8% 21 /20 0 THÁNG 1 26 74, 3% 9 25, 7% THÁNG 2 28 80, 0% 7 20, 0 % THÁNG 3 29 82, 9% 6 17, 1% THÁNG 4 30 85, 8% 5 14, 2% 0 THÁNG 5 33 94, 3% 2 5, 7% 0 0 0 0% 0% 0% Cuối năm học, vở Chính tả của học sinh lớp 2A được xếp loại như sau: - Xếp loại A đạt 33 em = 94, 3 % - Xếp loại B đạt 2 em = 5, 7 % Không có học sinh nào có chữ viết xếp loại C TSHS KẾT QUẢ MÔN TOÁN BẰNG ĐIỂM SỐ 32 em TSHS được ĐG: 32 em Đầu năm học SL TL Cuối học kỳ I SL TL Điểm 10 2 6, 2% Điểm 9 3 9, 4% Điểm 7 - 8 20 62, 5% Điểm 5 - 6 7 21, 9% Điểm < 5 0 0% Ngoài ra, trong năm học 2021 – được những thành tích sau: Kỳ thi Cấp tổ chức Viết chữ đẹp 18 4 10 0 0 2022, Giải Nhất Cuối năm học SL TL 56, 3% 12, 5% 31, 2% 0% 0% học sinh lớp 19 9 4 59, 4% 28, 1% 12, 5% 0% 0% 2A của tôi còn đạt Giải Nhì Giải Ba Giải KK Trường 2 1 9 Giải Toán Tiếng Việt trên Internét Trường 2 5 9 Huyện 1 Trạng nhí tiếng Anh Victoria Thành phố 1 1 2 Tập thể lớp tôi chủ nhiệm đạt Lớp Tiên tiến và Vở sạch chữ đẹp, Giải Nhất trong cuộc thi trang trí lớp học; Giải Nhì trong cuộc thi Văn nghệ và Đồng diễn múa hát tập thể chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 22 /20 Trên đây là một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình giảng dạy của bản thân tôi giúp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh lớp 2 giải Toán tốt Thời gian thực hiện đề tài có một năm học trong phạm vi 32 học sinh của lớp 2A nên không tránh khỏi những hạn chế Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn Qua cuộc thi Viết chữ đẹp cấp trường, kết quả đạt được như sau: có 2 học sinh lớp 2A đạt giải Nhì cuộc thi sviết chữ đẹp cấp trường Đồng thời, trong cuộc thi Viết chữ đẹp cấp huyện năm học 2021 - 2022 vừa qua, 2 học sinh lớp 2A dự thi Kết quả có 1 em học sinh đạt giải Ba và 1 em đạt giải Khuyến khích Viết chữ đẹp cấp huyện Ngoài ra, trong năm học 2021 - 2022 này lớp 2A có 2 em đạt giải Nhì và 1 em đạt giải Ba kì thi Toán Internet cấp trường; Trong đó có 1 em đạt giải Ba Toán Internet cấp huyện Trên đây là một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình giảng dạy của bản thân tôi giúp học sinh lớp 2 rèn chữ viết đẹp có hiệu quả tốt Thời gian thực hiện đề tài có một năm học trong phạm vi 35 học sinh của lớp 2A nên không tránh khỏi những hạn chế Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn 2 CÁC ĐỀ XUẤT - KHUYẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Sau quá trình thực hiện đề tài này tôi có một số ý kiến nhỏ sau: a Về phía Phòng Giáo dục và Đào tạo: - Phòng Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức thường xuyên các buổi chuyên đề cho giáo viên các trường về vấn đề rèn chữ viết đẹp cho học sinh - Duy trì đều đặn cuộc thi Viết chữ đẹp cấp huyện cho học sinh Tiểu học định kỳ mỗi năm một lần b Về phía các nhà trường Tiểu học: - Các Nhà trường nên tổ chức các buổi toạ đàm và tổ chức các buổi giao lưu về vấn đề rèn chữ viết đẹp cho học sinh Các thầy cô giáo viết chữ đẹp trong trường sẽ nêu ra các biện pháp rèn chữ đẹp hiệu quả để bạn bè đồng nghiệp học tập nâng cao chuyên môn - Coi trọng vấn đề Rèn chữ đẹp - Giữ vở sạch cho học sinh trong trường học - Các Nhà trường nên thực sự quan tâm đến việc rèn chữ cho học sinh trường mình bằng cách thắp sáng cho học sinh kết hợp cả hai loại bóng đèn tròn và đèn tuýp c Về phía giáo viên: 23 /20 - Mỗi giáo viên cần rèn chữ viết của bản thân thực sự trở thành chữ mẫu chuẩn để học sinh học tập - Ngay từ đầu năm học mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp nên hướng dẫn học sinh lớp mình cách chọn vở, mua bút máy và quy định cả lớp viết cùng một màu mực d Về phía gia đình học sinh: - Các gia đình cần quan tâm thực sự và thường xuyên đến việc rèn chữ viết của con em mình - Hằng