1.Cơ cấu ngành công nghiệp : – Hệ thống CN nước ta gồm có các cơ sở của nhà nước, các cơ sở ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó các cơ sơ nhà nước giữ vai trò chủ đạo. - Cơ cấu ngành rất đa dạng … soan bai cau tran thuat don, soan van tim hieu chung ve phep lap luan giai thich, yhs-default, soạn sống chết mặc bay, vai trò của rừng đối với môi trường, Soạn văn bài Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử, phan tich hinh tuong cay xa nu qua tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh, ý nghia viec khac bia tien si trong bài Hien tai la, soan anh unit 14 lop 7, Văn8- bai soan NUOC DAI VIET TA
Địa Lí 9 Bài 12 – Sự phát triển và phân bố công nghiệp 1.Cơ cấu ngành công nghiệp : – Hệ thống CN nước ta gồm có các cơ sở của nhà nước, các cơ sở ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó các cơ sơ nhà nước giữ vai trò chủ đạo. - Cơ cấu ngành rất đa dạng trong đó có các ngành trọng điểm(ngành công nghiệp trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên các thế mạnh về tài nguyên, lao động đáp ứng thị trường trong nước và tạo được nguồn hàng xuất khẩu chủ lực) có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế . 2.Các ngành công nghiệp trọng điểm : - Chế biến lương thược thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta (2002) bao gồm : + Chế biến sản phẩm trồng trọt (cà phê, chè, thuốc lá, dầu thực vật, xay xát…) + Chế biến sản phẩm chăn nuôi. + Chế biến thuỷ sản Phân bố rộng khắp cả nước tập trung chủ yểu ở vùng đb sông Hồng, Đông Nam Bộ, đb sông Cửu Long vì đông dân, có nguồn nhiên liệu, nguồn lao động và tiện cho việc xuất khẩu. - Cơ khí – điện tử có cơ cấu sản phẩm đa dạng như máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử. Phân bố nhiều nơi trong nước nhưng tập trung chủ yếu ở các trung tâm lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, tp HCM, Hải Phòng, Thái Nguyên, Vinh, Biên Hoà, Cần Thơ … - Khai thác nhiên liệu (than, dầu khí ) + Than chủ yếu ở Quảng Ninh chiếm 90% sản lượng than cả nước, sản lượng từ 15-20tr tấn / năm +Dầu ở thềm lục địa ngoài khơi tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sản lượng hàng trăm triệu tấn dầu/năm. +Khí đốt hàng tỉ mét khối khí/năm tập trung ở các mỏ Tiền Hải (Thái Bình ), Lan Đỏ, Lan Tây ( Vũng Tàu) -Vật liệu xây dựng có cơ cấu khá đa dạng :sản xuất xi măng, gạch ngói, bê tông đúc sẵn, tấm lợp và các vật liệu xây dựng cao cấp … Phân bố rộng khắp cả nước, nhưng tập trung nhất ở đb sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đb sông Cửu Long - Hoá chất có các sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt. Các trung tâm lớn nhất là: tp HCM, Biên Hoà, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì – Lâm Thao… - Dệt may là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên nguồn lao động dào dồi và rẻ. Sản phẩm chủ yếu là để xuất khẩu, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nước như: tpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…. - Điện gồm nhiệt điện và thuỷ điện, sản lượng khoảng 40 tỉ kWh/năm và ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. + Thuỷ điện: Hoà bình, Y-a-ly, Trị An, (Sơn La đang xây dựng)… + Nhiệt điện: Phú Mỹ ( chạy bằng khí), Phả lại ( chạy bằng than),…. 3.Các trung tâm công nghiệp lớn : - Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là: ĐNB và đb sông Hồng. - Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là: tpHCM, Hà Nội Ngoài ra còn có các trung tâm lớn và vừa khác như: Hải Phòng, Biên Hoà, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang,…. D 2 / Bài tập: 1/ Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết nước ta có những điều kiện gì thuận lợi để phát triển một nền công nghiệp có cơ cấu đa ngành? * Trả lời: Theo nội dung đã ghi 2/ Hãy CMR cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng. * Trả lời: CM cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng - Về thành phần KT: Cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần KT gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. - Về cơ cấu ngành: đa dạng, có đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực như khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí- điện tử, hoá chất vật liệu xây dựng, chế biến LTTP, dệt may, in, chế biến lâm sản… Trong đó có các ngành CN trọng điểm, có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. 3/ Dựa vào Atlat địa lí VN hãy cho biết tình hình phát triển và sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. * Trả lời: Theo nội dung đã ghi 4/ Cho bảng số liệu sau về giá trị sản xuất công nghiệp cả nước và phân theo các vùng năm 2002( đơn vị nghìn tỉ đồng) Các vùng Giá trị sản xuất công nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ 44.8 Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước 55.2 9.9 14.7 9.3 82.0 52.2 268.1 a) Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp phân theo các vùng ở nước ta năm 2002. b) Nhận xét và giải thích sự phân hoá giá trị sản lượng theo vùng lãnh thổ. * Trả lời: a) – Xử lí bảng số liệu - Vẽ biểu đồ hình tròn, có chú giải, tên biểu đồ. b) – Nhận xét: + Giá trị sản lượng CN không đều giữa các vùng, cao nhất là ĐNB, thấp nhất là Tây Nguyên. + Giá trị sản lượng CN vùng ĐNB gấp 8.8 lần so với Tây Nguyên và nhiều lần so với các vùng khác. – Giải thích: + Giá trị sản lượng CN không đều giữa các vùng là do khác nhau về: Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động và nhất là lao động có tay nghề, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật…. + Những vùng có công nghiệp phát triển, giá trị sản lượng CN rất cao là do mức độ tập trung công nghiệp rất cao, thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên, cơ sở VC-KT và cơ sở hạ tầng, tập trung nhiều lao động có KT cao, nhiều công nhân lành nghề. . Địa Lí 9 Bài 12 – Sự phát triển và phân bố công nghiệp 1.Cơ cấu ngành công nghiệp : – Hệ thống CN nước ta gồm có. sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. 3/ Dựa vào Atlat địa lí VN hãy cho biết tình hình phát triển và sự phân bố các ngành công nghiệp