1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Những hiểu biết chung nhất về bệnh trầm cảm pptx

10 806 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 603,28 KB

Nội dung

Những hiểu biết chung nhất về bệnh trầm cảm Thế giới hiện nay có khoảng 121 triệu người khổ sở vì trầm cảm. Đây là chứng bệnh không “khó tính”, có thể tấn công bất cứ ai, song chủ yếu là đối tượng thuộc nhóm tuổi từ 20 đến 40. Bệnh biểu hiện rất đa dạng. Ở người này xuất hiện bất ngờ, ở người khác – từ từ, từng bước một. Từ những thay đổi tính khí thông thường (vẫn được coi như trạng thái u sầu hoặc suy sụp tinh thần), bệnh khác nhau ở mức độ nghiêm trọng và thời gian duy trì triệu chứng lâu hơn – tình trạng có thể dẫn đến khó khăn trong nỗ lực tự xoay sở với những nghĩa vụ thường nhật. Có thể xếp những biểu hiện dưới đây như triệu chứng trầm cảm hay gặp nhất: 1- Tâm trạng buồn rầu 2- Trạng thái u uất 3- Chán nản 4- Tâm hồn trống trải 5- Thiếu hưng phấn sáng tạo 6- Những rối loạn tập trung 7- Rối loạn giấc ngủ 8- Chán ăn 9- Những rắc rối về thể chất (đau tim, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa…) 10- Cảm giác có lỗi và tự ti Cho dù từ lâu trầm cảm đã trở thành vấn đề phổ biến, song ngay tại các quốc gia công nghiệp đã phát triển, khoảng 50-60% nạn nhân chứng bệnh này vẫn chưa tận dụng sự trợ giúp của y học. Xin giới thiệu cuộc trò chuyện thú vị của phóng viên PAP với GS Lukasz Swiecick, giám đốc Bệnh viện Tâm lý trị liệu Ba Lan. + Theo giáo sư, thế giới có nhiều bệnh nhân trầm cảm? - Nhiều, nhưng không cần nhớ, bởi đa số các rối loạn trầm cảm có diễn biến khá “êm”. Những dạng trầm cảm kinh điển, nghiêm trọng – hoặc trong tiến triển bệnh dễ xúc động đa tuyến, hoặc đơn tuyến, theo tôi, chiếm khoảng 2- 3% dân số thế giới. + Bệnh trầm cảm dễ xúc động đa tuyến khác đơn tuyến ở điểm gì? - Với trường hợp trầm cảm đa tuyến, ngoài những làn sóng trầm cảm thông thường, còn xuất hiện những làn sóng điên khùng. Trong làn sóng thứ nhất bệnh nhân ủ dột, u sầu, mệt mỏi, thiếu sinh lực; giai đoạn hai – thừa năng lượng, rất dễ có những hành động bột phát, thiếu suy nghĩ, thường gây phiền toái cho đồng loại và có thể làm những việc bất thường, kể cả tự tử. Với trầm cảm thông thường – bệnh nhân nhìn chung không “hiện hình”; trái lại với trầm cảm điên khùng – thấy rõ ở mọi nơi có mặt. Với bệnh đơn tuyến, chỉ xuất hiện những giai đoạn trầm cảm – kéo dài hơn nhiều so với bệnh đa tuyến. Việc xác định thời điểm phục hồi sức khỏe cũng khó hơn. Có thể so sánh với tình trạng nhức đầu. Vào thời điểm, thí dụ tôi đang nhức đầu, tôi biết rõ, bản thân đang bị. Tuy nhiên nếu như sau đó ai hỏi tôi: đã hết nhức đầu lúc nào? – Tôi sẽ rất khó xác định thời điểm. Tình trạng như vậy xảy ra đúng với trầm cảm đơn tuyến – nó rút lui theo cách nạn nhân khó nhận biết. Trái lại với trường hợp đa tuyến bệnh nhân có thể tuyên bố: - “Đến 15 giờ 15 phút tôi còn là nhân vật bỏ đi. Sau 15 giờ 15 phút – giống như Thượng đế chạm tay vào người tôi – tôi có thể làm mọi việc”. Đó là sự khác biệt rất đặc trưng giữa hai dạng bệnh. + Còn những dạng rối loạn trầm cảm khác? - Khá