1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC - Số: 23 /BC-UBND

28 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 9,57 MB

Nội dung

Trang 1

UY BAN NHAN DAN CONG HOA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIET NAM TỈNH VĨNH PHÚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc sé: 25 /BC-UBND Vĩnh Phúc, ngày Á{tháng 3, nam 2016 BAO CAO

Ne Wong két thuc hiện Chương trình mục tiêu quốc gia y-dÌrng nơng thơn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Nghị quyết sô 03/2011/NQ-HĐND ngày 09/4/2011của HĐND

tinh và Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh về

Chương trình xây dựng nông thôn mới (Chương trình) tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

2011 — 2020; sau 05 năm (2011-2015) triển khai, UBND tỉnh báo cáo tổng kết

thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn

tỉnh như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KÉT QUẢ THỰC HIỆN

I NHUNG THUAN LOI, KHO KHAN TRONG QUA TRINH TRIEN KHAI 1 Thuận lợi

Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 là Chương

trình kinh tế - xã hội lớn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo các địa phương

trong cả nước triển khai thực hiện; có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia của cả hệ thong chính trị và tồn xã hội; tơ chức bộ máy chỉ đạo được thành lập từ Trung ương đến cơ sở Trong quá trình tổ chức triển khai Chương trình, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành đồng bộ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Đặc biệt Bộ tiêu chí quốc gia NTM là căn cứ quan trọng để các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện

Trước khi có chủ trương về xây dựng NTM, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020; HĐND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

UBND tỉnh cụ thể hóa việc thực hiện bằng các chương trình, kế hoạch, đề án, quyết định Do đó, khi triển khai Chương trình xây dựng NTM đã được kế thừa kết quả sau hơn 04 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn được đầu tư, nâng câp, nhiều tiêu chí NTM của các xã đã đạt chuẩn hoặc cơ bản đạt chuẩn ở giai

đoạn này

Trang 2

2 Khó khăn

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước bị suy thoái,

thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ngừng hoạt động hoặc phá sản gây ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập của người lao động và nguồn thu ngân sách của các địa phương Đặc biệt năm 2012 là năm tập

trung triên khai thực hiện chỉ đạo 20 xã điểm, cũng là năm kinh tế của tỉnh gặp

khó khăn nhất kể từ khi tái lập tỉnh, do vậy việc huy động nguồn lực cho Chương trình gặp nhiều khó khăn

Chương trình xây dựng NTM triển khai trên phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng, trong khi chưa có mô hình mẫu,

kinh nghiệm để các địa phương học tập, nên vừa làm vừa rút kinh nghiệm; thời gian dau thực hiện Chương trình một số địa phương còn lúng túng trong chỉ đạo

và tổ chức thực hiện

Để đạt các tiêu chí NTM, nhu cầu về nguồn lực rat lớn, nhất là về vốn

Trong khi đó, cùng một lúc, tỉnh cần phải đầu tư phát triển cho nhiều nội dung,

nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, do đó chưa thé đáp ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí

theo cơ chế của HĐND tỉnh cho các địa phương thực hiện Chương trình Đời sống người dân nông thôn ở một số vùng trong tỉnh còn nhiều khó khăn, nguồn

lực đóng góp của nhân dân còn hạn chế

Một số quy định, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí NTM của Chính phủ và một số bộ, ngành Trung ương chưa phù hợp thực tiễn, nhưng chưa được sửa đổi kịp thời, làm ảnh hưởng đến tiến độ và khó khăn trong quá trình triển khai

thực hiện

Công tác tuyên truyền vận động để nhân dân hiểu biết về chủ trương xây dựng NTM ở một sô địa phương còn hạn chế, làm hình thức Một bộ phận cán bộ, đảng viên trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết liệt trong thực thi nhiệm vụ xây

dựng NTM Một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ về nội dung, ý nghĩa và tâm quan trọng của Chương trình, còn có tư tưởng trông chờ, ở lại vào đầu tư,

hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt trong những năm đầu thực hiện Chương trình

II CONG TAC CHI DAO TRIEN KHAI CHUONG TRÌNH

1 Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình

Cấp tỉnh: Thành lập Ban Chi đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng

NTM (Ban Chỉ đạo) từ tháng 7/2011 do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực Nông nghiệp & PTNT làm Phó trưởng

Ban Thường trực và các Phó trưởng Ban khác là các Phó Chủ tịch UBND tỉnh,

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Giám đốc

Sở Nông nghiệp & PTNT; các thành viên của Ban Chỉ đạo tỉnh là lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan Sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo tỉnh

Ngày 18/8/2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2126/QĐ-UBND

thành lập Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM trực thuộc Ban Chỉ đạo tỉnh, có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo tổ chức thực +

Trang 3

hiện Chương trình Để tập trung đầu mối tham mưu thực hiện Chương trình,

ngày 29/8/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2152/QĐ-UBND chuyển Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới về Sở

Nông nghiệp & PTNT trực tiếp quản lý

Cáp huyện: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM do Chủ tịch UBND cấp huyện làm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo được bố trí tương tự như cấp tỉnh Sau 01 năm

thực hiện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đánh giá, rút kinh nghiệm và chỉ đạo kiện toàn Ban Chi dao ở cap huyện: Đông chí Bí thư cấp ủy là Trưởng ban nhằm huy

động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thông chính trị vào cuộc thực hiện Chương trình

xây dựng NTM tại môi địa phương

UBND cấp huyện thành lập tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo huyện gồm 7-10 người do lãnh đạo phòng Nông nghiệp & PTNT (Kinh tế) làm tô trưởng

Hiện nay, đã có 02 huyện (Yên Lạc, Bình Xuyên) thành lập Văn phòng điều

phối NTM cắp huyện, các huyện còn lại đang kiện toàn, thành lập

Cấp xã: 112/112 xã đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM do Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban; thành lập Ban

quản lý thực hiện Chương trình xây dựng NTM do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban UBND xã thành lập tổ giúp việc gồm 5 — 6 người, do 01 công chức phụ trách nông nghiệp & PTNT làm tổ trưởng và 05 người hoạt động không

chuyên trách là thành viên

Cấp thôn: 100% số thôn trong tỉnh đã thành lập Ban phát triển thôn do

Trưởng thôn hoặc Bí thư chi bộ thôn làm Trưởng ban; thành viên là những người có năng lực, uy tín, trách nhiệm do cộng đồng dân cư trực tiếp bầu

Tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh tới

cấp thôn, cơ bản thực hiện đúng hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh Ban Chỉ đạo ở mỗi cấp đều ban “hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho

từng thành viên; qui định mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành; chế độ thông tin, báo cáo và kiểm tra, giám sát các hoạt động trên địa bàn Ban Chỉ đạo va cơ quan giúp việc ở mỗi cấp được bé sung, kiện toàn kịp thời, tham mưu cho

cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình Tuy nhiên,

trong quá trình triển khai thực hiện bộ máy Ban Chỉ đạo các cấp gặp phải không ít những khó khăn Vì vậy, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phó, thị xã triển khai thực hiện kiện toàn bộ máy giúp

việc theo Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ: Thành lập Văn phòng điều phối, Chương trình NTM huyện và bô trí cán

bộ chuyên trách về xây dựng NTM cấp xã để đáp ứng yêu cau nhiệm vụ, phù hợp với quy định của Trung ương, hoạt động theo hướng chuyên sâu, toàn điện

2 Ban hành các cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện a) Kết quả ban hành các cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định của Trung ương về thực hiện Chương trình

Trang 4

Tiép thu các văn bản chỉ đạo của Trung ương về xây dựng NTM và kế thừa những cơ chê, chính sách của tỉnh sau hơn 04 năm thực hiện Nghị quyết số

03-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống

nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đên năm 2020 và Nghị quyết về

“Tam nông” của Trung ương, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn

bản cụ thể hóa các quy định của Trung ương và các cơ chế chính sách mới thực

hiện Chương trình xây dựng NTM Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 Tính đến hết năm 2015, HĐND tỉnh đã ban hành 23 Nghị quyết về cơ chế, chính sách đối với

nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với các nội dung tiêu chí xây dựng NTM;

UBND tỉnh ban hành 25 Quyết định và 10 Kế hoạch cụ thể hóa nghị quyết của

HĐND, đồng thời chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan ban hành các văn bản

hướng dẫn Các cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn được ban hành đồng

bộ trên tất cả các lĩnh vực xây dựng NTM như: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông; tăng cường cơ sở vật chât trường học và cơ sở vật chất văn hóa; phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập

cho người dân; thu gom, xử lý rác thải, chất thải; cải tạo nghĩa trang nhân dân;

chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp XÃ,

b) Hiệu quả các cơ chế chính sách đã ban hành

Các cơ chế chính sách của tỉnh đã cụ thể hóa nội dung, kinh phí hỗ trợ thực hiện từng tiêu chí xây dựng NTM; phân rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cân đối

ngân sách của mỗi cấp và huy động nguôn lực xã hội hóa trong từng loại danh

mục đầu tư tạo thuận lợi cho cấp huyện, xã chủ động cân đối và huy động các

nguồn lực cho triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương Làm thay đổi tư

duy của một số cán bộ, đảng viên và quan chúng nhân dân trước đây cho rang

“Xây dựng NTM là một dự án của Nhà nước đô tiền của vê xây dựng cho xã,

thôn” nay nhận thức rõ “Xây dựng NTM là bằng nhiều nguồn lực, nội lực của mỗi địa phương và người dân là chủ yếu” Từng bước khắc phục tâm lý trông chờ, ÿỷ lại vào nguôn vốn đầu tư của Nhà nước

c) Những nội dung cơ chế chính sách cần sửa đổi bổ sung trong giai đoạn

2016-2020

Phần lớn các cơ chế, chính sách xây dựng NTM của tỉnh đều sát thực tiễn,

phát huy hiệu quả tích cực Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện còn một

số bất cập, cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn, như: Mức hỗ trợ 02 tỷ đồng/xã cho giải phóng mặt bằng xây dựng Trung tâm văn hóa, có xã thừa, xã thiếu do chênh lệch giá đền bù giữa các xã Đặc biệt cơ chế hỗ trợ cho thực hiện

tiêu chí Môi trường: Mức hỗ trợ vệ sinh môi trường 200 triệu đồng/xã/năm; cải

tạo hạ tầng nghĩa trang nhân dân 600 triệu đồng/xã; xây dựng cải tạo rãnh thoát

nước thải 800 triệu/xã, mang tinh chất chia đều giữa những xã có quy mô về

diện tích và đân số khác nhau; chính sách về tổ chức, phát triển sản xuất và thu hút đầu tư vào nông nghiệp trong nông thôn chưa đủ mạnh, Để khắc phục những vấn đề này, UBND tỉnh đã giao các sở, ngành chủ trì rà soát, sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh có liên quan đến cơ chế hỗ trợ thực hiện các tiêu chí NTM, đề xuất điều chỉnh, bỗổ sung cho sini

