ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG PHÒNG GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO HUYỆN TUY AN TRƯỜNG TIỂU HỌC AN MỸ SỐ 2 (( ( (( Tên đề tài BIỆN PHÁP NÂNG CAO KIẾN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 5A TRƯỜ.
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO HUYỆN TUY AN
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN MỸ SỐ 2
¯- - ¯
Tên đề tài : BIỆN PHÁP NÂNG CAO KIẾN THỨC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 5A TRƯỜNG TIỂU HỌC AN MỸ SỐ 2 THÔNG QUA CÁC TIẾT HỌC NGOẠI KHÓA
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Giáo viên: Trần Thế Như Đơn vị công tác : Trường Tiểu học An Mỹ số 2
Tháng 3 năm 2015
Trang 2
MỤC LỤC TRANG 1/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI 3
2/ GIỚI THIỆU 3
3/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
3.1/ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4
3.2 / THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 4
3.3/ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 5
3.4/ ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU 6
4/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 6 5/ BÀN LUẬN 7
6/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 8
7/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
8/ PHỤ LỤC 10
Trang 3NÂNG CAO KIẾN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO HỌC SINH LỚP 5A TRƯỜNG TIỂU HỌC AN MỸ SỐ 2 THÔNG QUA CÁC TIẾT HỌC NGOẠI KHÓA
1.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong chương trình cấp tiểu học, hầu hết các môn học đều được lồng ghép dạy tích hợp về đề tài bảo vệ môi trường Tuy nhiên, trong thực
tế tại trường Tiểu học An Mỹ, tôi nhận thấy ý thức của người dân An Mỹ nói chung và học sinh trường Tiểu học An Mỹ số 2 nói riêng về môi trường chưa được chú trọng, tình trạng vứt rác bừa bãi trên sân trường, bẻ phá cây xanh vẫn phổ biến rộng rãi trong người dân và học sinh Điều này
đã ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ mỹ quan của sân trường cũng như ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân nói chung và học sinh nói riêng
Đặc biệt là có nhiều học sinh chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường chung, cũng như kiến thức hiểu biết về môi trường Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này như : Trong giảng dạy giáo viên chủ nhiệm có tích hợp, lồng ghép bảo vệ môi trường trong tiết dạy tuy nhiên còn nặng về lý thuyết mà ít được thực hành trong cuộc sống, kiến thức của các em về môi trường còn thấp Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là kiến thức hiểu biết của các em về môi trường còn hạn chế
Để khắc phục tình trạng trên, tôi nghiên cứu chọn giải pháp : Tổ chức cho các em các tiết học ngoại khóa về chủ đề bảo vệ môi trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm Việc làm này có tác dụng cung cấp thêm cho các em các kiến thức về việc bảo vệ môi trường trong trường học cũng như nơi các em đang sống Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương thuộc khối 5 trường Tiểu học An Mỹ số 2 (Lớp 5A là lớp thực nghiệm, lớp 5B là lớp đối chứng) Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần thứ 13 đến hết tuần 27
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc tích lũy kiến thức về bảo vệ môi trường của học sinh Điều đó cho thấy việc tổ chức dạy học ngoại khóa cho học sinh về đề tài môi trường đã góp phần nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường sống cho học sinh
2 GIỚI THIỆU
Trang 4Vấn đề nghiên cứu các phương pháp tác động để HS có thêm kiến thức về bảo vệ môi trường cũng đã được thực hiện nhưng còn chú trọng ở mức độ các kiến thức xã hội
Tổ chức dạy tích hợp trong các môn học cho học sinh về đề tài môi trường cũng là một hoạt động diễn ra ở nhiều đơn vị trường học, có trường còn tổ chức cho học sinh viết bài dự thi về đề tài môi trường xanh , nhưng việc tổ chức cho học sinh học ngoại khóa về đề tài môi trường thì ít có trường đề cập quan tâm
Kiến thức về bảo vệ môi trường của học sinh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học ngoại khóa về
đề tài môi trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên có định hướng đến thu thập kiến thức xã hội - bảo vệ môi trường là một trong những cách thức mới
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
* Giáo viên : Hai giáo viên giảng dạy hai lớp 5, có trình độ chuyên môn như nhau, đều là những GV dạy giỏi nhiều năm
1) Trần Thế Như – GV dạy lớp 5A ( Lớp thực nghiệm )
2) Nguyễn Hướng – GV lớp 5B ( Lớp đối chứng )
* Học sinh : Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5A và lớp 5 B trường Tiểu học An Mỹ số 2 ( Lớp 5A có 35 HS lớp 5B có 33 học sinh)
Hai lớp được chọn có số lượng, trình độ, giới tính tương đối giống nhau, hai lớp tương đương nhau về điểm số các môn học Cụ thể như sau :
Bảng 1 Giới tính và thành phần dân tộc của HS lớp 5 Trường Tiểu học
An Mỹ số 2
Số HS các nhóm
3.2.Thiết kế nghiên cứu
Trang 5Chọn hai lớp, lớp 5A là lớp thực nghiệm và 5B là lớp đối chứng Chúng tôi ra đề bài kiểm tra về đề tài môi trường - xã hội ( bảo vệ môi trường) cho học sinh làm bài kiểm tra trước tác động
