1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn học, Ams và Chu Văn An, tuyển sinh 10, 2001

5 489 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 46,5 KB

Nội dung

Văn học, Ams Chu Văn An, tuyển sinh 10, 2001 Phần 1: (7 điểm) 1) Hãy chép lại tám câu thơ đầu trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ của nhà Huy Cận trong bản in theo SGK lớp 9. 2) Có bạn cho rằng từ đông trong câu thơ Hát rằng cá bạc biển Đông lặng có nghĩa chỉ phương hướng(phương Đông. Em hãy tìm ba từ đồng âm khác nghĩa với từ đông nói trên bằng cách cho ví dụ nêu ngắn gọn nghĩa của các từ đó. 3) Để phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, một bạn học sinh viết: "bài thơ đâu chỉ vẽ ra trước mắt ta cảnh đêm trăng trên biển lộng lẫy, huy hoàng mà còn là lời ngợi ca những con người lao động mới - những người ngư dân đêm ngày gắn bó với biển Đông." a) Nếu coi đây là câu mở đầu của một đoạn văn theo kiểu tổng phân hợp-phân tích-tổng hợp, thì theo em, đề tài của đoạn văn ấy là gì? b) Em hãy viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 10 câu đẻ hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài mà em vừa xác định, trong đó có ít nhất hai lời dẫn trực tiếp câu kết đoạn là một câu bị động. Phần 2: (3 điểm) 1) Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết về Bác Hồ Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Theo em, hình ảnh mặt trời trong câu thơ trên có phải là ẩn dụ không? Vì sao? Em hãy tìm hai trường hợp trong các bài thơ đã học, trong đó có hình ảnh Mặt trời được dùng với ý nghĩa tương tự. 2) Em hãy đọc câu thơ: Một tiếng chim kêu sáng cả rừng. a) Trong thực tế, tiếng chim chỉ là âm thanh, không thể đem lại ánh sáng cho cả cánh rừng. Thế nhưng câu thơ vẫn được coi là đặc sắc. Vì sao vậy? b) Từ đó, em có thể nhận xét gì về cái hay của câu thơ Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông trong bài thơ dôàn thuyền đánh cá mà em vừa tìm ở phần trên? Văn học, Ams Chu Văn An, tuyển sinh 10, 2003 1.Mở đầu bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi!Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng và ở cuối bài,nhà thơ bày tỏ nguyện ước: "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này". Theo em, những hình ảnh nào là ẩn dụ? Em cảm nhận được từ các hình ảnh ẩn dụ đó ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu. 2.Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt NAm. Hãy chép lại hai câu nối tiếp nhau của một bài thơ đã học mà trong đó,nhà thơ đã mượn hình ảnh cây tre để gợi liên tưởng đến tình yêu thương đoàn kết của người Việt Nam(Ghi rõ tên tác giả,tác phẩm). Phần II(6 điểm): 1.Một bài thơ trong sách văn học 9 có câu: Làn thu thuỷ,nét xuân sơn a)Hãy chép 9 câu thơ nối tiếp câu thơ trên. b)Đoạn thơ em vừa chép có trong tác phẩm nào, do ai sáng tác??? Kể tên nhân vật được nói đến trong đoạn thơ. 2.Từ "Hờn" trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn viết sai thành từ"buồn".Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ. 3.Để phân tích ý nghĩa đoạn thơ đó,một học sinh có câu:Khác với Thuý Vân,Thuý Kiều mang một vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" về cả tài lẫn sắc. a)Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn của một đoạn văn tổng phân hợp thì đoạn văn ấy mang đề tài gì? b)Viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng từ tám đến mười câu để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài em vừa xác định.Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập(gạch một gạch dưới câu ghép đẳng lập đó) Văn học, Thi vào 10, Chuyên Hà Nội Amsterdam - Chu Văn An,2005 Phần I (7 điểm): Trong bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có câu Ta làm con chim hót 1.Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên. 2.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.Hoàn cảnh đó có ý nghĩa nhu thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ ? 3. ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ"Tôi", nhung ở đoạn thơ vừa chép lại sử dụng đại từ "Ta".Vì sao vậy? 4.Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết: Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nuớc, Thanh hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ. Phần II( 3 điểm) Duới đây là một phần của truyện ngắn "Làng'( Kim Lân): -Thế nhà con ở đâu? -Nhà ta ở làng chợ Dầu. -Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ; -Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: -à, thầy hỏi con nhé.Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo rành rọt: -ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! N¬ớc mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.Ông nói thủ thỉ: -ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. (Sách Văn học 9, tập hai-NXB Giáo dục. Sách Ngữ văn 9 thí điểm, tập một-NXB Giáo dục) 1.Qua đoạn đói thoại này, em thấy tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt?Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này nhu thế nào? 2.[/b]Vì sao khi xây dựng hình t¬ợng nhân vật chính luôn huớng về làng chợ Dầu nh¬ng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là "Làng" chứ không phải là "Làng chợ Dầu'??? 3.[/b]Em hãy nêu tên hai tác phẩm văn xuôi Việt nam đã đ¬uợc học, viết về đề tài nguời nông dân ghi rõ tên tác giả. Văn học, Tuyển sinh THPT, Sở GD-ĐT Nam Định, 2008 Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Gồm 8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Dòng nào chỉ nêu tên những văn bản tự sự trung đại? A. Hoàng lê nhất thống chí, Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh B. Chuyện người con gái Nam Xương, Bàn về đọc sách, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh C. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Truyện Kiều, Lặng lẽ Sa Pa D. Những ngôi sao xa xôi, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Truyện Lục Vân Tiên 2. Nhận định sau đúng với trích đoạn nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du? "Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình". A. Chị em Thúy Kiều B. Cảnh ngày xuân C. Mã Giám Sinh mua Kiều D. Kiều ở lầu Ngưng Bích 3. Trong truyện Làng, nhà văn Kim Lân đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông bộc lộ tính cách của mình? A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nhờ người khác đọc cho nghe B. Ông hai tình cờ nghe được tin làng ông theo giặc từ những người tản cư C. Ông Hai nghe bà chủ nhà nói bóng gió D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ da diết cái làng Chợ Dầu của mình 4. Tình cảm chủ đạo trong bài thơ Viếng lăng Bác là gì? A. Nỗi đau đớn tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa B. Niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha, thành kính của tác giả đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ Nam ra Bắc thăm Bác D. Những suy nghĩ về đất nước quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác 5. Bài thơ nào xây dựng được một hình tượng thiên nhiên đẹp trong sáng, giản dị, giàu sức gợi, thể hiện ước nguyện cống hiếng chân thành của nhà thơ cho đất nước? A. Mùa xuân nho nhỏ B. Sang thu C. Viếng lăng Bác D. Ánh trăng 6. Câu thơ nào có tính triết lí đúc kết một quy luật cuộc sống? A. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm B. Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá C. Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con D. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 7. Câu thơ nào chứa hình ảnh ẩn dụ? A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát B. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ C. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá D. Không có kính không phải vì xe không có kính 8. Câu thơ nào mang nghĩa tường mình A. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời B. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương C. Đêm nay rừng hoang sương muối D. Muốn làm cây tra trung hiếu muôn đời Phần II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) a) Những từ ngữ được gạch chân trong các câu văn sau thuộc thành phần gì? - "Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta, trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng." (Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000, Ngữ văn 8) - "Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức." (Làng - Kim Lân, Ngữ văn 9) b) Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về hiện tượng ô nhiễm môi trường nơi em đang sinh sống, trong đó sử dụng 1 câu ghép. Chỉ ra phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu ghép đó. Câu 2: (5,5 điểm) a) Kể tóm tắt trích đoạn truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) trong sách Ngữ văn 9, tập một. b) Nêu cảm nhận của em về tình cảm ông Sáu dành cho con trong những ngày ông ở rừng, tại khu căn cứ c) Lý giải vì sao nhà văn đặt tên cho truyện ngắn của mình là Chiếc lược ngà.

Ngày đăng: 13/03/2014, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w