thường xuyên là trầm cảm thần kinh. Ở đây nền tảng nguồn gốc tâm lý rất rõ. Thí dụ do hậu quả chấn thương tâm lý nào đó, nhân vật suốt thời gian dài cảm thấy buồn rầu, chán nản, thiếu sức sống. Nguyên nhân trầm cảm không có nền tảng sinh học, bệnh không tự sinh ra trong con người – nó xuất hiện từ bên ngoài. Trong phạm trù nhất định, với không ít trường hợp, đó chỉ là vấn đề cá tính – đơn giản, có những người lúc nào cũng “đượm buồn”. Một trong những chuẩn mực nhận biết trầm cảm kinh điển là dấu hiệu: trạng thái hiện tại rõ ràng khác hẳn thời gian trước đó. Ai đó u buồn, thiếu sức sống, bị rối loạn giấc ngủ…vẫn chưa đủ triệu chứng để kết luận. Có những triệu chứng ấy, nhưng với câu hỏi “Từ khi nào?”, đối tượng trả lời: “Từ ngày mới sinh ra”. Đối tượng đã có chúng từ hồi học tiểu học, trung học, đại học và sau này cũng vậy. Với đối tượng đó là trạng thái ổn định, một dạng “nét đẹp” riêng. Nạn nhân bị trầm cảm thần kinh hoặc những rối loạn cá tính trầm cảm, nhưng không phải trầm cảm kinh điển. Trong trường hợp này không nên dùng thuốc; chỉ nên áp dụng liệu pháp tâm lý, bởi nó sẽ là giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất. + Trong sự hiểu biết phổ biến, trầm cảm cần có nguyên nhân rõ ràng. “Người thân qua đời, ly hôn, thất nghiệp, uất ức – bất lực vì hành động gian dối của đồng nghiệp…”. - Đã có thời giới nghiên cứu thậm chí đã tiến hành điều tra về chủ đề này. Kết quả, trong cảm nhận của mọi người, lý do trầm cảm hay gặp nhất là công việc căng thẳng; thất vọng vì tình đứng thứ hai. Chỉ có điều, thực tế tất cả công việc đều có thể căng thẳng và còn căng thẳng hơn – một khi thất nghiệp. Tôi cho rằng, không nên mất thời gian tìm kiếm nguyên nhân, mặt khác thiên hạ chắc chắn đã xếp hang từ lâu. Tôi biết, rất khó tin, khi khẳng định, trầm cảm có thể không có nguyên nhân nhân rõ ràng, nhất là theo quy luật - bệnh nhân thừa nhận, có tồn tại nguyên nhân như vậy. Tuy nhiên một khi chất vấn đến cùng, sự thật sẽ chứng tỏ: cho dù trong đời đối tượng từng nhiều lần xảy ra cùng nguyên nhân, hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn, song không hề bị trầm cảm. Tôi cho rằng, tất cả chúng ta đều có thiên hướng trầm cảm di truyền nào đó, chỉ có điều, một số có thiên hướng cực đại, đa số - cực tiểu. Với những người thứ nhất, sự thực chỉ cần nhân tố không lớn để kích thích chứng bệnh bùng phát; với số đông còn lại – cần có nhân tố kích thích rất mạnh. Để hiểu mối quan hệ giữa trầm cảm và nhân tố bên ngoài thuận lợi với nó, có thể liên tưởng đến máy ảnh. Có máy ảnh và mảnh phim đã lọt ánh sáng. Có nghĩa, hình ảnh đã được chụp, song ảnh vẫn chưa rửa. Câu hỏi: Chúng ta đã có ảnh hay chưa có? Câu trả lời: chúng ta có tấm ảnh tiềm tàng. Phòng tối và thuốc rửa ảnh là nhân tố bên ngoài. Nếu ảnh chưa được rửa, sẽ không ai nhìn thấy nó – giống như chưa bao giờ có nó. Nếu đã rửa, sẽ có. Sinh học con người làm cho chúng ta có tấm ảnh tiềm năng trong người – đó là trầm cảm. Tuy nhiên thực tế cuộc sống có thể xảy ra không ít điều phi lý, bởi một số nhân tố stress, thay vì gây ra trầm cảm, trái lại – kích thích linh tính tự vệ và