1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Con đường nào đưa doanh nghiệp tư nhân đến với ODA docx

4 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 107,96 KB

Nội dung

Con đường nào đưa doanh nghiệp nhân đến với ODA Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 14-NQ/TW (khóa IX), Ban bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đang, các cơ quan Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương làm tốt nhiều công việc chủ yếu, trong đó chú trọng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về pháp luật, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính có liên quan nhằm hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa khu vực kinh tế nhân phát triển, trong đó có một yêu cầu quan trọng là xây dựng cơ chế để doanh nghiệp nhân được vay vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) như các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhân rất phấn khởi hoan nghênh chủ trương của Đảng cho phép họ vay vốn ODA bình đẳng như các doanh nghiệp nhà nước. Đây không chỉ là một sự giải tỏa về tâm ly bức xúc về bất bình đẳng công bây lâu nay trong viêc tiếp cận và sử dụng nguồn lực công, không chỉ đơn thuân là sự đáp ứng cơn khát vốn của khu vực nhân, mà hơn thế nữa đó là sự đột phá chính sách đối với việc sử dụng nguồn vốn ODA một cách có hiệu quả mà cho đến nay vẫn khép kín dành cho các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước. Sự hồ hởi của khu vực kinh tế nhân về chủ trương mới này thật dễ hiểu như “đất bị han hán lâu ngày gặp được trận mưa “nhất là trong nghịch cảnh “người ăn chẳng hết, kẻ lần chẳng ra“, ám chỉ tổng vốn ODA đã ký kết trong thời kỳ 2006- 2010 bấy lâu nay độc quyền trong tay các bộ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước lên tới 22,2 tỷ USD, song mới chỉ giải ngân được 13,8 tỷ USD, đạt khoảng hơn 60 %, trong khi đó tiền thuế của dân đang phải trả phí cam kết cho nhà tài trợ đối với số vốn chưa giải ngân tồn đọng trên các trang giấy của các Hiêp định vay vốn ODA đã ký kết. Chưa hết, đại đa số các công trình ODA mang lại hiệu quả kinh tê-xã hôi cho đất nước, được cả chúng ta lẫn các nhà tài trợ thừa nhận, song cũng đáng buồn có những hạt sạn gây quan ngại của người dân và xã hội về hiệu quả và chất lượng của một số dự án ODA mà các bộ, địa phương là cơ quan chủ quản hoặc là chủ đầu đã để xẩy ra những vụ việc như hầm đương bộ vừa cắt băng khánh thành đã biến thành sông giưa lòng thành phố sau trận mưa rào mùa hạ, hoặc một số người trong Ban quản lýcác dự án trị giá cả trăm triệu, thậm chí cả tỷ USD lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm càn, hối lộ, tham nhũng… Nhiều doanh nghiệp nhân đón nhận chủ trương mới này rât “hồn nhiên“ coi như như một lẽ tự nhiên phải thế. Bởi vây, ngay lập tức đã có nhiều doanh nghiêp nhân gửi công văn tới cơ quan chức năng về quản lý ODA đề nghị được vay nguồn vốn này, kể cả doanh nghiệp sản xuất nước mắm, là thư nước chấm khoái khẩu của dân Việt. Có lẽ những doanh nghiệp này chưa nhận thức hết thực tế khó khăn, phức tạp để một chủ trương mới đi vào cuộc sống mà trước hết phải khắc phục duy cố hữu xem vốn ODA là “lãnh địa riêng“ của các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước, thứ đến là phải có chính sách minh bạch và cơ chế bảo đảm bình đăng đối với việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn công này. Thực vậy, một năm sắp trôi qua kể từ khi Ban bí thư có chủ trương cho phép doanh nghiệp nhân vay vốn ODA, song cho đến nay những chính sách, cơ chế để hiện thực hóa chủ trương này mới chỉ ngưng đọng ở những ý tưởng ban đầu. Vậy thực chât của việc nhân vay vốn ODA là gì và có những con đường nào để hiện thực hóa chủ trương này của Đảng? Ai cũng biết, ODA (viện trợ không hoàn lại và vốn vay) là nguồn vốn mà Chính phủ nước ngoài và các định chế tài chính quốc tế, các tổ chức quốc tế và liên Chính phủ dành cho Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển ưu tiên, trước hết là để phát triển các công trình công ích quốc gia. Tuy nhiên, xuất phát từ định nghĩa này lâu nay chúng ta coi người thụ hưởng ODA đương nhiên là khu vực nhà nước (các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương) được tiếp nhận quản lý và thụ hưởng vốn ODA để thực hiện các dự án cơ sở hạ tâng kinh tế và xã hội, mặc dù trên thực tế trong nhiều trường hợp doanh nghiệp nhân có thể làm tốt hơn công việc này xét về hiệu quả, chất lượng cũng như chi phí. Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn ODA dành cho Việt Nam không phải là lớn, chỉ chiếm khoảng 3-4 % GDP trong thời kỳ 2006-2010, song năng lực hấp thụ vốn của các bộ, địa phương và doanh nghiệp nhà nước yếu, mức giải ngân vốn của các đinh chế tài chính quốc tế và nhà tài trợ chủ chốt như WB, ADB, Nhật Bản thường thấp hơn mức giải ngân bình quân trong khu vực . Nếu doanh nghiệp nhân được sử dụng ODA thi họ sẽ góp phần nâng cao khả năng hấp thụ vốn ODA của Việt Nam, và điều này rất quan trọng vì nhà tài trợ thường căn cứ vào khả năng hấp thụ vốn để xem xét việc tăng vốn cho nước nhận ODA Ngoài ra, doanh nghiệp nhân còn bỏ thêm vốn của họ cùng với ODA thông qua nhiều hình thức như công tư-hợp tác (PPP) để làm cho tổng vốn đầu lớn hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đầu phát triển kết cấu hạ tầng. Việc sử dụng ODA để hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế nhân đã được các nhà tài trợ đề ra từ lâu trước khi ODA được nối lại cho Việt Nam vào năm 1993. Năm 1992, Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC) của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD)-Cơ quan hoạch định và khuyến nghị chính sách viện trợ phát triển toàn cầu đã đề ra nhưng nguyên tắc đối với hiệu quả viện trợ, trong đó có những khuyến nghị chính sách sử dụng ODA để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế nhân tại các nước đang phát triển (Development Assistance Manual: DAC Principles For Effective Aid,OECD Paris,1992.Tr. 17,Tr.58). Ở nước ta, ý tưởng về sự bình đẳng gữa các thành phần kinh tế trong tiếp cận và sử dụng vốn ODA cũng đa manh nha từ 6-7 năm trước trong quá trình bổ sung và sửa đổi Nghị định 17 CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA. Song lúc đó điều kiện chưa chín muồi vì chưa có chủ trương liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế cũng đã có một vài trường hợp doanh nghiệp nhân được thụ hưởng vốn vay ODA như hạn mức tín dụng của Đan Mạch dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự án tín dụng hai bước hỗ trợ phát triển khu vực nhân của Nhật Bản, tín dụng vi mô của nhiều tổ chức quốc tế dành cho phụ nữ và nông dân nghèo… Kết của các dự án này rất khả quan không có doanh nghiệp nhân nào được vay vốn ODA mà có nợ quá hạn. Song đó cũng mới chỉ là một vài trường hợp cá biệt và không phải “danh chính, ngôn thuận“. Để doanh nghiệp nhân có thể vay vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) như các doanh nghiệp nhà nước cần bắt đầu băng việc xác định công khai và minh bạch trong chính sách sử dụng nguồn vốn này rằng tất cả các thành phần kinh tế, không phân biệt nhà nước hay nhân nếu tán thành mục đích đích của ODA, cùng chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và rủi ro với Chính phủ đều bình đăng trong việc tiếp cận và sử dụng ODA để phục vụ các định hướng phát triển ưu tiên của nhà nước. Để đưa chính sách này vào cuộc sông cần thiết kế một thể chế quản lý với những cơ chế và những thủ tục hành chính vừa tuân thủ luật pháp Việt Nam vừa hài hòa hóa với chính sách, quy trình và thủ tục của nhà tài trợ . Con đường nào đưa doanh nghiệp tư nhân đến với ODA Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 14-NQ/TW. các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân rất phấn khởi hoan nghênh chủ trương của Đảng cho phép họ vay vốn ODA bình đẳng như các doanh nghiệp

Ngày đăng: 14/03/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w