Trang 5

đoạn 2016 — 2020 thực hiện hiệu quả hơn, giúp các xã, huyện sớm đạt chuẩn

NTM bên vững

(Chỉ tiết tại biểu số 01/TK kèm theo)

3 Công tác đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện Chương trình

Căn cứ chương trình khung tài liệu, bồi dưỡng cán bộ thực hiện Chương

trình xây dựng NTM các cấp của Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành Kê

hoạch số 3616/KH-UBND ngày 14/9/2011 về tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm

công tác xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020, trong đó chỉ đạo các sở, ngành xây dựng tài liệu khung đào tạo, tập huân tập trung 11 nội dung cơ

bản: Thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng

NTM; cơ chế huy động nguôn lực và quản lý tài chính; tô chức tuyên truyền,

vận động; hướng dẫn triển khai quy hoạch, lập đề án; quy trình triển khai thực

hiện dự án phát triên cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; phương pháp và kinh nghiệm

tổ chức thực hiện Chương trình

‹ Kết quả trong 05 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức được 284 lớp tập huấn cho

gần 30.000 lượt cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp; tô chức các đoàn

đi thăm quan, học tập kinh nghiệm nhiêu mô hình tốt, cách làm hay, tiêu biểu ở

trong nước và nước ngồi như: Mơ hình “Xây dựng làng mới” của Hàn Quốc

(gồm cán bộ cấp tỉnh và huyện), mô hình NTM của thành phố Hà Nội và một số

tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Tinh, (g6m cán bộ cấp huyện,

xã) Bên cạnh đó, các huyện, thành phó, thị xã và các xã cũng đã nhiêu lần tô

chức cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM tại địa phương đi học tập kinh nghiệm tại các xã, huyện tiêu biểu ở trong và ngoài tỉnh Thông qua đào tạo tập huấn đã giúp cho lực lượng cán bộ làm công tác xây dựng NTM các câp,

nhất là cắp xã nâng cao kiến thức, năng lực quản lý điều hành, kỹ năng thực hiện

các nội dung xây dựng NTM để vận dụng vào thực tế địa phương

4 Công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

4.1 Công tác tuyên truyền, vận động

Công tác tuyên truyền, vận động là nội dung quan trọng được các cấp,

ngành đặc biệt quan tâm Từ việc ban hành văn bản chỉ đạo đến tổ chức tập huấn, quán triệt tư tưởng nhận thức; xác định đối tượng, nội dung đến việc lựa

chọn hình thức tuyên truyền, đã tạo được định hướng nhất quán về chủ trương,

mục tiêu hành động UBND tỉnh đã kịp thời ban hành Kế hoạch tuyên truyền

xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc, bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện; các sở,

ban, ngành đoàn thể và các địa phương đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ

thể, tổ chức có hệ thống Qua 05 năm xây dựng NTM, công tác tuyên truyền, vận động đã được triển khai, thực hiện với nhiều nội dung phong phú, hình thức

đa dạng và đạt những kêt quả như sau:

Trang 6

cấp; 5.000 cuốn “Tài liệu tuyên truyền 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2013” (20 xã điểm đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới); 15.000 cuốn sách““Những tập thể, cá nhân điễn hình trong thực hiện Chương trình xây

dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc” Ban Dân vận Tỉnh ủy đã xây dựng

được 467 mô hình “Dân vận khéo” gắn với xây dựng NTM; Ủy ban MTTQ tỉnh biên soạn và phát hành 16 số bản tin tuyên truyền về xây dựng NTM, đặc

biệt Mặt trận Tổ quốc các cấp tập trung tuyên truyền về 5 nội dung cuộc vận

động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa ở khu dân cư” gắn với

tiêu chí NTM; Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các 4 hội tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, thành lập được 28 tổ

“Phụ nữ tự quản vệ sinh môi trường” với sự tham gia 900 thành viên, tổ chức thành công 06 buổi lễ ra quân thu gom rác thải sinh hoạt và khơi thông cống

rãnh tại các xã điểm thu hút được 2.000 hội viên tham gia; Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thi Nhà nông đua tài các cấp và xuất bản cuốn đặc san biểu dương

các gương nông dân điển hình tiên tiến trong xây dựng NTM; Liên đoàn Lao

động tỉnh đã tô chức 10 lớp tập huấn về NTM và 400 lớp lồng ghép nội dung

về NTM cho hơn 61.900 lượt cán bộ công đoàn chuyên trách, cán bộ cơng

đồn cơ sở, cơng nhân lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và

biên soạn, cấp phát hơn 5.000 tờ rơi, 1.300 cuốn bản tin; Hội Văn học nghệ

thuật tỉnh tổ chức cuộc thị thơ, văn xuôi về Nông thôn mới, biên soạn và in ấn 400 cuốn thơ, văn xuôi về NTM Vĩnh Phúc, gồm: 76 bài thơ, 15 truyện ngắn,

bút ký và đăng tải trên 300 tác phẩm văn thơ, ảnh nghệ thuật về NTM trên 20 số Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc, trang Website của Hội và các phương tiện

truyền thông khác; Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức được 10 hội nghị tuyền truyền cho hơn 300 lượt cán bộ từ tỉnh tới cơ sở, mở 5 lớp bồi đưỡng cho báo

cáo viên, tuyên truyền viên bản tin Cựu chiến binh Vĩnh Phúc cho trên 250

đồng chí, đăng tải 50 bài viết tuyên truyền về xây dựng NTM, phát động thi

đua xây dựng NTM gắn với phong trào “Cựw chiến binh gương mâu ”, tô chức

hội thi Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh giỏi trong đó có nội dung vê xây

dựng NTM; Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc tô chức thi tìm hiểu về xây dựng NTM trên

mạng Internet và tổ chức vận động quyên góp ủng hộ xây dựng nhà văn hóa thôn, tổ chức tuyên dương những thanh niên điển hình trong xây dựng NTM;

Van phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM biên soạn, phát hành trên 414.900 bộ ảnh tuyên truyền phát đến từng hộ nông dân trong tỉnh, xuất bản 08

số “Bản tin xây dựng nông thôn mới Vĩnh Phúc” cấp phát tới Ban chỉ đạo các

cấp, Ban quản lý, tổ giúp việc, Ban phát triển thôn

Các huyện, thành, ‘thi chi dao cac tổ chức đoàn thể, các xã đều đã tổ

chức hội nghị tuyên truyện, quán triệt đưa nội dung Chương trình xây dựng NTM về các thôn họp bàn triển khai thực hiện tạo phong trào thi đua sơi nỗi

trên tồn tỉnh

4.2 Thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới ” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới ”

Ngày 22/9/2011, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Lễ phát động phong

trào thi đua xây dựng nông thôn mới với chủ đề “Vĩnh Phúc chung sức xây dựng

6

Trang 7

nông thôn mới, giai đoạn 2011 ~ 2020” Hưởng ứng phong trào thi dua do UBND

tỉnh phát động, ƯBND các huyện, thành phô, thị xã và các xã đã kịp thời triển

khai, tô chức phát động thi đua xây dựng NTM và phát động các phong trào thi đua chuyên đề nhằm thực hiện các tiêu chí còn khó khăn

Trong triển khai, tổ chức thực hiện phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều

tập thẻ có cách làm hay, sang tao va dat ket qua cao, dién hinh: Huyén Yén Lac

(xã Liên Châu và Tam Hong ); huyén Séng Lô (xã Nhạo Sơn, Đồng Thịnh ); huyện Lập Thạch (xã Đình Chu); huyện Tam Đảo (xã Bồ Lý); huyện

Tam Dương (xã Hợp Thịnh); huyện Bình Xuyên (xã Tam Hợp, Trung Mỹ); thị

xã Phúc Yên (xã Nam Viêm); huyện Vĩnh Tường (xã Tam Phúc, Ngũ Kiên, )

Nhiều tập thể, cá nhân tích cực tham gia đóng góp tiền của và công sức cho xây dựng NTM: Tính đên ngày 30/9/2015, nhân dân toàn tỉnh đã tự nguyện hiển 760.462 m’ dat va góp 224.798 ngày công lao động, 375,582 tỷ dong cho

Chương trình xây dựng NTM

Ghi nhận thành tích của các tập thể và cá nhân, UBND cắp huyện, xã đã

kịp thời khen thưởng và trình Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng các tập thể, cá

nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng NTM Trong 05 năm qua, UBND tỉnh đã quyết định tặng 36 Cờ thi đua cho 36 xã, trong đó có 24 xã được thưởng công trình hoặc hạng mục công trình: 11 xã được thưởng 01 tỷ động/xã và 13 xã được thưởng 500 triệu/xã Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 116 tập thể và 217 cá nhân là nông dân, chủ doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 136 nông dân

(chiếm 62,7%) đóng góp tiền, hiến đất và ngày công lao động Chủ tịch UBND các huyện, thành phó, thị xã đã tặng Giấy khen cho 308 tập thể và 852 cá nhân;

Chủ tịch UBND các xã tặng Giấy khen cho 560 tập thể và 1.981 cá nhân chủ

yếu là nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng

NTM Năm 2014, tỉnh Vĩnh Phúc vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng

Bằng khen cho 20 xã điểm đã đạt chuẩn NTM năm 2013 và thưởng 01 công trình phúc lợi trị giá 01 tỷ đồng cho xã Liên Châu (Yên Lạc) Nhân dịp tông kết 05 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, Chính phủ tặng Cờ thi đua cho 01 tập thể, Thủ tướng Chính phủ tặng Băng khen cho 6 tập thê và 5

cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM; đề nghị UBND tỉnh tặng

Cờ thi đua cho 08 tập thể, tặng Bằng khen cho các tập thẻ, cá nhân có thành tích xuất sắc giai đoạn 2011-2015