phát huy tác dụng chống trầm cảm. Kết quả ghi chép thực tế cuộc sống tù nhân các “địa ngục trần gian” và các trại tập trung thế giới cho thấy: ở đó không hề xảy ra dịch tự tử. Những cá thể bị giam cầm trong những điều kiện đặc biệt hà khắc, trong mối đe dọa mất mạng thường trực, không hề bị trầm cảm, hơn thế - họ còn chứng tỏ nghị lực phi thường – sức mạnh cho phép họ tồn tại bất chấp mọi tai ương. Trong trường hợp nhiều người bệnh có thể nói, họ chỉ rơi vào trầm cảm, khi họ “có thể tự cho phép mình”. Thí dụ ai đó rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bởi phải chăm sóc người thân ốm nặng. Trong giai đoạn đầu đối tượng cố gắng tự xoay sở - rất cực nhọc, song vẫn làm được. Sau đó người ốm qua đời và khi ấy người chăm sóc “sụp đổ” hoàn toàn. Lý do không phải phản ứng với tang lễ, mà bởi đối tượng đã buông xuôi và tự “cho phép” mình trầm cảm. Cũng có những trường hợp trầm cảm do “hoàn thành ước nguyện”. Con người đi qua cuộc đời bằng con đường đã định trước, thí dụ thăng quan và sau đó rơi vào trầm cảm – sau khi đã leo lên tột đỉnh. + Các triệu chứng trầm cảm có thể xuất hiện bất chợt hoặc tiến triển suốt thời gian dài… - Với bệnh đơn tuyến và trầm cảm thần kinh triệu chứng tiến triển rất lâu. Bản thân người bệnh thường không thể nắm bắt. Mãi đến khi bạn bè hoặc người thân bất ngờ nhận thấy, thí dụ mới năm ngoái còn là cô gái hoàn toàn bình thường, bây giờ thay đổi đến mức không thể trò chuyện. Trái lại trong diễn biến bệnh dễ xúc động đa cực thường chứng kiến, đối tượng hoàn toàn khỏe mạnh – lúc đặt lưng xuống giường, song thức dậy trong địa ngục, chìm đắm trong “bóng đêm khổ đau”. Có những bệnh nhân trải qua những chu kỳ như thế vài lần trong ngày. Bản thân học không còn biết, họ buồn, hay vui – họ khóc và cười trong cùng thời gian. Trong tâm can họ cảm thấy cực kỳ khó chịu, hoàn toàn mất phương hướng. Nhiều người bệnh có ý định tự tử nghiêm túc trong tình cảnh như thế. Đó đã là sự cố điều chỉnh cảm xúc toàn diện. + Theo giáo sư, nỗi buồn trầm cảm khác nỗi buồn thỉnh thoảng chũng ta trải nghiệm ở điểm nào? - Buồn trầm cảm tập trung vào bản thân. Có thực tế phi lý: rất khó làm bệnh nhân trầm cảm đau buồn, bởi đối tượng trơ lỳ với tất cả những gì tác động từ bên ngoài. Sự thực trầm cảm là tình trạng mất cảm giác, tình trạng trơ lỳ ở mức độ lớn hơn so với nỗi buồn bình thường. Trong tiếng La tinh thậm chí có cả thuật ngữ “sự tê dại đau đớn” – cùng lúc cảm thấy đau và cùng lúc không cảm thấy gì. + Nghe nói, trầm cảm cũng có thể là “bạn chiến đấu” của nhiều bệnh khác… - Trầm cảm có hàng lọat “chiến hữu”. Chúng là các bệnh ung thư, tiểu đường, động kinh, thoái hóa đốt sống. Những người sau tai biến não và nhồi máu cơ tim cũng có thể khổ sở vì lý do trầm cảm. . Những hiểu biết chung nhất về bệnh trầm cảm Thế giới hiện nay có khoảng 121 triệu người khổ sở vì trầm cảm. Đây là chứng bệnh không “khó. thế giới. + Bệnh trầm cảm dễ xúc động đa tuyến khác đơn tuyến ở điểm gì? - Với trường hợp trầm cảm đa tuyến, ngoài những làn sóng trầm cảm thông thường,

Ngày đăng: 14/03/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w