ngày cần kết hợp với giáo viên kiểm tra vở và rèn chữ viết cho các con Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy phân môn Chính tả thuộc bộ môn Tiếng Việt Với thời gian nghiên cứu, thực nghiệm trong một năm học và trong phạm vi lớp 2A gồm 35 học sinh nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế Vậy tôi kính mong nhận được những góp ý trân thành của các bạn đồng nghiệp, của Hội Đồng khoa học cơ sở và đặc biệt là ý kiến đóng góp của các Hội Đồng khoa học cấp trên cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và được ứng dụng rộng hơn trong giảng dạy Tôi xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và có trách nhiệm của các đồng chí ở tổ 2 nói riêng, các bạn đồng nghiệp nói chung và đặc biệt là Ban giám hiệu nhà trường để tôi thực hiện thành công được sáng kiến kinh nghiệm này Tôi xin trân thành cảm ơn ! Tôi xin cam đoan Sáng kiến kinh nghiệm này là do tự tôi viết, không sao chép nội dung của người khác 24 /20 TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÀI LIỆU Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo Dục và Đào 1 2 3 4 5 6 7 tạo Điều lệ nhà trường Báo Giáo dục và thời đại Tập san Giáo dục Tiểu học Dạy Tập viết ở trường Tiểu học Vở Tập viết lớp 2 ( Tập 1 + 2) Vở Luyện viết chữ đẹp lớp 2 ( Tập 1 + 2) Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu 8 9 10 học Nét chữ - Nết người Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 - Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội 25 /20 GHI CHÚ Phầ n Mục Phầ n thứ nhất MỤC LỤC Nội dung Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1-4 1 1 Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp rèn chữ viết đúng và đẹp cho học sinh lớp 2 trong các tiết Chính tả ” 1 2 2 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm 1 3 3 Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 2 4 4 Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm 5 5 Đối tượng nghiên cứu 6 6 Đối tượng khảo sát 7 7 Phương pháp nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm 8 Thời gian và phạm vi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 8.1 Thời gian và phạm vi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm Phạm vi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 8.2 26 /20 3 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ( NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI) 1 5 - 21 Cơ sở khoa học của việc chọn sáng kiến kinh nghiệm: 1.1 1.1.1 Cơ sơ lí luận: Cơ sở tâm lý: 1.1.2 1.1.3 Cơ sở giáo dục: Cơ sở thực tiễn: 1.2 2 Cơ sở tâm lí: Đặc điểm tình hình và số liệu khảo sát: ( Hiện trạng khi chưa thực hiện) 2.1 Thuận lợi 2.2 3 Khó khăn Biện pháp thực hiện (Nội dung chủ yếu của sáng kiến kinh nghiệm) Kết luận và khuyến nghị Phần thứ ba 1 Kết quả thực hiện có só sánh đối chứng 2 Các đề xuất – khuyến nghị sau quá trình thực hiện đề tài 27 /20 22 - 24 Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ Ngày…… tháng… năm 2022 Chủ tịch Hội đồng …………………… ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ngày……… tháng…… năm 2022 Chủ tịch Hội đồng 28 /20 …………………… 29 /20 ... tả cho học sinh sau: Các biện pháp thực : (6 biện pháp) - Biện pháp nêu gương - Hướng dẫn học sinh mua vở, chọn bút - Rèn chữ viết qua dạng Chính tả - Rèn cho học sinh viết cỡ chữ - Rèn cho học. .. nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp tiết Chính tả” việc rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 2A qua phân mơn Chính tả Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:... Qua thi Viết chữ đẹp cấp trường, kết đạt sau: có học sinh lớp 2A đạt giải Nhì thi sviết chữ đẹp cấp trường Đồng thời, thi Viết chữ đẹp cấp huyện năm học 20 21 - 20 22 vừa qua, học sinh lớp 2A dự