Thông qua công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện phong trào thi dua “Vinh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới” trong 05 nam qua đã góp

phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong

tỉnh về “Công cuộc xây dựng nông thôn mới ” ngày càng sâu sắc hơn; huy động

được cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyêt tâm chính trị ngày càng cao Những cách làm hay, những điển hình tiên tiên, những bài học kinh nghiệm được phổ biến, nhân rộng đã góp phan giúp cho câp ủy Đảng và chính quyên các địa phương, các ngành chức năng kịp thời điều chỉnh những bất cập về cơ chê,

Trang 8

Ill KET QUA THUC HIEN NOI DUNG CHUONG TRÌNH

1 Céng tac lap quy hoach, đề án xây dựng nông thôn mới

Quy hoạch và lập đề án xây dựng NTM là nội dung rất quan trọng được Ban Chỉ đạo tỉnh chọn làm khâu đột phá, thực hiện trước một bước, làm tiên đề

cho lập đề án xây dựng NTM và các dự án đầu tư phát triển nông thôn UBND,

Ban Chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các cấp, ngành, các địa

phương chỉ đạo đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch NTM tại 02 xã (01 xã đại diện

cho vùng đồng bằng; 01 xã đại diện cho vùng trung du, miền núi) của tỉnh để rút

kinh nghiệm và áp dụng làm mẫu tổ chức triên khai quy hoạch NTM đông loạt 6 tất cả các xã với sự tham gia tích cực của các tâng lớp nhân dân Bằng cách làm như vậy, 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã hồn thành cơng tác quy hoạch vào tháng 12/2011 và đề án xây dựng NTM hoàn thành vào tháng 4/2012 Vĩnh Phúc

trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước trong công tác quy hoạch và lập

đề án xây dựng NTM, bảo đảm trình tự, thủ tục và nội dung yêu câu theo hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương

Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch, UBẵND

tỉnh đã ban hành Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 về việc

phân cấp cho UBND cấp huyện phê duyệt địa điểm xây dựng các công trình theo quy hoạch NTM được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm bảo đảm cho các

địa phương chủ động chuẩn bị đầu tư, rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục

hành chính về giới thiệu địa điểm xây dựng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng

NTM hàng năm; đồng thời, chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với UBND cấp huyện

và các sở, ngành liên quan thường xuyên hướng dẫn các xã rà soát, điều chỉnh

quy hoạch, đề án xây dựng NTM cho phù hợp với điêu kiện thực tiễn và các chủ

trương, định hướng mới về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trong đó, đặc

biệt chú trọng tới quy hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh, luôn bám sát nội

dung thực hiện Đề án của tỉnh về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn giai đoạn 2015-2020” góp phần nâng cao thu

nhập và không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tỉnh thân cho người dân nông

thôn trên địa bàn tỉnh

2 Phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân

2.1 Về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập

Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập là vấn đề cốt lõi trong xây dựng

NTM, luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, ban

hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng

cao đời sống nhân dân Trong 05 năm qua, nông nghiệp Vĩnh Phúc liên tục tăng trưởng, sản xuất phát triển toàn diện, đúng hướng; cơ cấu cây trồng — vật nuôi

chuyển dịch tích cực, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung

chuyên canh hoặc thâm canh cao với phương thức sản xuất tiên tiền theo hướng công nghiệp, hiện đại Các chỉ tiêu về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy

sản đều đạt và vượt mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (2011-2015) đề ra Tốc độ tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản bình

quân ước đạt 3,4%/năm (mục tiêu là 3-3,5%/năm), trong đó: Chăn nuôi tăng

§

Trang 9

4,1%/năm, thủy sản tăng 9,459%/năm Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch mạnh

theo hướng tích cực, tỷ trọng trông trọt giảm, tỷ trọng chăn nuôi — thủy sản tăng,

chăn nuôi của tỉnh đã thực sự trở thành ngành sản xuất chính Năm 2010: Trồng trọt chiêm 45,73%, chăn nuôi 48,59%, tỷ trọng chăn nuôi-thủy sản chiếm 50,74% trong tông giá trị sản xuất nông — lâm nghiệp — thủy sản; năm 2014: Trồng trọt

giảm còn 41,57%, chăn nuôi đạt 49,08%, tỷ trọng chăn nuôi — thủy sản chiếm 52,5% trong tông giá trị sản xuât nông — lâm nghiệp — thủy sản Các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung đã từng bước được hình thành, mang lại hiệu quả kinh tế cao: Đã xây dựng được 789 vùng trông trọt sản xuất hàng hóa với tổng điện tích

6.239,21 ha, gôm các loại cây trông chủ yếu như bí đỏ, bí xanh, cà chua, dưa chuột, dưa hâu, dưa lê, khoai tây, ớt, su su, với sự tham gia của 76.089 hộ dân Giá trị thu nhập từ trồng bí đỏ đạt khoảng 64 triệu đồng/ha/vụ, ớt 110 triệu đông/ha/vụ, dưa các loại đạt 143 triệu đồng/ha/vụ, cá biệt cà chua đạt 183 triệu

đồng/ha/vụ, su su trên 200 triệu đồng/ha/năm Các mô hình hiệu quả đang được

các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng, nhân rộng và bước đầu hình thành thói

quen sản xuât hàng hóa gắn với thị trường Các giông lúa mới như Thiên ưu 8,

RVT, HT1, TH3-3, DQ11 và GS9 có năng suất, chất lượng cao, hiệu quả kinh tế tăng thêm từ 3-5 triệu đồng/ha, đã dần dần thay thế các giống lúa thông thường

Thương hiệu các sản phâm đặc trưng của mỗi vùng từng bước được xác lập: Bí

đỏ - Vĩnh Tường, gạo — Long Trì, dưa chuột - An Hòa, su su - Tam Đảo,

Trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản luôn thực hiện tốt mối

quan hệ giữa sản xuất với đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhiều khu chăn môi tập trung đã được hình thành trên địa bàn các huyện Lập

Thạch, Tam Đảo, Tam Dương; thực hiện sản xuất qui mô lớn, chuyên canh theo hướng công nghiệp, hiện đại Hiện có 138 trang trại nuôi từ 20 lợn nái trở lên, 292

trang trại nuôi lợn thịt có quy mô 100 con/lứa, gà đẻ quy mô từ 3.000 con trở lên

có hơn 100 cơ sở, gà thịt quy mô từ 5.000 con/lứa có trên 60 cơ sở; các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

ngành chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản cũng từng bước chuyển hướng sản xuất

thâm canh, nuôi các giống mới, áp dụng công nghệ tiên tiến như: Mô hình nuôi cá

rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp, cá Chép lai 3 máu; mô hình nuôi cá Diêu hồng trong lồng sử dụng thức ăn bổ sung men vi sinh tại xã Bá Hiên (Bình

Xuyên) với quy mô 02 hộ/02 lông/10.000 con giống; mô hình nuôi thương phẩm

cá Trắm đen trong đầm cấy lúa với quy mô 1.000 con/hộ/15 ha; mô hình nuôi bán thâm canh cá Chim trắng trong ao tại xã Phú Xuân (Bình Xuyên) với quy mô

10.000 con giống/0,5ha/hộ: mô hình nuôi bán thâm canh cá Chép lai trong ao tại huyện Yên Lạc với quy mô 20.000 con giống/ha/02 hộ Nhiều hộ gia đình nuôi

cá rô phi đơn tính đạt năng suất trên 13 tấn/ha/vụ; cá chép đạt trên 10 tấn/ha/vụ

mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho lợi nhuận đạt trên 100 triệu đồng/ha, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị điện tích mặt nước, giúp người nông dân thay đổi tư duy từ thả cá sang nuôi cá bán thâm canh và thâm canh Song song

với đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, Vĩnh Phúc còn chú trọng khôi

phục các làng nghề truyền thống và phát triển các ngành nghề nông thôn như: Chế biến, bảo quản nông lâm sản; sản xuất thủ công mỹ nghệ, trạm khắc đá; sản xuất vật liệu xây dựng; dich vụ đóng tàu sông và vận chuyển

Trang 10

thủy; Bằng những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất trong nông

nghiệp, nông thôn trong những năm qua trên địa bàn tỉnh đã góp phân giải

quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nơng thơn Hêt

năm 2015, tồn tỉnh có 97/112 xã (86,6%) đạt chuẩn tiêu chí thu nhập theo

Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM

2.2 Về công tác giảm nghèo

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo, ban hành cơ chế chính sách, tạo nguồn lực và các điều kiện cân thiết cho công tác giảm nghèo: 05

năm qua, có 8 xã nghèo được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã

hội; có 26.620 lượt hộ nghèo, hộ thoát nghèo được sử dụng vốn vay của ngân

hàng chính sách đề phát triển sản xuất; cấp 357.851 thẻ BHYT cho người nghèo,

có 118.823 người cận nghèo được hỗ trợ mua thẻ BHYT; miễn giảm học phí cho

39.253 học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; hàng năm có trên

15.000 hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện, trợ giúp pháp lý, góp phan giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm Hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn đưới 2,5% (bình quân giảm 1,71%/năm) Đã có 104/112 xã (92,9%) đạt tiêu chí

2.3 Về công tác lao động - việc làm

Trong 05 năm qua, ƯBND tỉnh chỉ đạo ngành Lao động, Thương binh &

Xã hội phối hợp với các cấp, các ngành trong tỉnh đã giải quyết và tạo việc làm cho 111.257 lao động Trong đó, việc làm trong Công nghiệp, xây dựng và làng nghề 44.372 người; Nông nghiệp 27.877 người; Thương mại — dịch vụ 24.336 người; đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 4.213 người; giải quyết việc làm

thông qua vay vốn quỹ quốc gia 7.459 lao động Góp phần giảm tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp còn 37,2% (đến tháng 10/2014) và đảm bảo tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trong khu vực nông thơn tồn tỉnh đạt 98,31%

và 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Tỷ lệ có việc làm thường xuyên