Kết quả :
Bảng 2 : Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
P =
P = 0,0002<0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi
là tương đương
Sử dụng thiết kế 2 : Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm KT trước tác động Tác động
KT sau
tác động
Thực
Nghiệm 01 Tổ chức cho học sinh học ngoại khóa về đề tài môi trường 03 Đối
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T.tes độc lập
3.3.Quy trình nghiên cứu
- Chuẩn bị của giáo viên :
+ Lớp đối chứng vẫn dạy bình thường
+ Lớp thực nghiệm : giáo viên tổ chức dạy ngoại khóa vào buổi chiều về đề tài bảo vệ môi trường sống và cho HS đọc các bài viết về đề tài môi trường
+ Sưu tầm các bài viết về đề tài ô nhiễm môi trường
Trang 6- Tiến hành tác động : Trong 13 tuần đầu ( Từ tuần 13 đến tuần
25 ), GV tiến hành dạy kiến thức môi trường, cách bảo vệ môi trường sống HS được học ngoài giờ vào buổi chiều, mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi
40 phút Còn 2 tuần còn lại ( Từ tuần 26 đến tuần 27), GV tổ chức cho
HS đọc các bài viết và xem tranh ảnh về đề tài môi trường, đồng thời hướng dẫn các em thảo luận về những vấn đề được nêu trong các bài viết như thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở trường học cũng như địa phương mà các em đang sống
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra kiến thức về việc bảo
vệ môi trường
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra kiến thức về việc bảo vệ môi trường được thiết kế riêng
4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Sau thời gian tiến hành tác động ( 15 tuần), tiến hành cho học sinh
2 lớp (thực nghiệm và đối chứng ) làm bài kiểm tra sau tác động (cũng là bài kiểm tra kiến thức về việc bảo vệ môi trường được thiết kế riêng)
Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích dữ liệu
qua các thông số: Tính giá trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài
kiểm tra trước và sau tác động
Bảng4 : So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Chênh lệch giá trị
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,000322< 0,05, cho thấy sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB
nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên
mà do kết quả của tác động
Trang 7Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,94
Theo bảng chỉ tiêu Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,94 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học ngoại khóa về
đề tài môi trường có ảnh hưỡng tới nhóm thực nghiệm là lớn.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
5 BÀN LUẬN
Cơ sở để lựa chọn các đối tượng học sinh để nghiên cứu cho đề tài là:
- Cùng học một chương trình như nhau ( lớp 5)
- Điều kiện học tập như nhau
- Ý thức học tập như nhau
- Trình độ như nhau, kiến thức về bảo vệ môi trường tương đương
- Giáo viên chủ nhiệm quan tâm như nhau và có trình độ chuyên môn như nhau ( CĐTH )
Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề tài đặt ra
Việc tổ chức dạy học ngoại khóa về đề tài môi trường cho HS lớp 5A Trường tiểu học An Mỹ số 2 là có khả năng thực hiện Để tạo tính hiệu quả cần phải tiếp tục được nghiên cứu và phát triển
Qua kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 7,29 kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,29 Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1 Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,94 Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p
= 0,00667< 0,05 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai
Trang 8nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiên về nhóm thực nghiệm
* Hạn chế :
- Nghiên cứu này đòi hỏi tăng thời lượng soạn giảng của GV vì nó được soạn giáo án riêng đồng thời tăng thời lượng học của HS
- GV cần phải có kiến thức nhất định về môi trường và luật bảo vệ môi trường
- GV cần có một trình độ CNTT nhất định để khai thác thông tin về môi trường trên mạng Internet để thiết kế bài học hợp lý gây hứng thú cho HS
6 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận :
Việc tổ chức dạy học ngoại khóa về đề tài môi trường cho học sinh lớp 5A Trường tiểu học An Mỹ số 2 đã nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường cũng như góp phần tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho người dân thông qua học sinh
* Khuyến nghị:
+ Đối với lãnh đạo trường : Đáp ứng các nhu cầu về tư liệu như sách báo, tranh ảnh về đề tài môi trường để phục vụ cho GV giảng dạy Nhân rộng cách học này cho các lớp khác, GV khác
+ Giáo viên chủ nhiệm nên có sự phản biện, đóng góp ý kiến
để cách thức thực hiện tốt hơn
7.TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Trang 9- Luật bảo vệ môi trường Số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2005
8 PHỤ LỤC
- Kế hoạch bài học về đề tài môi trường
- Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động của nhóm thực nghiệm.
- Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động của nhóm đối chứng.
