1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nam tiến sự chi viện lực lượng quân sự kịp thời, hiệu quả trong những măm đầu kháng chiến chống thực dân pháp ở miền nam

5 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Trang 1

a

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VE LICH SU BANG @

NAM TIEN - SU CHI VIEN LUC LUONG QUAN SU KIP THO, HIỆU QUA TRONG NHỮNG NAM ĐẦU KHÁNG CHIẾN

(HỐNG THỰC DÂN PHÁP Ở MIỄN NAM

PGS, TS NGUYÊN XUÂN TÚ

Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

TS LÊ THỊ HÒNG

Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng

Tóm tắt: Ngày 23-9-1945, quân đội Pháp đã nổ súng đánh chiếm các mục tiêu ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai Ngày 26-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi

đồng bào Nam Bộ kháng chiến, cũng như đồng bào cả nước hết lòng giúp sức vì miền Nam ruột thịt Từ

tháng 9-1945 đến cuối năm 1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào Nam tiến diễn ra sôi nổi, huy động sức người, sức của, nhất là lực lượng quân sự chỉ viện kịp thời

và hiệu quả cho miền Nam kháng chiến, góp phần làm thất bại bước đầu âm mưu đánh nhanh của thực

dân Pháp Phong trào Nam tiến thể hiện quyết định sáng suốt, táo bạo của Đảng và Chủ tịch Hồ (hí Minh trong tổ chức và sử dụng lực lượng quân sự chỉ viện cho miền Nam ngay từ những ngày đầu kháng

chiến chống thực dân Pháp

Từ khóa: Chỉ đội Nam tiến; chỉ viện; lực lượng quân sự; kháng chiến chống thực dân Pháp; miền Nam

1 Các chỉ đội Nam tiến

Sau nhiều hoạt động núp bóng quân Đồng

minh Anh, gây rồi, đòi hỏi ngang ngược đối với

chính quyền cách mạng và nhân dan Nam Bộ,

rạng sáng ngày 23-9-1945, quân đội Pháp đã nỗ súng đánh chiếm các mục tiêu ở Sài Gòn, mở đầu

cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai Trước những hành động xâm lược trắng trợn của

quân Pháp, ngay trong sáng ngày 23-9-1945, Xứ ủy Nam Bộ, Ủy ban nhân dân Nam Bộ họp tại số 629 đường Cây Mai (nay đường Nguyễn Trãi),

quyết định tiến hành kháng chiến, đồng thời báo cáo với Trung ương về tình hình khẩn cấp ở Nam Bộ và quyết định này Thay mặt Trung ương

Đảng, ngày 26-9-1945, trong thư “Gửi đồng bào

Trang 2

F ' TẠP CHÍ LỊCH SỬ ĐẲNG 4-2021

chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bảo Nam Bộ Tôi chắc và đồng bào Nam Bộ cũng chắc rằng Chính phủ và toàn quốc đồng bào sẽ hết sức giúp những chiến sĩ và nhân dân hiện đang hy sinh tranh đấu

đề giữ vững nền độc lập Chúng ta nhất định

thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc

tranh đầu của chúng ta là chính đáng”'

Với sự dự liệu, chủ động trước mọi tình thế của Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào Nam tiến được tô chức

khẩn trương, diễn ra sôi nôi, huy động nhân tải,

vật lực mà trước hết và chủ yếu là chỉ viện kịp

thời, hiệu quả lực lượng quân sự cho miền Nam

kéo dài tới cuối năm 1946

Theo chỉ đạo của Trung ương, hầu hết các tỉnh

từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Yên, Hà Nội, Hải Phòng, Nam

Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,

Quang Ngai đã tuyển chọn thanh niên địa phương và cán bộ, chiến sĩ trong các đơn vị vũ

trang để lập ra các chỉ đội, phân đội, gấp rút huấn

luyện, nhanh chóng lên đường vào Nam, chi viện cho quân và dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chóng Pháp xâm lược

Chỉ đội 3 Giải phóng quán, được thành lập

ngày 9-9-1945, đồng chí Mông Phúc Thơ làm Chỉ đội trưởng, gồm 3 đại đội: Bắc Sơn, Bắc

Kạn và Hà Nội Ngày 10-9-1945, Chi đội hành

quân vào Thanh Hóa luyện tập Ngày 26-9-1945, Chi đội được lệnh lên đường vào Nam chiến

đấu Khi hành quân qua Vinh và Hué, Chỉ đội

được tăng cường thêm 2 trung đội Nam tiễn ở

đây Đầu tháng 10-1945, Chỉ đội đã vào tới Sài

Gòn, trực tiếp tham gia chiến đầu chồng thực dân

Pháp tại các mặt trận ở Bình Lợi, Xuân Lộc, thị

xã Phan Rang, thị xã Phan Thiết Sau đó, Chỉ

đội rút dần ra phía Bắc, tiếp tục tham gia chiến

đầu cùng quân và dân Nha Trang (Khánh Hòa),

góp phần giam chân quân Pháp, phá vỡ kế hoạch

đánh chiêm nhanh Nam Trung Bộ của chúng

Chỉ đội Vĩ Dân, tiền thân là lực lượng Tự vệ

Cơng đồn Hà Nội, được thành lập ngày 19-8-

1945, theo bí danh của đồng chí Vi Dân là Chi

đội trưởng, gồm 400 cán bộ, chiến sĩ Ngày 30-

10-1945, Chi đội rời Chợ Bến (Hòa Bình) lên

đường vào Nam Đầu tháng II-1945, Chi đội vào tới Quảng Ngãi và chia thành 4 bộ phận hoạt động trên 4 địa bàn: Phú Yên, Buôn Ma Thuột, Khánh Hòa (Nha Trang) và PlâyKu (Gia Lai),

qua Đắk Lắk, tới B6 Keo (Lao) Sau ngay 6-3-

1946, cán bộ, chiến sĩ của Chỉ đội Vi Dân phân

tán, tham gia chiến đầu trong các đơn vị vũ trang vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Chỉ đội Thu Sơn, do đồng chí Thu Sơn làm

Chỉ đội trưởng, lực lượng được xây dựng ở 3 tỉnh: Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình với khoảng

150 cán bộ, chiến sĩ Cuối tháng 10-1945, Chi đội tập kết ở Đồng Giao làm lễ thành lập và xuất

quân Nam tiến Chỉ đội hành quân bằng tàu hoả,

đến đầu tháng 11-1945 vào tới Nha Trang và

được tăng cường cho mặt trận Nha Trang (Khánh Hòa), phối hợp với quân, dân địa phương chiến đấu nhằm ngăn chặn các hành động xâm lược của quân Pháp trên địa bàn này

Chỉ đội Bắc Bắc, gồm lực lượng được tuyên chọn từ các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Quảng Yên, gồm 180 người, do đồng chí Lư Giang làm

Chỉ đội trưởng Sáng ngày 18-1-1946, Chi đội

xuất phát Nam tiến Ngày 21-1-1946, Chỉ đội

vào đến Quảng Ngãi và được phân chia thành 2 bộ phận: lực lượng của tỉnh Quảng Yên được điều động lên Tây Nguyên, tăng cường cho mặt trận Buôn Ma Thuột; lực lượng còn lại tham gia

chiến đấu ở mặt trận Nha Trang (Khánh Hòa)

Trang 3

của Chỉ đội Bắc Bắc phân tán đi hoạt động tại

các khu vực này

Chỉ đội Độc lập 1, cuỗi năm 1945, Chiến

khu 2 thành lập Chi đội Giải phóng quân Hoa

Lư, lực lượng chủ yếu thuộc các tỉnh Ninh

Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng và Hà Nam,

gồm 36 phân đội Giữa tháng 1-1946, Chỉ đội

được giao nhiệm vụ Nam tiễn và đồi tên thành

Chỉ đội Độc lập 1 Cuối tháng 1-1946, Chỉ đội xuất quân Nam tiến và hành quân vào tới Bình

Định, sau đó một bộ phận vào tham gia đánh

địch ở phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, phần lớn hành

quân lên An Khê, phối hợp

với Bộ đội Hùng Việt đánh

địch ở Buôn Hồ và ngăn

chặn địch đánh ra An Khê

Sau đó cùng với lực lượng

của tỉnh Gia Lai làm nòng

cốt xây dựng 5 trung đoàn

mới ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, một bộ phận được

bổ sung vào đội quân tình

nguyện Việt - Lào, còn một

số phân đội vào chiến đầu ở

vùng cực Nam Trung Bộ

Bên cạnh việc khân trương tô chức, điều động 5 chỉ đội

Nam tiên đầu tiên ở miền

Bắc, trong thời gian này, Bộ Quốc phòng đã cử

một số cán bộ quân sự mới tốt nghiệp Trường

Quân chính Việt Nam (khóa 4: 72 đồng chí; khóa 5: 64 đồng chí) thực hiện nhiệm vụ Nam tiến,

nhằm tăng cường cán bộ quân sự phục vụ cho kháng chiến, mở các lớp huấn luyện tại chỗ, góp phần giải quyết khó khăn thiếu cán bộ chính trị,

quân sự và làm nòng cốt xây dựng các đơn vị vũ

trang ở miền Nam, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Sự đi viện khẩn trương, kịp thời,

hiệu quả về lực lượng quân sự của các chỉ đội Nam tiến, không chỉ cung cấp một số lượng cán bộ, chiến sĩ cho các đơn vị, địa phương trực tiếp tham gia chiến đấu, mà còn làm cơ sở củng cố sự lãnh đạo, thống nhất

lực lượng vũ trang và sau đó làm

nòng cốt để xây dựng các đơn vị vũ

trang mới trên các địa bàn Nam Bộ,

Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỊCH SỬ ĐẲNG gq

Ngay sau sự chỉ viện khẩn trương, kịp thời

của 5 chỉ đội Nam tiến đầu tiên và một số cán bộ

của Bộ Quốc phòng, đã tiếp tục có thêm các chỉ đội, phân đội Nam tiến mới được thành lập và hành quân vào chiến đấu trên các chiến trường

miền Nam Vì thế, chỉ trong thời gian ngắn, từ

cuối năm 1945 đến năm 1946, các tỉnh, thành

ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã chỉ viện kịp thời

cho Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên một số lượng đáng kê lực lượng quân sự với 12

chỉ đội và 6 đại đội Nam tiến (tương đương với

12 trung đoàn và 6 tiểu đoàn ngày nay) Cùng với lực lượng Nam tiễn ở

miền Bắc, các tỉnh, thành

ở miền Trung như Quảng

tri, Thừa Thiên Huế,

Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

cũng tích cực tuyến chọn lực lượng, tô chức các chỉ

đội Nam tiến Tại Quảng

Ngãi, cứ 100 thanh niên

tòng quân thì có 37 người xung phong vào các đội

Nam tiến Tại Quảng

Ngãi, cứ 100 chiến sĩ tự vệ, Vệ quốc đoàn có 85

người xung phong ra mặt trận chi viện cho Nam Bộ, cực Nam Trung

Bộ và Tây Nguyên kháng chiên Riêng ở tỉnh

Quảng Ngãi đã tô chức được 10 chỉ đội Nam

tiền với tổng quân số 15.000 người”

Không chỉ có các chỉ đội Nam tiền hành quân

từ Bắc Bộ và Trung Bộ vào chi viện kịp thời, hiệu quả cho nhân dân miền Nam kháng chiến, mà còn có một số đơn vị vũ trang hải ngoại là bộ

đội Việt kiều từ Lào, Campuchia, Thái Lan hành

quân về nước cùng tham gia chiến đấu với quân

và dân Nam Bộ Điển hình là Bộ đội Độc lập 1,

Trang 4

F | TAP (HÍ LỊCH SỬ ĐẲNG 4-2021

Bộ đội Hải ngoại 3 (Quang Trung), Chỉ đội Hải

ngoại số 4 (Trần Phú), Tiểu đoàn Cửu Long 2 và

Đại đội Cao Miên Việt kiều cứu quốc quân đã

hành quân khẩn trương vượt qua chặng đường

dài với nhiều khó khăn, gian khỏ, lần lượt về tới Tây Ninh, Châu Đốc, Hà Tiên và các tỉnh thuộc Khu 9, kịp thời tham gia chiến đấu chống thực

dân Pháp

2 Một số đóng góp của các chỉ đội Nam tiến

Ngay sau Lễ độc lập, ở Nam Bộ, tình hình

diễn biến rất mau lẹ Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, quân dân các địa phương bước vào kháng chiến sớm hơn cả nước trong tình hình rất nhiều khó khăn, gian khổ Trong chiến dau chống lại âm mưu đánh nhanh của thực dân Pháp, quân, dân Nam Bộ nhận được sự chi viện kịp thời của nhân dân cả nước và bà con Việt kiều Sự chỉ viện kịp thời và hiệu quả từ phong trào Nam tiến, trực tiếp là các đơn vị xung phong Nam tiến đã góp phần củng có, tăng cường quyết tâm kháng chiến và tiếp thêm sức

mạnh chiến đấu cho quân và dân ở các mặt trận

Với việc chi viện khan trương, kịp thời, hiệu quả về trang bị vũ khí và nhất là một lực lượng cán bộ, chiến sĩ ưu tú, có ý chí quyết tâm cao, trình độ và kinh nghiệm chiến đấu trong các chỉ

đội Nam tiến đã góp phan to lớn cùng quân và

dân các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây

Nguyên chiến đầu, ngăn chặn, làm chậm bước

tiến của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho cả nước có thêm thời gian hòa bình tạm thời, tiếp tục chuẩn bị, tăng cường xây dựng lực lượng mọi mặt để toàn quốc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khô

Su chi viện khẩn trương, kịp thời, hiệu

quả về lực lượng quân sự của các chi đội Nam tiến, không chỉ cung cấp một số lượng cán bộ quan trọng cho các đơn vị, địa phương trực tiếp

tham gia chiến đấu, mà còn làm cơ sở củng có sự lãnh đạo, thông nhất lực lượng vũ trang và

sau đó làm nòng cốt đề xây dựng các đơn vị vũ

trang mới trên các địa bàn Nam Bộ, Nam Trung

Bộ và Tây Nguyên Các chỉ đội Nam tiến đã được lãnh đạo, chỉ huy các mặt trận, các tỉnh tin tưởng, coi như lực lượng vũ trang nòng cốt của địa phương mình, được giao trọng trách trên các hướng quan trọng và các chỉ đội Nam tiến đã thực sự góp phần đáng kể vào cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam trong những ngày đầu chống thực dân Pháp