2.4 Về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

Trên địa bàn nơng thơn tồn tỉnh hiện có 521 Hợp tác xã (247 HTX nông

nghiệp, 274 HTX phi nông nghiệp)

Trong 05 năm qua, Liên minh HTX tỉnh và Sở Nông nghiệp & PTNT đã

tích cực phối hợp với các ngành, câp ủy đảng và chính quyền các địa phương

đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phát triển kinh tế tập thẻ; kiện toàn,

đổi mới HTX; tổ chức 47 lớp đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và hỗ trợ hơn 40 tỷ đồng vốn vay cho các HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao thu nhập cho xã

viên Đã có 104/112 xã (92,9%) đạt tiêu chí 3 Xây dựng cơ sở hạ tang thiết yếu

Tỉnh đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho xây dựng hạ tầng, là yếu tố

quan trọng nhất để đổi mới bộ mặt nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã

hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân Sau 05 năm thực hiện, Chương

trình đã góp phan phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu

Trang 11

vực nông thôn, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, giao thông nội đồng; hệ thông thủy lợi; các thiệt chê văn hóa; cụ thê:

3.1 Về Giao thông

Toàn tỉnh đã cứng hóa được 1.118,4/1.210,5 km (đạt 92%) đường truc xa (5

năm cứng hóa được 40§;5 km); 83,9% đường trục thôn, ngõ xóm và

552,5/1.006,1km (54,9%) đường trục chính nội đồng (5 năm cứng hóa được 480 km) Đã có 75/112 xã (67%) đạt tiêu chí

3.2 Về Thủy lợi

Thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về Chương trình kiên cố hóa

kênh mương, đến hết năm 2013 tỉnh đã kiến cố hóa xong 100% kênh loại I, II

và hết năm 2015 dự kiến kiên cố hóa được 1.207,2/1.337,9 km kênh loại II đạt 90,2% Trong đó, từ năm 2011-2015, kiên cố hóa được 133,04 km kênh

loại II và hơn 300 công trình đầu mối, trạm bơm, hồ đập được đầu tư cải tạo,

nâng cấp đã cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh Đến nay, có

103/112 xã (92%) đạt tiêu chí 3.3 Về Điện

Trước khi thực hiện Chương trình xây dựng NTM, phần lớn lưới điện hạ áp nông thôn do các hợp tác xã, các tô chức kinh doanh điện khác quản lý, đã được đầu tư và đưa vào sử dụng từ hàng chục năm trước, nhiều công trình đã

xuống cấp, không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật Giai đoạn 2011 — 2015, tỉnh

Vĩnh Phúc đã triển khai dự án RelI, dự án RelI mở rộng và đặc biệt dự án KEW

với tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng Đến nay, cơ sở hạ tầng lưới điện nông

thôn toàn tỉnh từng bước được hoàn thiện, cơ bản đảm bảo chất lượng điện, an

toàn, tiết kiệm điện; tổn thất điện năng lưới điện nông thôn giảm từ 20-30%

xuống còn khoảng 10%; có 708 trạm biến áp (đạt chuân 100%), 660 km đường

dây trung thế và 2.256 km đường dây hạ thế Hệ thống lưới điện được đầu tư

nâng cấp hàng năm, đã góp phân tăng tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên,

an toàn lên mức 100 % và có 112/112 xã đạt tiêu chí 3.4 Về Trường học

Toàn tỉnh đã xây mới thêm 1.314 phòng học kiên cố, trong đó: Mam non

504 phòng học, nâng tỷ lệ kiên cố lên 744, so với năm 2011 tăng 20; Tiểu học

685 phòng, nâng tỷ lệ kiên cố lên 94%, tăng 7% so với năm 2011; Trung học cơ sở 125 phòng, nâng tỷ lệ kiên cố lên 98%, so với năm 2011 tăng 4%

Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được xác định là giải

pháp nhăm nâng cao chât lượng các mặt giáo dục, nhât là yêu câu thực hiện chuẩn chất lượng cao Giai đoạn 2011-2015, đã công nhận thêm 125 trường đạt

chuẩn quốc gia (Mầm non 40 trường, Tiểu học 28 trường và Trung học cơ sở 57 trường) Đã có 134/183 trường Mam non đạt chuẩn chiếm 73,2%; 159/174 trường Tiêu học đạt chuẩn chiếm 91,4% và 104/147 trường Trung học cơ sở đạt

chuẩn chiếm 70,7% Đã có 91/112 xã (81,3%) đạt tiêu chí

Trang 12

3.5 Cơ sở vật chất văn hóa

Các địa phương trong tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp các thiết chế văn hóa thê thao xã, thôn Kết quả đã có 70/112 xã có trung tâm văn hóa thể thao xã đạt chuẩn (đủ các hạng mục công trình như Hội trường, nhà luyện tập thể thao, sân vận động, sân khấu ngoài trời và một số xã có xây mới nhà chức năng); 974/1.072 thôn có nhà văn hóa, trong đó 464 thôn (43,28%) có đủ cả nhà văn hóa và sân thể thao đơn giản đạt chuẩn Đến nay, có 70/112 xã (62,5%) đạt tiêu chí

3.6 Chợ nông thôn

Sau 05 năm thực hiện xây dựng NTM, thực Nghị quyết số 14/2011/NQ-

HĐND ngày 03/8/2011 của HĐND tỉnh, kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh được đầu tư, từng bước hoàn thiện và đồng bộ, tỉnh đã huy động các nguồn vốn đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp 51/97 chợ nông thôn theo quy hoạch (xây mới 25 chợ; nâng cấp, cải tạo 26 chợ) đến hết năm 2015, có 44 chợ hoàn thành

và đưa vào sử dụng Đã có 96/112 xã (85, 7%) đạt, trong đó các xã không nằm trong quy hoạch và chưa có nhu câu đầu tư xây dựng chợ coi như đạt tiêu chí

3.7 Về Bưu điện

UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các

doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn bám Sát các yêu câu của tiêu chí để tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư phát trién ha tang mạng lưới, nhất là khu vực nông thôn Trong đó đặc biệt củng cố các điểm phục vụ bưu chính,

viễn thông, phát triển cáp quang, xây dựng các trạm thu, phát sóng ở 112 xã Đến

nay, 100% sô xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật viễn thông đáp ứng nhu cầu sử dung dich vụ truy cập Internet cho tổ chức, cá nhân trên

địa bàn thôn đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia, tỷ lệ đạt chuẩn 100% Đã có 112/112 xã (100%) đạt tiêu chí

3.8 Về Nhà ở dân cư

Trong 05 năm, toàn tỉnh đã hỗ trợ xóa được 5.348 nhà ở cho hộ nghèo; có khoảng gần 15.000 nhà ở đã được cộng đồng xây mới, cải tạo nâng cấp Nhân dân

tự chỉnh trang nhà cửa gọn gàng, xanh, sạch, đẹp; xây dựng các công trình phụ trợ như nhà bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi góp phan nang cao chất lượng

cuộc sống, tạo cảnh quan sạch đẹp Đã có 111/112 xã (99,1%) đạt tiêu chí

4 Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường

4.1 Về Giáo dục: Thực hiện Chương trình MTQG về giáo ‹ dục và đào tạo, toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở từ năm 2002 Đến nay, tỉnh vẫn duy tri dat chuẩn phổ cập trung học cơ sở ở 100% các xã Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiêp tục học phổ thông, bổ túc, học nghề của toàn tỉnh đạt 94,5% (tiêu chuẩn Tì rung wong quy định là 90%) và tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66% Đã có 100% sô xã đạt tiêu chí +%

Trang 13

4.2 Về Y tế: Trong 05 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, các trạm y

tế xã đã thường xuyên nhận được sự quan tâm của các cap ủy đảng, chính quyền địa Phuong, 72/112 xã đã được đầu tư nâng cấp cơ Sở vật chất nhà trạm và 1 trang

thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh Các cấp, ngành đã có sự phối hợp

chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, giáo dục chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân

Các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp phòng, chống và kiêm sốt dịch bệnh Cơng tác quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình đã đi vào nề nếp từ khâu đảo tạo tập huấn, nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện triển khai đến hệ thống biểu mẫu, số

sách, thống kê báo cáo, đã mang lại những kết quả thiết thực Nhân dân chú

trọng hơn đến việc cham SÓC, bảo vệ sức khỏe bản thân, tỷ lệ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế liên tục tăng (hết năm 2015 đạt 72,5 %) Đã có 77 xã (68,8%) đạt tiêu chí

4.3 Về Văn hóa

Hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư, tăng cường Đời sống văn hóa, tỉnh thần của người dân từng bước được nâng cao Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng các ngày lễ, các sự kiện chính trị lớn của đất nước và của tỉnh đã được tổ chức công phu, tạo được ân tượng sâu sắc, không khí vui tươi phần khởi, thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của đông đảo hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân, qua đó góp phần tích cực trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Nội dung, hình thức hoạt động ngày càng phong phú, khơi dậy và phát huy Vai trò làm chủ, sáng tạo văn hóa của nhân dân Nhiều xã đã khôi phục các lễ hội truyền thống góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tỉnh thần của người dân

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với

xdy dung NTM”; phong trào “Xây đựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa” phát triển rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh với số lượng và chất lượng ngày càng cao, góp phần tích cực vào việc xây dựng cộng đồng dân cư nông thôn ôn định và phát triên

Tổng số số thôn đạt tiêu chuẩn “Thôn, làng văn hóa” 05 năm liên tục tăng qua các năm: Năm 2011 là 643/1.072 thôn (đạt 59 ,9%), năm 2012 là 707 thôn

(65,9%), năm 2013 là 729 thôn (68%), năm 2014 là 750 thôn (70%) và năm

2015 là 770/1.072 thôn (71,8%) Đã có 90 xã (80,4%) đạt tiêu chí

4.4 Về Môi trường

Thực hiện Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của

HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn và Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 24/5/2012 của UBND tỉnh Quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015; UBND

tỉnh đã chỉ đạo các sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp & PTNT, Khoa

học & Công nghệ và các ngành liên quan cùng phối hợp với các địa phương quyết liệt tô chức thực hiện, bước đầu đạt được kết quả quan trọng: +

Trang 14

- Kết quả cung cấp nước sạch và thực hiện vệ sinh môi trường nông thôn:

Trong 05 năm qua, Sở Nông nghiệp &PTNT đã chỉ đạo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đầu tư xây dựng 07 công trình cấp nước tập trung ở các xã Sơn Đông, Vân Trục, Thái Hòa - Thi Trần Hoa Sơn (Lập Thạch);

Trung Hà, Trung Kiên (Yên Lạc); Tân Cương, Thị tran Tứ Trưng, Ngũ Kiên (Vĩnh Tường) Đang triển khai thi công 02 công trình cấp nước liên xã Đại Tự - Phú Đa; Hồng Phương — Liên Châu và dự kiến sẽ triển khai thi công dự án cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã (12 xã huyện Vĩnh Tường) Xây mới 256 công

trình cấp nước và công trình vệ sinh cho các trường mâm non, tiểu học, trung học cơ sở Xây dựng và hỗ trợ công trình cấp nước nhỏ lẻ ứng dụng công nghệ xử lý nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình do Đại sứ Australia tài trợ cho 362 hộ nghèo, gia đình chính sách; đồng thời tuyên truyền nhân rộng được hơn 1.500 hộ và đang chuẩn bị triển khai dự án hỗ trợ 380 thiết bị lắp đặt xử lý nguồn nước cho các hộ

gia đình Hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn xây dựng 5.809 ham Biogas, 25 bể lọc sục khí và 1.050 hộ làm đệm lót sinh học cho chăn nuôi gà, lợn góp phần giảm

thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn Với những kết quả trên, đến nay tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, môi trường nông thôn có những chuyên biến tích cực:

+ Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ 70,34% (năm

2011) lên 83,73% năm 2014 và năm 2015 đạt 85%, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng

nước sạch ước đạt 45%

+ Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh từ 53,4% (năm 2011) lên 92,18% (năm 2014) và năm 2015 đạt 96%

+ Tỷ lệ trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh từ 91,97% (năm 2011)

lên 98,19% (năm 2014) và năm 2015 đạt 100%

+ Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chí từ 56,53% (năm

2011) lên 72,82 % (năm 2014) và năm 2015 đạt 78,5%

+ Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh từ 48,8% (năm 2011) lên 69,08% năm 2014 và năm 2015 đạt 72%, trong đó chuồng trại

được xử lý bằng hầm biogas đạt 56%

+ Tỷ lệ cơ sở kinh doanh, dịch vụ đạt tiêu chuẩn về môi trường chiếm

90,27%

~ Nghĩa trang nhân dân các xã được quy hoạch, đầu tư cải tạo và xây dựng

hạ tầng thiết yếu Đến năm 2015, có 288 nghĩa trang được xây dựng đủ 5 hạng mục theo tiêu chí, các nghĩa trang còn lại đã đầu tư xây dựng, hoàn thành từ 1 đến 2 hạng mục và tiếp tục đầu tư, hoàn thiện theo quy định

- Hoạt động thu gom, xử lý chất thải đã được quan tâm hơn: Có 112/112

xã thực hiện thu gom, xử lý rác thải với tần suất thu gom trung bình từ 1-3 lần/tuân, tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 69% (tăng 24% so với năm 201 1)

- Hạ tầng thoát và xử lý nước thải nông thôn được hỗ trợ đầu tư từ nguồn

Trang 15

tuyến rãnh cần phải cải tạo, xây mới còn rất lớn, vì trước đây đầu tư không đồng bộ, chắp vá và đang bị xuống cap

Đánh giá chung về kết quả thực hiện tiêu chí Môi trường, hiện nay toàn

tỉnh đã có 72/112 xã (64,3%) đạt tiêu chí

5 Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ

gìn an ninh, trật tự xã hội

5.1 Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

a) Cán bộ xã đạt chuẩn: Đội ngũ cán bộ cấp xã đã được kiện toàn, củng

có, từng bước được chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ Qua hoạt động thực

tiễn đã có bước trưởng thành, đáp ứng với yêu cau, , nhigm vu trong tinh hinh mới Nhiều nơi đã luân chuyền, tăng cường cán bộ về xã Đến nay, ở 112 xã có

2.365 cán bộ, công chức, trong đó 2.329 người đạt chuẩn (chiếm 98,5%)

b) Các tổ chức trong hệ thông chính trị cơ sở: Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể theo quy định đạt 98,9 %

c) T6 chức đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh

Về tổ chức đảng: Tổ chức cơ sở đảng ở các xã đã được nâng cao chất lượng,

đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò hạt nhân trong lãnh đạo

thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở Trong triển khai xây dựng NTM, nhiều cấp ủy đảng cơ sở đã chủ động lựa chọn những vấn đề bức xúc, nỗi cộm, xem xét yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để bàn bạc, thảo luận trong cấp ủy,

chi bộ và xây dựng thành nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo thực hiện Nhờ vậy uy tín được nâng cao Kết quả đánh giá, phân loại đảng bộ trong sạch vững mạnh hàng năm như sau: Năm 2011 có 66/112 xã (58,93%), năm 2012 có 70/112 xã (62,5%), năm 2013 có 75/112 xã (66,96%), năm 2014 có 88/112 xã (78,5%), năm 2015 có

107/112 xã (95,5%) số xã đạt tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh

Về chính quyền: Các xã trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đúng chức năng,

nhiệm vụ, quy chế làm việc của HĐND và UBND; thể hiện năng lực tổ chức, quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật trên các lĩnh vực Qua xếp loại

Đảng bộ trong sạch vững mạnh bình quân hàng năm đạt 78, 6%

Về các tổ chức đoàn thẻ chính trị: Mặt trận tô quốc cấp xã đã phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây

dựng đời sống văn hóa, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các

hoạt động nhân đạo, từ thiện Xếp loại hàng năm, bình quân có 99,1% các tổ

chức đoàn thể chính trị đạt tiên tiến trở lên

Hết năm 2015, có 102/112 xã (91,1%) số xã đạt tiêu chí về hệ thống tô chức

chính trị xã hội vững mạnh x

Trang 16

5.2 An ninh trật tự xã hội

a) Công tác đảm bảo an ninh chính trị xã hội: Trong 0Š năm triển khai, thực hiện Chương trình, lực lượng Công an đã nắm chắc tình hình, chủ động

tham mưu đề xuất với cấp uỷ, chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các mặt công tác ở địa phương Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách pháp luật của nhà nước, không để xảy ra các điểm nóng về an ninh trật tự Đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo, dân tộc không để xảy ra những mâu thuẫn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân

Phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả đối với các đạo lạ hoạt động trái phép, làm giảm dần các mâu thuẫn khiếu kiện có tính chất phức tạp,

kéo dài, đông người tham gia, gop phan cing cố niềm tin và tăng cường tính đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân Vì vậy, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh đã được giữ vững, ổn định

b) Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đảm bảo trật tự an tồn xã

hội: Lực lượng cơng an các cấp đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể

trong hệ thống chính trị và các tổ chức quan chúng nhân dân, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đây mạnh công tác phòng, chống tội phạm, trọng tâm là tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho các tầng lớp nhân dân; quản lý chặt chẽ các loại đối tượng, chủ động tấn công, triệt xóa các băng

nhóm tội phạm, tệ nạn xã hội; không để hình thành tội phạm có tổ chức Tình hình

trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh luôn được giữ vững, ôn định Hết năm 2015, có 100/112 xã (89,3%) đạt tiêu chí

6 Về huy động, sử dụng nguồn lực

6.1 Kết quả huy động các nguôn lực để thực hiện Chương trình

Tổng nguồn lực thực hiện: 20.621,988 tỷ đồng, trong đó: - Ngân sách Trung ương: 183,206 tỷ đồng, chiếm 0,89%;

- Ngân sách địa phương (NSĐP): 6.701,651 tỷ đồng, chiếm 32,5% (Ngân

sách tỉnh 4.288,066 tỷ đồng, chiếm 63,99 % NSĐP; Ngân sách huyện 1.002.313

tỷ đồng, chiếm 14,95 % INSĐP; Ngân sách xã 1.411,272 tỷ đồng, chiếm 21,06 %

NSDP);

- Lồng ghép: 259,677 tỷ đồng, chiếm 1,26 %; - Tin dung: 6.454 tỷ đồng, chiếm 31,3%

- Doanh nghiệp: 1.146,765 tỷ đồng, chiếm 5,56%;

Trang 17

6.2 Ket qua phan bổ, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ theo quy định của

Trung ương (Nghị quyết 65/2013/QH13 của Quốc hội về phát hành bô sung và

các quyêt định của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2014 và 2015)

Trong 02 năm (2014 — 2015), tỉnh Vĩnh Phúc được giao 67 tỷ đồng vốn

trái phiếu Chính phủ (trong đó: Năm 2014 30 tỷ, năm 2015 37 tỷ đồng) Kết quả UBND tinh da phan b6 67 ty dong cho 32 xã, trung bình 2,094 tỷ đông/xã, cụ thê nhưsau: -

- Phân bô 59,9 tỷ đồng cho 30 xã thuộc diện ưu tiên: + 10,99 tỷ cho 01 xã đặc biệt khó khăn (xã Yên Dương);

„ 19,61 tỷ cho 17 xã phân đâu đạt chuẩn năm 2014, trung bình 1,154 tỷ đông/xã;

+06tỷ đồng cho 06 xã đạt từ 13 tiêu chí trở lên (phân bổ năm 2014 do

cấp huyện đăng ký đề xuất), trung bình 01 tỷ đồng/xã;

+ 23,3 tỷ đông cho 06 xã đăng ký đạt chuẩn năm 2015 (ưu tiên cho các xã

huyện đăng ký chỉ đạo đạt chuẩn chưa được UBND tỉnh bô trí kinh phí thực hiện trong năm 2015), trung bình 3,883 tỷ đồng/xã

- Phân bổ 7,1 tỷ đồng cho 03 xã đã đạt chuẩn nhưng chưa được bố trí kinh

phí theo cơ chê, trung bình 2,367 tỷ đồng/xã: 01 xã (Nhạo Sơn) đạt chuẩn năm

2013; 02 xã (Tam Hồng, Đồng Văn) đạt chuẩn năm 2014

- Nguồn kinh phí phân bộ hỗ trợ cho các xã tập trung thực hiện các nội dung:

+ Giao thông: 41,9 tỷ đông (41,5 tỷ đồng cứng hóa 55,16 km đường trục chính nội đồng; 0,4 tỷ đồng cứng hóa 0,85 km đường trục x4)

+ Môi trường: Hỗ trợ 12,5 tỷ đồng xây dựng 33,553 km rãnh thoát nước thải + Nghĩa trang: Hỗ trợ 8,1 tỷ đồng thực hiện xây dựng, cải tạo đạt chuẩn

36 nghĩa trang nhân dân

+ Thủy lợi: Hỗ trợ 3,5 tỷ đồng thực hiện kiên cố hóa 4.919 m kênh loại IIT + Cơ sở vật chất văn hóa: Hỗ trợ 01 tỷ đồng xây dựng nhà luyện tập thể

thao thuộc Trung tâm văn hóa xã

Nhìn chung, các đối tượng, định mức, nội dung phân bổ và sử dụng vốn

Trái phiêu Chính phủ đảm bảo theo quy định của Trung ương

(Chỉ tiết có biểu số 03 và 04/TK kèm theo) 7 Thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

- Số huyện đạt chuẩn NTM: Có 01 huyện (Yên Lạc) đã được Thủ tướng

Chính phủ Quyết định công nhận huyện dat chuan NTM nam 2015 và 01 huyện (Bình Xuyên) đã hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp & PTNT thâm định, đê

nghị Thủ tướng Chính phủ xét công nhận huyện đạt chuân NTM năm 2015

- Tổng số xã đạt chuẩn: 68/112 xã (60,7%) vượt 15 xã (13,7%) so với mục

tiêu đề ra; bình quân đạt 16,54 tiêu chí/xã tăng 9,88 tiêu chí so với năm 2010

- Số xã đạt chuẩn các tiêu chí cơ bản: Thu nhập có 97/112 xã (86,6%); Tỷ

lệ lao động có việc làm thường xuyên có 112 xã (100%); Hộ nghèo có 104 xã

(92,9%); Môi trường có 72/112 xã (64,3%)

(Chỉ tiết tại biểu số 06/TK kèm theo) s%

Trang 18

IV ĐÁNH GIÁ CHUNG

1 Những mặt được

(1) Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ

động sáng tạo trong triển khai thực hiện Bộ máy chỉ đạo, quản lý, thực hiện

Chương trình các cấp đã được thành lập, kiện toàn hoạt động có nê nếp, hiệu quả Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình kịp thời được ban hành Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt,

luôn quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện Chương trình; kịp thời ban hành những cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, các chính sách sát với thực tiễn có tác dụng thiết thực trở thành động lực thúc đây tiến độ triển khai thực hiện; các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và cấp huyện, cấp xã đã tích cực vào cuộc tổ chức thực hiện hoàn thành những tiêu chí theo kế hoạch

(2) Nhận thức trong đội ngũ cán bộ công chức các cấp và nhân dân về xây

dựng NTM đã có sự thay đổi rõ rệt; vai trò chủ thể của người dân trong xây

dựng NTM đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động

viên được người dân tham gia đóng góp xây dựng quê hương Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn được tổ chức kịp thời, đúng đối tượng; nội dung, thời

lượng và phương pháp truyền đạt phù hợp cho từng đối tượng

(3) Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương, tỉnh được triển khai kịp thời, sâu rộng qua các đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể; các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được nhân rộng Người dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Đào tao nghé cho lao động nông thôn bước đầu đã có hiệu quả Qua đó đã góp phần từng bước chuyển dịch cơ cầu kinh tế nông nghiệp đúng hướng, nâng cao chất lượng — hiệu quả sản xuất, nhất

là các sản phẩm the mạnh của tỉnh

(4) Bộ mặt nông thôn Vĩnh Phúc đã có nhiều đổi mới, kinh tế tăng trưởng

khá, cơ cấu có sự chuyển dịch tích cực; sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tỉnh thần người dân từng bước được nâng lên; hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm

1,71%, hết năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn dưới 2,5%

(5) Hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng: 100% số xã đã

được quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch NTM; 100% đường liên

xã; 92% đường trục xã; 83,9% đường trục thôn, ngõ xóm và 54.9% đường giao

thông nội đồng được cứng hóa

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và

dân sinh Các công trình đầu mối, trạm bơm, hồ đập vùng khó khăn về nguồn nước đã từng bước được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng

Hệ thống điện lưới, viễn thông đáp ú ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sông nhân dân; 100% sô xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, hạ tầng kỹ thuật viễn thông đạt tiêu chí quốc gia, sóng viễn thông được phủ 100% diện tích toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng truy cập mạng Internet của

cộng đồng dân cư nông thôn %

Trang 19

_ Mạng lưới chợ nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa, trường học được nâng cap, xây mới góp phân phục vụ nhu câu trao đôi, lưu thông hàng hóa phục vụ đời sông nhân dân

(6) Lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường được quan tâm đầu tư và có nhiều tiễn bộ; giáo duc đào tạo được quan tâm đặc biệt Phong trào xây dựng gia

đình văn hóa, làng xã văn hóa được triên khai tích cực Công tác y tế, chăm sóc

sức khỏe ban đầu cho cán bộ và nhân dân được quan tâm (có 71,8% số thôn đạt

thôn văn hóa 05 năm liên tục; tỉnh tiếp tục duy trì đạt chuân phổ cập THCS, học

sinh tôt nghiệp năm 2015 đạt 99,5%, có 94,5% học sinh tốt nghiệp trung học cơ

Sở tiệp tục học phổ thông, bể túc, học nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%,

hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động; tỷ lệ người dân nông thôn

tham gia các loại hình bảo hiểm y tế tăng qua các năm, năm 2015 ước đạt 72,5 %;

có 85% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh trong đó tỷ lệ hộ sử

dụng nước sạch ước đạt 45%) Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

được giữ vững và ơn định, phong trào tồn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đạt kết quả tốt Hệ thống chính trị vững mạnh, hoạt động hiệu lực hiệu quả

(7) Toàn tỉnh đã huy động tốt các nguồn lực cho Chương trình xây dựng NTM: Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh đã ưu tiên, tập trung bố

trí kinh phí và phân bổ kịp thời cho các xã triển khai thực hiện Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đã triển khai các cơ chế chính sách tín dụng và có giải pháp thực hiện do đó đã huy động tốt nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tham gia tích cực các hoạt động an sinh xã hội trên địa

bàn tỉnh Ngoài ra, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên bước đầu đã huy động được sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư

2 Mặt hạn chế

(1) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức

năng ở một số địa phương, đơn vị chưa tốt, nhất là cáp xã Một số nơi, Ban Chỉ

đạo xã, Ban phát triển thôn chưa thực sự quan tâm, vào cuộc; trách nhiệm chưa cao; hoạt động lúng túng, kém hiệu quả Năng lực đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng

yêu cầu, còn tâm lý ngại khó, sợ khổ và trông chờ, ÿ lại vào cấp trên Ngoài ra,

hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp có nơi chưa thường xuyên, sâu sát, việc phát hiện, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở còn chưa kịp thời; hiệu quả hoạt động của một số cơ quan, bộ phận giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp chưa cao

(2) Công tác tuyên truyền, vận động mặc dù được triển khai tích cực với

nhiều hình thức nhưng nội dung tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh ở một số nơi còn chưa thường xuyên, liên tục; thông tin chưa đáp ứng nhu cầu của

nhân dân Chưa có nhiều bài viết sâu sắc, chất lượng, đi sâu phân tích, tông hợp,

đánh giá những mặt được và những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai

thực hiện Chương trình Ngoài ra, một số huyện, kinh phí dành cho công tác

tuyên truyền chưa đảm bảo, chưa thống nhất, chưa xác định rõ cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm tham mưu, tổng hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác tuyên truyền

nên hiệu quả và chất lượng tuyên truyền chưa cao Do đó, một bộ phận nhân

Trang 20

dân còn chưa nhận thức đầy đủ mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình; vai trò chủ thể của người dân chưa thực sự được thể hiện, phát huy nhất là ở các xã chưa đạt chuẩn Vì vậy, chưa tập hợp, phát huy được hết các nguồn lực và sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng NTM

(3) Thực trạng nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã có những phát triển vượt bậc Tuy nhiên, một số xã trên địa bàn tỉnh đời sống của người dân còn khó

khăn; thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm nhưng so với nhu cầu thiết

yếu còn nhiều hạn chế; các giải pháp cho giải quyết các vấn đề về việc làm, phát

triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động chưa đủ mạnh, thiếu bền vững;

môi trường nông thôn còn bức xúc, cảnh quan nông thôn chưa thực sự được cải thiện; tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng; việc thực hiện nếp số sông văn minh trong việc cưới, mừng thọ ở một sô nơi chuyển biến chưa đáng kể

(4) Sự phối kết hợp giữa các sở, ban, ngành và các địa phương; giữa các phòng, ban câp huyện với xã còn chưa thường xuyên, nhất là thời kỳ đầu triển khai Chương trình Việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo chưa tốt đã ảnh

hưởng rất lớn đến công tác tông hợp, tham mưu, chi dao điều hành của Ban chỉ

đạo các cấp

(5) Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, các thủ tục đầu tư xây dựng và

tổ chức thực hiện trong 05 năm qua ở một sô nơi còn chậm, nhất là xây dựng công trình Chợ, các thiết chế văn hóa xã, thôn, đôi khi lúng túng trong thực hiện (6) Công tác huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM ở các xã còn gặp nhiều khó khăn và chủ yếu dựa vào hỗ trợ của ngân sách Nhà nước Vốn hỗ trợ

từ ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu; việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách còn hạn chế; doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn ít; cơ chế giải ngân vốn nhà nước hỗ trợ cho các công trình xây dựng

NTM có lúc, có khâu còn vướng mắc

(7) Nguồn lực chủ yếu dành cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, các vấn đề về văn hóa, xã hội, môi trường và đặc biệt phát triển sản xuất mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu Xây dựng NTM ở các xã chủ yêu tập trung vào xây dựng các công trình hạ tầng NTM để đạt tiêu chí về hạ tầng, còn Các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hoá — xã hội — môi trường ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức

(8) Trong xây dựng các công trình hạ tầng NTM, một số xã lập dự án với quy mơ, dự tốn cơng trình quá lớn, vượt khả năng cân đối vốn dẫn đến nợ đọng

trong xây dựng cơ bản, nhất là một số công trình Trung tâm văn hoá xã

(9) Một số tiêu chí trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, số xã đạt tiêu chí còn thấp như: Giao thông (75/112 xã), Cơ sở vật chất văn hóa

(70/112 xã), Chợ nông thôn 51/97 chợ theo quy hoạch đạt chuẩn, Y tế (77/112

xã), Môi trường (72/112 xã đạt chuẩn)

Trang 21

3 Nguyên nhân

3.1 Nguyên nhân khách quan

(1) Chương trình mới được triển khai, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, do đó không ít cán bộ các cấp còn lúng túng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện

(2) Khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài từ cuối năm 2008 đến nay và những khó khăn về kinh tế trong nước, kinh tế của tỉnh đã ảnh hưởng đến việc huy động và bố trí nguồn lực thực hiện Chương trình

(3) Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thường xuyên có thiên tai, hiệu quả thấp Thị trường bất động sản trầm

lắng, các địa phương gặp khó khăn trong việc đấu giá quyền sử dụng đất đẻ tạo nguôn đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn

(4) Xây dựng NTM là Chương trình phát triển tổng thể, toàn diện h nông thôn nên nhu cầu von đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất là rất lớn trong khi nguồn lực của địa phương có hạn

_ (5) Các chế độ, chính sách của nhà nước có nhiều thay đổi dẫn đến các thủ tục về đền bù GPMB, XDCB kéo dài làm chậm tiến độ thực hiện

(6) Một số tiêu chí như Giao thông, Cơ sở vật chất ,văn hóa, Chợ nông thôn,

Môi trường khó thực hiện, cần nhiều kinh phí, các xã mất nhiều thời gian để huy

động các nguồn lực cũng như thực hiện các thủ tục đầu tư Xây đựng, tiên hành giải phóng mặt bằng (giải quyết các vướng mắc), tô chức để thi công Đặc biệt tiêu chí Môi trường không chỉ đòi hỏi chú trọng đâu tư về kinh phí mà còn cân sự vào cuộc của các câp, ngành, đặc biệt của cả cộng đồng dân cư (ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường trong xây dựng NTM chưa cao); công tác quy

hoạch, lựa chọn địa điểm và giải phóng mặt bằng cho các công trình hạ tầng bảo vệ môi trường như bãi chôn lâp, khu lò đốt rác thải, công trình xử lý nước thải tập

trung gặp rất nhiều khó khăn do không nhận được sự đồng tình, ủng "hộ của nhân dân; quy trình, thủ tục liên quan đến triển khai các dự án hỗ trợ hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn còn phức tạp, chưa thực sự được đơn giản hóa nên tiến độ triển khai còn chậm; công nghệ xử lý rác thải phù hợp với điệu kiện thực tế ở khu vực nông thôn hiện còn thiêu, trong khi trên địa bàn tỉnh vẫn chưa xây dựng được nhà máy xử lý rác thải tập trung đê giải quyêt nhu cầu bức xúc hiện nay

3.2 Nguyên nhân chủ quan

3 (1) Điều kiện, môi trường làm việc của cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các câp chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; kinh phí hoạt động chưa được quan tâm đúng mức; đội ngũ công chức, viên chức kiêm nhiệm làm công tác xây dựng NTM các cấp, các ngành chưa được hỗ trợ phụ cấp Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cấp huyện và cán bộ công chức cấp xã làm công tác xây dựng NTM hiện nay đều hoạt động kiêm nhiệm, thiếu tính chuyên nghiệp Thành viên tổ ,BIÚP việc chủ yếu là cán bộ trưng tập từ các phòng, ban của huyện, nhân sự thiếu én định, hạn chế trong công tác tham mưu, đề xuất

Trang 22

bố trí nhưng còn ít so với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ Đội ngũ phóng viên, biên tập viên còn thiếu, trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyên, vận động

còn hạn chế như một số địa phương chất lượng hệ thống truyền thanh kém, thậm

trí không có Đối tượng của công tác tuyên truyn, vận động đa phân là người dân và cộng đồng nên rất đa dạng; trình độ không đồng đều, nhận thức còn hạn

chế và cần có thời gian đê thay đôi

(3) Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ ở một số địa phương trách nhiệm chưa cao, còn ỷ lại vào sự chỉ đạo của cập trên Một bộ phận nhân dân còn chưa thực sự nêu cao tỉnh thân tự chủ trong xây dựng NTM, còn tư tưởng trông chờ vào nhà nước

4 Bài học kinh nghiệm

(1) Công tác chỉ đạo phải sâu sát, quyết liệt, đảm bảo tiến độ thực hiện từng tiêu chí, dự án, công trình Chủ động xây dựng các cơ chê chính sách,

nguôn lực; phân cấp, phân quyên, phân trách nhiệm từ tỉnh đên cơ sở

(2) Khẳng định và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân thực sự

làm chủ thê, phát huy vai trò tích cực của các thôn, xóm trong xây dựng NTM là

yếu tố quyết định cho sự thành công của Chương trình Cân lam tot công tác tuyên truyền, vận động phát huy tính chủ động và sáng tạo của người dân

Nghiêm túc thực hiện các nguyên tặc dân chủ, công khai, minh bạch, thực sự quan tâm tới lợi ích thiệt thực của dân trong việc quyết định lựa chọn nội dung, quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM ở địa phương

(3) Thực hiện Chương trình Xây dựng NTM là quá trình vừa làm vừa học Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các câp cân phải có năng lực, trách nhiệm, tâm huyết, được cập nhật thông tin, đào tạo tập huân, bôi dưỡng nâng

cao nghiệp vụ thường xuyên

Thực tiễn cho thấy, địa phương nào có cán bộ chủ chốt, có năng lực, trách nhiệm, tâm huyệt, làm tôt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, tạo ra được sự dong thuận cao thì sẽ dễ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và đều đạt kết quả cao trong thực hiện các tiêu chí

(4) Cần nêu cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, giám sát của HĐND và

sự phôi hợp của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là vai trò của người

đứng đâu Câp ủy đảng các cap cần có sự lãnh đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt; có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình ở mỗi địa phương, đơn vị

Cần phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành nhất là trong việc chỉ

đạo các xã Ngoài việc phân công thành viên Ban chỉ đạo phục trách lĩnh vực, cân phân công Ban chỉ đạo phụ trách xa dé nam chắc tình hình và kịp thời chỉ đạo, đê xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cơ sở

(5) Nguồn lực của Nhà nước rất quan trọng, có tác dụng như “đòn bay”

trong xây dựng NTM Do đó, phải có chính sách hỗ trợ phù hợp, thực hiện công khai, minh bạch, tạo được niêm tin và sự đồng thuận cao trong nhân dân đê huy động được nhiêu nguôn lực cho xây dựng NTM, đặc biệt là vôn và dat dai Khi

triển khai thực hiện Chương trình, các cấp, các ngành cân cân đôi nguôn lực

đảm bảo bố trí đủ vốn, kịp thời theo cơ chế đầu tư hỗ trợ của tỉnh và của địa

Trang 23

phương Các sở, ngành, UBND cấp huyện, kịp thời ban hành các văn bản hướng

dẫn nhất quán, ngăn gọn, dễ thực hiện; cần phân cấp, phân quyền rõ ràng, phù

hợp thực tê

Việc huy động nội lực trong dân phải theo nhiều hình thức: Đóng góp trực tiếp bằng công sức, tiền của vào các công trình; đóng góp gián tiệp băng đầu tư vào sản xuât kinh doanh tạo việc làm để nâng cao thu nhập, đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà ở, công trình vệ sinh, cải tạo vườn, ao, tường rào, cổng ngõ để có cảnh quan môi trường sạch đẹp „ Việc đóng góp phải được bàn bạc dân chủ và thống nhất, có sự giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch thì người dân sẽ tin tưởng và tích cực ( tham gia Người dân phải thường xuyên chăm lo xây dựng, giữ gìn cơ sở vật chất, nếp sống văn mỉnh mới có thé duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt được

(6) Các cấp ủy đảng, chính quyền cần coi trọng công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình tô chức thực hiện Chương trình; kịp thời khen thưởng động viên những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, phê bình, uốn nắn những tô chức, cá nhân làm chưa tốt nhằm khích lệ các cơ quan, đơn vị và toàn thể nhân

dân tích cực thực hiện Chương trình; hàng năm tiên hành đánh giá, rút kinh

nghiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện cho những năm tiếp theo đạt hiệu quả

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2020

I MỤC TIÊU

1 Mục tiêu chung

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với các địa phương đã đạt chuẩn Tập trung đầu tư, chỉ đạo quyết liệt 44 xã còn lại đạt chuẩn NTM theo đúng lộ trình

2 Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2017 tỉnh Vĩnh Phúc đạt chuẩn NTM: Có 94/112 xã (83,9%) đạt

chuẩn; Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và 6/7 huyện (Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương) đạt chuẩn NTM

II NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1 Nhiệm vụ trọng tâm

1.1 Tập trung dau tu xây dung cơ sở hạ tầng thiết yếu dé dat chuẩn và nâng cao chất lượng các tiêu chí hạ táng kinh tế xã hội

- Giao thơng: Hồn thiện hệ thống đường giao thông đến trung tâm xã và đường trục thôn, đường trục chính nội đồng

- Thủy lợi: Tiếp tục đầu tư để 100% kênh cấp II trên địa bàn tỉnh được kiên cố hóa phục vụ tốt hơn yêu cầu sản xuất và dân sinh

- Điện nơng thơn: Hồn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuât trên địa bàn các xã

Trang 24

- Trường học: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã

- Trạm y tế xã: Hoàn thiện hệ thống các công trình | phuc vu viéc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã, đáp ứng yêu câu tiêu chí sô 15 về y tế

- Cơ sở vật chất nhà văn hóa, khu thể thao thôn, đáp ứng, nâng cao chất

lượng hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã, thôn

- Chợ nông thơn: Tiếp tục rà sốt điều chỉnh bỗ sung quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn, thực hiện đâu tư xây dựng Chợ theo lộ trình từng năm đồng thời

tăng cường, phối hợp với các địa phương trong việc nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước vê hoạt động thương mại và đầu tư kết cầu hạ tâng chợ trên địa bàn tỉnh

