Bí quyếtgópý cho đồngnghiệp
Trong quá trình làm việc hẳn sẽ có những lúc đồngnghiệp mắc sai lầm hoặc có lời
nói, hành động ảnh hưởng tới bạn và cả phòng. Khi đó, bạn cần đưa ra gópý để
đồng nghiệp sửa sai.
Khi nêu ý kiến của mình, bạn phải khéo léo và thể hiện sự chân thành, tránh để
đồng nghiệp rơi vào tình trạng tiêu cực hay cảm thấy bạn muốn "dạy khôn" họ.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn vừa gópý hiệu quả vừa "nuôi dưỡng" mối
quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp:
Hỏi ý kiến trực tiếp đồngnghiệp
Trước khi nêu vấn đề, hãy hỏi ý kiến đồngnghiệp xem bạn có thể nói trực tiếp và
thẳng thắn hay không. Hãy hẹn một thời gian phù hợp để nói chuyện riêng với
anh/ cô ấy và nói một cách ngoại giao như "Tôi thấy gần đây anh/ chị gặp nhiều
chuyện không may trong công việc và tôi rất muốn giúp đỡ anh/ chị. Liệu tôi có
thể đưa ra một vài gópý để anh/ chị cải thiện tình hình này được không?". Anh/ cô
ấy hẳn sẽ không từ chối sự giúp đỡ của bạn.
Bằng cách hỏi ý kiến, bạn sẽ giải tỏa phản ứng chống đối bản năng của đồng
nghiệp và khiến cho cuộc nói chuyện cởi mở hơn.
Nêu kinh nghiệm của bản thân
Sau khi nhận được sự đồng ý, hãy nêu vấn đề từ kinh nghiệm riêng của bạn.
Chẳng hạn "Hồi bắt đầu thực hiện một dự án tương tự cách đây vài năm, tôi cũng
rơi vào tình trạng như anh/ chị. Khi đó tôi đã giải quyết bằng cách ". Tạo ra sự
liên quan này, bạn thể hiện sự chân thành của mình và muốn nêu ý kiến mang tính
xây dựng chođồng nghiệp.
Trình bày vấn đề ngắn gọn và trực tiếp
Do không muốn đồngnghiệpbị tổn thương, bạn có thể trình bày vấn đề một cách
dông dài, vòng vo, không liên quan. Nhưng làm như vậy có thể khiến đồngnghiệp
bối rối khó hiểu và mục đích gópý tích cực của bạn sẽ không thành. Thay vào đó,
hãy dùng lời lẽ mềm mỏng và nêu vấn đề một cách ngắn gọn, trực tiếp.
Khuyến khích đồngnghiệp chia sẻ
Bất cứ cuộc trao đổi nào cũng phải là đối thoại hai chiều. Sau khi thể hiện quan
điểm của mình, hãy cởi mở thảo luận vấn đề sâu sắc hơn với đồng nghiệp. Hãy hỏi
xem ý kiến của đồngnghiệp ra sao và họ có thể chia sẻ với bạn nguyên nhân khiến
họ có hành động/ lời nói sai lầm.
Hai người cũng có thể thống nhất sự thay đổi. Hơn nữa, hỏi lại và lắng nghe ý kiến
của anh/ cô ấy sẽ giúp bạn chắc chắn rằng những điều mình vừa nói không bịđồng
nghiệp hiểu theo ý khác.
Tránh khiến đồngnghiệp cảm thấy mặc cảm về bản thân
Nếu gópý không đúng cách, bạn có thể khiến đồngnghiệp mặc cảm rằng mình là
người yếu kém, thiếu năng lực. Để tránh tình trạng này, bạn nên nhấn mạnh sai
lầm là một phần của quá trình học hỏi và điều quan trọng là họ biết ra bài học từ
góp ý của người khác để tránh sai lầm tương tự trong tương lai.
Cuối cùng, hãy cảm ơn đồngnghiệp vì đã cho phép bạn chia sẻ ý kiến của mình.
Suy cho cùng, đây cũng là cơ hội để bạn tự học hỏi và phát triển bản thân trong
công việc, mối quan hệ và cuộc sống. Dù gópý của bạn được nhìn nhận theo cách
tiêu cực hay tích cực tùy vào đồng nghiệp, nhưng ít nhất bạn đã cố gắng để giúp
họ trở nên tốt hơn.
. Bí quyết góp ý cho đồng nghiệp
Trong quá trình làm việc hẳn sẽ có những lúc đồng nghiệp mắc sai lầm hoặc có lời
nói,. vừa góp ý hiệu quả vừa "nuôi dưỡng" mối
quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp:
Hỏi ý kiến trực tiếp đồng nghiệp
Trước khi nêu vấn đề, hãy hỏi ý