Với sự chỉ viện khân trương, kịp thời, hiệu quả bằng các chỉ đội Nam tiến, từ tháng 9-1945

đến cuối năm 1946 vào các chiến trường miền Nam là biểu hiện rõ nét và sinh động hình ảnh cả

nước ra trận, thê hiện quyết tâm của toàn thê dân tộc Việt Nam “quyết đem tắt cả tỉnh thần và lực

lượng, tính mạng và của cải đê giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”?: đó là biểu hiện của ý chí thống nhất “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” và “Nam - Bắc một nhà”

Phong trào Nam tiến mà tiêu biểu là sự chỉ viện kịp thời, hiệu quả về lực lượng quân sự

bằng các chỉ đội, phân đội Nam tiễn từ miền

Bắc, miền Trung và nước ngoài về, đã thể hiện quyết định sáng suốt, táo bạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức và sử dụng lực lượng quân sự chỉ viện cho miền Nam trong những ngày đầu kháng chiến Các chỉ đội Nam

tiến, mà trong đội ngũ gồm “ Hầu hết các

chiến sĩ mặt trẻ măng Với số đông, đây là lần

đầu tiên đi chiến đầu Và chắc đây cũng là lần đầu nhiều người được đi tới những miễn xa xôi của đất nước” như Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong hồi ký “Những chặng đường lịch

Trang 5

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ uicH SỬ ĐĂNG |

mọi miền Tổ quốc mang theo ý chí quyết tâm

cao độ vì miền Nam ruột thịt và miệng hát vang

bài ca “Phất cờ Nam tiền” của Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái Với sự chỉ viện kịp

thời của các chỉ đội Nam tiến, lần đầu tiên tại

các mặt trận ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có sự tham gia của các đơn vị vũ trang

từ nhiều miền của đất nước, từ miền Bắc tới

miền Trung và từ nước ngoài về cùng sát cánh chiến đâu đã tạo nên cuộc hội quân lịch sử

Các chỉ đội Nam tiến đã phối hợp với quân và đân địa phương trên các chiến trường, trực tiếp chiến đấu kiên cường, góp phần quan trọng ngăn chặn, làm chậm bước tiến của đội quân xâm lược Pháp và xây dựng nên khối đoàn kết chiến đấu

của Quân đội nhân dân Việt Nam với tỉnh thần

“đâu có giặc là ta cứ đi” Đồng thời, mở ra tiền lệ đề thực hiện sự chỉ viện kịp thời, đầy hiệu quả

từ hậu phương lớn miền Bắc vào chiến trường miền Nam bằng những đội quân Nam tiến đông

đảo hơn, với sức mạnh to lớn hơn góp phần

quyết định thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến chông Mỹ, cứu nước sau này

76 năm trôi qua (1945-2021), ý nghĩa của

phong trào Nam tiền nhằm huy động nhân tài,

vật lực mà trước hết và chủ yếu là ch¡ viện kịp thời, hiệu quả lực lượng quân sự cho đồng bào

miền Nam trong buổi đầu kháng chiến chống

Pháp vẫn vẹn nguyên giá trị Tỉnh thần, ý chí,

quyết tâm ấy vẫn là động lực đẻ đoàn kết, phát

huy sức mạnh to lớn của nhân dân, trước hết là thanh niên Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục nỗ lực vươn lên với tỉnh thần, ý chí và quyết tâm xây dựng

đất nước Việt Nam thịnh vượng Đặc biệt, trong

sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đòi hỏi tiếp

tục kế thừa, phát huy những giá trị lịch sử của

phong trào Nam tiến năm xưa và quán triệt, triển khai thực hiện những quan điểm của Đại

hội lần thứ XIII của Đảng về thực hiện “bảo vệ

Tổ quốc từ sớm, từ xa" Theo đó, tiếp tục xây

dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành vững chắc và “Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tỉnh nhuệ, từng bước hiện đại ; vững,

mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tô chức và cán bộ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc,

với Đảng, Nhà nước và nhân dân, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, bảo

đảm chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến

đấu cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi

tình huống”, góp phần thực hiện thắng lợi công

cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN

‘uae

1 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, T 4, tr29

2 Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi: Quảng Ngãi - Lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945-1975), Nxb QDND, H, 1998, tr 37

3 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, T 6, tr587

4.,T 11,tr.311

Ngày đăng: 19/10/2022, 23:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w