1.2 Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch

cơ cầu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân

Thực hiện tốt “ Đề án tái cơ cầu ngành nông nghiệp gin với chuyển đổi cơ

cấu lao động nông thôn đến năm 2020 và định hướng đến 2030” và các đề án của địa phương, trên cơ sở quy hoạch vùng, các xã căn cứ lợi thế, điều chỉnh lại

đề án sản xuất, quy hoạch chỉ tiết sản xuất

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất ở

nông thôn trên cơ sở tiếp tục thực hiện Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM theo Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ, các chương trình giống, khuyến nông

Nâng cao chất lượng đào tao nghề cho lao động whats thôn Chú trọng đào tạo nông dân chuyên nghiệp, đồng thời nâng cao trình độ, năng lực quản lý, thị

trường cho chủ các trang trại, gia trại, các hợp tác xã, tổ hợp tác,

Tiếp tục đi mới tổ chức sản xuất theo hướng tập trung chỉ đạo phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hỗ trợ cho nông dân, chú trọng việc xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả; mô

hình liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tê khác

1.3 Bảo vệ môi trường nông thôn

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong việc

bảo vệ môi trường hiện nay

Sở Tài nguyên & Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản cụ thể hóa các nội dung thực hiện tiêu chí như: Quy định cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2016- 2020 theo hướng tăng cường vai trò thâm định, phân bô vốn hỗ trợ, công tác kiểm tra, giám sát của cấp huyện;

hướng dẫn liên ngành về trình tự, thủ tục quản lý, sử dụng kinh phí thu gom, xử lý rác thải có sự tham gia, giám sát của cộng đồng dân cư; hướng dẫn liên ngành

vê quản lý kinh phí hỗ trợ cải tạo rãnh thoát nước thải, hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang nhân dân; hỗ trợ xử lý chất thai trong khu chăn nuôi tập trung (kèm theo

việc ban hành các thiết kế, dự toán mẫu các hạng mục) Ban hành tiêu chí hỗ trợ

xử lý chất thải chăn nuôi, xử lý chất thải làng nghề, cấp nước sạch quy mô hộ gia đình; đề xuất xây dựng khu xử lý rác thải tập trung, áp dụng công nghệ cao,

quy mô liên xã, cụm xã hoặc cấp huyện #

Trang 25

Tập trung giải quyết vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn trong quá

trình phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sông sinh hoạt của cộng đồng dân cư

nông thôn: Cập nước sạch; thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý môi trường trong sản xuất (thuốc bảo vệ thực vật, chất thải chăn nuôi, nước thải làng nghé, ) và xây dựng cảnh quan môi trường xanh — sạch — đẹp

Xây dựng các mô hình thí điểm về xử lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt

phù hợp với các khu vực trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến 1.4 Xây dựng đời sống văn hóa nơng thơn

Hồn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa, thẻ thao thiết thực với người

dân, tạo điêu kiện đề tô chức và phát triển các hoạt động văn hóa thể thao trên

địa bàn nông thôn

Xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản bảo vệ an ninh trật tự xã hội ở

thôn, xóm Xây dựng hương ước nêu cao tính tự giác, đoàn kết của cộng đồng dân cư

1.5 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, đẩy mạnh xây dựng

phong trào toàn dân bảo vệ an ninh to quoc gan với cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và thực hiện Chương trình xây dung NTM”,; tăng cường công tác đảm bảo an ninh nông thôn, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, trật tự an toàn giao thông; thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu dân cư, xã,

cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “4n roàn về an nình trật tự”

kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn những vấn đề phức tạp nổi lên về an ninh trật tự, đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM

2 Một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả triển

khai Chương trình

2.1 Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình

Tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp Sớm thành lập Văn phòng điêu phối nông thôn mới cấp huyện và bô trí cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới cập xã theo Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ

Ban Chỉ đạo, UBND cấp huyện phối hợp với các ngành rà soát, xây dựng kế hoạch chỉ tiết hàng năm triển khai thực hiện từng tiêu chí xây dựng NTM trên

địa bàn nói chung và đối với từng xã nói riêng, trong đó đặc biệt cụ thê hoá nhiệm

vụ, giải pháp thực hiện ở các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2016 (năm quyết định thực hiện để đạt mục tiêu tỉnh đạt chuẩn năm 2017) làm cơ sở cho công tác chỉ đạo điêu hành từ tỉnh tới cơ sở được thông suốt và hiệu quả

Các cấp, ngành, đặc biệt cấp huyện cần tích cực hỗ trợ cho các xã chưa đạt

chuẩn sớm hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản; giải phóng mặt băng, thu hồi đất phục vụ xây dựng đạt chuẩn các công trình cơ sở hạ tâng thiết yêu (nhất là các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2016)

Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện cần có kế hoạch hoạt động, phân công cụ thể cho

các thành viên phụ trách địa bàn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện

ở các xã %

Trang 26

2.2 Tiép tuc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận

thức, phát huy cao sự tham gia tích cực chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội

Các cấp ủy Đảng, chính quyền; các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội,

thông tin, truyền thông cần quan tâm chỉ đạo, định hướng kịp thời, thường

xuyên và đầu tư một cách thiết thực cho công tác tuyên truyền

Trên cơ sở đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện và những bài

học kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền thời gian qua Các cơ quan không ngừng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyên Xây dựng kế hoạch tuyên

truyền phù hợp với điều kiện thực tiễn, thực hiện có trọng tâm, trọng điêm

Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung về mục đích, ý nghĩa, mục tiêu, kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh; tuyên truyên

những tắm gương sáng, những tập thẻ cá nhân tiêu biểu, những cách làm hay,

sáng tạo, đồng thời phê phán những tư tưởng trong chờ ỷ lại; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình;

phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, người dân trong

quá trình thực hiện Chương trình

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập

viên, báo cáo viên đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ xây dựng NTM Thường

xuyên đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, chú trọng

hình thức tuyên truyền trực tiếp Các cơ quan thông tấn, báo chí cần phải tạo ra diễn đàn để bạn đọc, các nhà quản lý, nhà chuyên môn, người nông dân chia sẻ

những quan điểm, ý kiến, kinh nghiệm trong xây dựng NTM Chú trọng phối hợp tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, đặc biệt đối với các thôn, xã;

tăng cường thời lượng phản ánh tin, bài viết về hoạt động tham gia xây dựng NTM của các tổ chức, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả và những

mô hình, điển hình tiên tiến; Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình các cấp thường xuyên kiểm tra, đôn đóc, tông kết, rút kinh nghiệm, chỉ đạo nhân rộng

Kịp thời biểu dương, khen thưởng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa với

việc biểu dương các tập thẻ, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào

xây dựng NTM và tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa

phương trong và ngoài tỉnh

2.3 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình

Xây dựng, ban hành chính sách đối với các vùng đặc thù, trong đó ưu tiên

hỗ trợ đầu tư các công trình trực tiếp phục vụ phát triên sản xuất theo đề án tái cơ cầu ngành nơng nghiệp

Rà sốt, sửa đổi bỗ sung để ban hành đồng bộ các chính sách về huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, trong đó ưu

tiên cho các vùng còn nhiều khó khăn; tăng cường phân cấp cho cấp xã, tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực hiện

Trang 27

2.4 Huy động các nguôn lực xã hội và cân đối đủ nguôn lực, đảm bảo thực hiện tôt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Ngân sách tỉnh cần đảm bảo nguồn lực thực hiện Chương trình theo lộ trình đăng ký của các địa phương cũng như kịp thời phân bổ đúng thời gian theo quy định Đồng thời sớm có kế hoạch giải ngân nguồn vốn Trung ương (nếu có);

Cấp huyện, xã chủ động xác định quỹ đất, lựa chọn quy hoạch vị trí thuận lợi, tạo quỹ đất sạch đề thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn cho xây dựng NTM

Cần tăng cường thực hiện cơ chế đặc thù trong xây dựng các công trình như: Trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa thôn; giao thông nông thôn, nội đồng: ưu tiên cho các tổ, nhóm thợ, HE dân trên địa bàn trực tiếp thi công

Tiếp tục nghiên cứu các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình phù hợp và đảm bảo thống nhất thực hiện ở các địa phương

II NGUÒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2018 Dự kiến tổng kinh phí: 6.872,146 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương trực tiếp và lồng ghép: 175,92 tỷ đồng;

- Ngân sách địa phương: 4.451,11 tỷ đồng; - Vốn Doanh nghiệp: 1.202,92 tỷ đồng; - Dân góp: 426,647 tỷ đồng; - Nguồn khác: 615,549 tỷ đồng 1V ĐÈ XUẤT, KIÊN NGHỊ 1 Đề nghị Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương

UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương một sô nội dung sau:

- Nghiên cứu sửa đổi một số tiêu chí nông thôn mới như: Cơ sở vật chất văn hóa, Bưu điện, Văn hóa, Môi trường đảm bảo phù hợp với thực tế; ban hành Quyết định tiêu chí huyện NTM; thành phố, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM Hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục xét công nhận và công bố

thành phó, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đầu tư đặc thù trong quản lý đâu tư xây dựng các công trình thực hiện Chương trình mục tiêu quôc gia xây dựng nông thôn mới

- Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục xét công nhận và công bố thành phố, thị xã hoàn thành nhiệm | vụ xây dựng NTM để các địa phương có căn cứ triên khai thực hiện; hướng dẫn cụ thể về kinh phí hoạt động của Văn phòng điều phối cấp huyện; có chính sách phụ cấp cho công chức,

viên chức kiêm nhiệm làm công tác xây dựng NTM; tăng cường công tác đào

tạo, tập huấn và thăm quan thực tế cho đội ngũ cán bộ các cấp »

Trang 28

2 Đối với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh

Thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát Chương trình xây dựng NTM của các địa phương;

Ưu tiên bố trí nguồn lực cho thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đặc biệt là đôi với các xã, huyện đăng ký đạt chuân NTM hàng năm

Ngày đăng: 19/10/2022, 08:11

w