Vì các thành phần đột biến trong nước hay do vị trí địa lý
bất thường mà những con sông, hồ nước này bị gán cho
biệt danh "hồ tử thần".
1. Dòng sông máu Rio Tinto
Sông Rio Tinto có màu đỏ như máu
Sông Rio Tinto là một trong những địa danhlạ lùng nhất trên thế giới đồng thời cũng là một
trong những điểm du lịch hấp hẫn nhất ở Tây Ban Nha.
Chứa lượng axit cao và chỉ số cân bằng pH là 2 cũng đồng nghĩa với việc dòng sông Rio Tinto
hoạt động như axit có trong dạ dày. Thành phần nước của sông đủ mạnh để giết chết bất cứ
loài cá nào xuất hiện tại đây. Và khả năng này cũng không ngoại trừ với con người.
Được biết, lượng axit có ở sông Rio Tinto được tạo ra bởi vi khuẩn và chất sắt hòa tan trong
nước tích tụ qua nhiều năm.
2. Hồ Nước sôi
Quả như tên gọi, Hồ Nước sôi có thể luộc chín bất cứ sinh vật nào có trong nước
Hồ Nước sôi (Boiling Lake) là một hồ nước nóng nằm trong Vườn quốc gia Morne Trois Pitons
thuộc quốc đảo Dominica. Hồ nằm ở độ cao 762m so với mực nước biển, sâu xấp xỉ 95m và
chỉ rộng chừng 60m2.
Trong suốt 5 năm trở lại đây, nhiệt độ của nước trong hồ luôn dao động trong khoảng 82 - 91,5
độ C. Tuy nhiên, đây chỉ là mức nhiệt đo được xung quanh hồ. Càng tiến vào giữa thì nhiệt độ
nước hồ càng nóng hơn và khó có thể đo được chính xác. Với mức nhiệt nóng lột da, nước hồ
có thể giết chết bất cứ ai dám liều mình tiến vào giữa hồ để thử đo nhiệt độ.
Người ta đưa ra giả thiết có thể Hồ Nước sôi nằm trên đỉnh của một núi nham thạch nóng chảy
nên khí gas từ dưới đẩy lên đã khiến nước hồ trở nên nóng rẫy.
3. Hồ khí độc Kivu
Khí độc trong hồ lại có khả năng cung cấp nguồn điện dồi dào
Là một trong các hồ lớn của châu Phi, Hồ Kivu nằm trên biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ
Congo và Rwanda, và nằm tại đới tách giãn Albertine, nhánh phía tây của Đới tách giãn Đông
Phi.
Do nằm trong một vết gãy lớn thuộc Đông Phi nên Hồ Kivu thỉnh thoảng lại sôi lên sùng sục, có
khi sôi liên tục mấy tuần lễ. Nước sôi tới nhiệt độ có thể luộc chín cá, người dân địa phương chỉ
cần vớt cá lên là ăn được luôn. Nguyên nhân khiến nước sôi là do cách hồ không xa là một núi
lửa đang hoạt động, dung nham nóng chảy vào hồ khiến nước hồ tăng nhiệt độ.
Hơn thế, ẩn dưới đáy hồlà một kho nhiên liệu hơn 250 km3 khí cacbon đioxit cùng với 65 km3
khí gas metan đủ để cung cấp điện cho vài quốc gia lân cận.
4. Hồ hóa đá Natron
Hồ Natron được coi làhồtử thần với các sinh vật như chim, dơi
Hồ Natron làhồ nước mặn thuộc địa phận phía Bắc của Tanzania, gần với biên giới Kenya.
Được biết, tên gọi Natron của hồ xuất phát từ thành phần khoáng có chủ yếu trong nước.
Thành phần khoáng này chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lượng kiềm cao tại hồ
Natron. Với lượng pH vào khoảng 9 - 10,5 và nhiệt độ nước có thể lên tới 140 độ F (60 độ C),
người ta tin rằng, bất kỳ loài động vật nào cũng có thể mất mạng nếu chẳng may sa chân
xuống mặt nước.
Theo tìm hiểu, sự kết hợp hóa học của các hóa chất trong nước hồ chính là nguyên nhân đã
làm hóa đá các sinh vật rơi xuống mặt hồ.
5. Sông vi khuẩn quanh Johannesburg
Lượng vi khuẩn E.coli tại các vùng nước quanh Johannesburg nhiều gấp hàng trăm lần so với
mức cho phép
Lượng vi khuẩn E.coli sinh sôi nảy nở vượt quá mức cho phép nhiều lần là thực trạng đang xảy
ra với các con sông bao quanh thành phố Johannesburg ở Nam Phi.
Như tại khu vực gần Cầu Cheetah, lượng vi khuẩn E.coli cao gấp 240 lần so với mức cho phép
hay tại Kaalspruit, số lượng ấy cũng xấp xỉ gấp 190 lần.
Các nhà quản lý y tế địa phương cho biết, chỉ cần một ngụm nước nhỏ ở hồ cũng có thể giết
chết bất cứ ai đủ can đảm uống thử.