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
I - KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trang 101.1 - MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (3 tiết)
1 Mục tiêu
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Hiểu môi trường là gì, ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống và sức khỏe của con người Nhận thức được sự phát triển tất yếu của một Quốc gia về khoa học và công nghệ, nhưng không được phép gây nguy hiểm cho môi trường
- Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của con người, của xã hội, của đất nước
- Không đồng tình với những hành vi phá hoại hoặc làm vẫn đục, làm ô nhiễm môi trường
2 Nội dung bài học
a) Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người
và thiên nhiên Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải…)
b) Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, động thực vật, khoáng sản, các mỏ dầu, khí, các ngưồn nước…) Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường Mỗi hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt, xấu đều có tác động đến môi trường
c) Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống và phát triển bền vững
d) Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái ,cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự nghiệp của toàn dân Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài
đ) Môi trường là một vấn đề toàn cầu, Liên hợp quốc đã chọn ngày mùng 5 tháng 6 hàng năm làm ngày “Môi trường thế giới”
3 Tài liệu, phương tiện
- Giấy khổ to (Ao)
- Bút dạ
Trang 11- Giấy A4, bút dạ màu để vẽ tranh.
- Một số tranh/ảnh về môi trường nói chung (tranh phong cảnh) và ảnh môi trường bị ô nhiễm, tàn phá (xem tư liệu bài Giữ gìn môi trường cấp Tiểu học)
- Các câu chuyện, tư liệu về môi trường
- Trò chơi “Bỏ rác vào thùng”
4 Hướng dẫn thực hiện
* Hoạt động 1: Trò chơi “Bỏ rác vào thùng”
a) Mục tiêu: Giới thiệu bài
b) Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 2 nhóm: nhóm “thùng rác” và nhóm “bỏ rác”
- Phổ biến cách chơi:
+ Nhóm “bỏ rác” xếp thành hình vòng tròn, mỗi em cầm sẵn một vật tượng trưng cho rác (cặp, sách, bút, giày, dép…) Nhóm “thùng rác” đứng
ở trong vòng tròn
+ Khi có lệnh chơi các em nhanh chóng bỏ rác vào thùng, mỗi thùng chỉ đựng số lượng rác là 3 (“thùng rác” cầm 3 vật trên tay)
+ Khi có lệnh kết thúc, em nào còn cầm “rác” là thua Em nào vứt
“rác” đi là bị phạt “Thùng rác” cầm thiếu hoặc thừa “rác” cũng bị phạt
- HS thực hiện trò chơi
- Thảo luận: Tại sao phải bỏ rác vào thùng đựng rác? Vứt rác bừa bãi
có tác hại như thế nào?
c) Kết luận:
Bỏ rác vào thùng để giữ vệ sinh chung, giữ cho môi trường trong sạch, tránh dịch bệnh, bảo đảm sức khoẻ cho mọi người Vậy môi trường là gì? Môi trường ảnh hưởng đến con người như thế nào? Đó là nội dung bài học của chúng ta hôm nay
* Hoạt động 2: Thảo luận chung cả lớp
a) Mục tiêu: HS hiểu rõ môi trường là gì
b) Cách tiến hành:
- GV cho HS xem một bức tranh/ảnh đã chuẩn bị trước vẽ phong cảnh rừng cây, sông núi, trời đất, chim muông, thú vật… và một bức tranh/ảnh
mô tả đường xá, nhà máy, khói bụi…(trong đó con người sinh sống)
- GV nêu câu hỏi:
+ Em nhìn thấy những gì trong bức tranh/ảnh đó?
+ Những cái đó có liên quan gì đến cuộc sống của con người?
+ GV cho HS cùng trao đổi thảo luận các câu hỏi trên
c) Kết luận:
Trang 12- Môi trường sống (môi trường sinh thái) là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người
- Các yếu tố tạo thành môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, cây cối, sông, biển, hồ, động thực vật, các khu dân cư, khu sản xuất…
* Hoạt động 3: ý nghĩa của môi trường
a) Mục tiêu: HS nhận biết các hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên Từ đó rút ra được ý nghiã của môi trường đối với cuộc sống của con người và sự phát triển bền vững của mỗi Quốc gia b) Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm từ 5-7 HS
- Phát cho mỗi nhóm một bức tranh hoặc một tình huống có các nội dung như: Khói bụi nhà máy gây ô nhiễm không khí; rừng bị chặt phá; vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm sông ngòi (các ảnh này có trong bài Giữ gìn môi trường cấp Tiểu học)
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét về ảnh hưởng của việc không biết giữ gìn, bảo vệ môi trường… tới cuộc sống, sức khoẻ con người và rút
ra được ý nghĩa của môi trường Ghi kết quả thảo luận của nhóm vào giấy khổ to
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
c) Kết luận:
- Môi trường giúp cân bằng sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người
- Môi trường – tài nguyên thiên nhiên giúp con người, đất nước phát triển bền vững
- Từ đó khẳng định vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống