Cóthai,ăngìđểkhỏe?
Việc ăn uống của người mẹ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của thai nhi, nhau thai,
khối lượng máu, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được
sinh ra. Vì vậy, trong thời kỳ cóthai, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ năng lượng và
các chất dinh dưỡng.
Về chế độ ăn uống
Chế độ ăn cần tăng thêm năng lượng: Khi cóthai, ngoài nhu cầu năng lượng cho người
mẹ còn phải cung cấp năng lượng cho sự phát triển của thai nhi, nhất là thời kỳ 3 tháng
cuối (2.550Kcal/ngày), như vậy, năng lượng tăng thêm hơn người bình thường mỗi ngày
350 Kcal (khoảng 1 bát cơm đầy).
Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai.
Bổ sung chất đạm (protein) và chất béo: Ngoài cơm (và các lương thực khác) ăn đủ no,
bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp cho việc
xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Trước hết, cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các
thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng và lạc. Đây là những
thức ăncó lượng đạm cao, lại có lượng chất béo nhiều giúp tăng năng lượng bữa ăn và
giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong dầu. Chất đạm động vật đáng chú ý là từ các
loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc… và có điều kiện nên cố gắng có thêm thịt, trứng,
sữa… Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối: 70g/ngày
(đạm có chất lượng cao từ thịt, cá, trứng tương đương như sau: 100g thịt lợn, 150g cá hay
cua, thêm 100g lạc, 1 quả trứng/ngày là đủ…). Nếu có điều kiện các bà mẹ nên uống bổ
sung sữa (400-500ml) tốt nhất sữa bà bầu hoặc sữa đậu nành.
Khi mang thai bà mẹ nên bổ sung DHA, một chất béo không no cần thiết cho sự hoàn
thiện hệ thần kinh, đặc biệt là thị giác. Các bà mẹ có thai bổ sung DHA có thể giúp tăng
cường hệ miễn dịch của bé và giúp bé chống chọi với cảm lạnh. DHA có nhiều trong dầu
cá, cá và thủy sản. Một số sản phẩm sữa bà bầu hiện nay cũng bổ sung thành phần DHA.
Bổ sung các chất khoáng
Các chất khoáng và vi khoáng là các vi chất chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại có vai trò
quan trọng.
Canxi: Khi mang thai, bên cạnh nhu cầu canxi bình thường để cho hoạt động của cơ thể
và để giúp xương vững chắc, người mẹ cần thêm canxi để cung cấp cho thai nhi tạo ra
xương và mầm răng. Cơ thể người mẹ cần một lượng canxi gấp đôi lúc bình thường (nhu
cầu 1.000mg/ngày). Thai càng lớn càng đòi hỏi phải cung cấp nhiều canxi. Nếu cơ thể
người mẹ không đáp ứng được sẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt canxi. Vì thế, trong ăn
uống nên chú ý tới các loại thức ăncó nhiều canxi, phospho như tôm, cua, cá, trứng,
phomai, sữa, các hạt họ đậu, rau xanh…
Sắt: Khi cóthai, người mẹ thiếu máu do thiếu sắt sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu tới thai nhi,
có thể gây sảy thai,đẻ non, sinh con có cân nặng sơ sinh thấp và tai biến sản khoa như
chảy máu sau sinh. Nguồn sắt từ cơ thể mẹ sẽ truyền sang con, điều này không chỉ tăng
cường tốt sức khỏe cho mẹ mà còn là một cách có hiệu quả phòng chống thiếu máu do
thiếu sắt cho trẻ em sớm ngay từ thời kỳ bào thai. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các
loại nhuyễn thể, ngũ cốc, đậu đỗ các loại và vừng, lạc. Sắt do thức ăn cung cấp thường
không đáp ứng được nhu cầu sắt gia tăng trong suốt quá trình mang thai. Vì lý do này, bà
mẹ có thai cần được uống bổ sung viên sắt theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Kẽm: Kẽm tham gia vào nhiều chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Phụ nữ mang thai cần
10-20mg kẽm mỗi ngày. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, đặc biệt là hải sản. Các
thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và khó hấp thu hơn.
Bổ sung các vitamin
Cần đặc biệt chú ý tới vitamin A, D, B1 và acid folic, các vitamin này cần thiết cho các
chức năng chuyển hóa bình thường của cơ thể, đồng thời tham gia vào quá trình xây dựng
tế bào và tổ chức, chúng cũng giúp phòng chống táo bón.
Vitamin A: Người phụ nữ có thai cần được đảm bảo đủ vitamin A trong suốt thời kỳ
mang thai. Sau khi sinh, người mẹ cần đủ vitamin A để cung cấp vitamin A cho con qua
sữa. Sữa, gan, trứng… là nguồn cung cấp vitamin A động vật, dễ dàng được hấp thu và
dự trữ trong cơ thể để dùng dần. Các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau muống và các
loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ là những thức ăncó nhiều
caroten còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.
Vitamin D: vitamin D giúp cho sự hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất canxi,
phospho. Khi mang thai nếu cơ thể thiếu vitamin D dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương
ngay trong bụng mẹ vì chỉ khoảng 20% lượng canxi trong thức ăn được hấp thu. Nhu cầu
vitamin D 200 IU/ngày
Vitamin B1: Vitamin B1 là yếu tố cần thiết để chuyển hóa glucid. Ngũ cốc và các loại họ
đậu là những nguồn vitamin B1 tốt. Đểcó đủ vitamin B1 nên ăn gạo không xay sát kỹ
quá, bị mục, bị mốc, nên ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung đủ vitamin B1 cho nhu
cầu của cơ thể và chống được bệnh tê phù.
Acid folic (B9): cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai, đặc biệt là
trong những tuần lễ đầu tiên. Nếu thiếu có thể gây nên khuyết tật ống thần kinh. Trong
thời gian mang thai,cơ thể người mẹ cần B9 gấp nhiều lần so với lúc bình thường, trong
khi đó với dưỡng chất này cơ thể lại không tích trữ được vì vậy cần phải cung cấp đều
đặn. Vitamin B9 có nhiều trong các loại rau xanh lá to, màu xanh đậm như: mồng tơi, cải
xanh, cải cúc, lạc, hạt dẻ
Ngoài ra, một số vitamin khác như vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ
hấp thu sắt từ thức ăn góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều
trong quả chín, rau xanh. Vitamin C dễ bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng nên
hoa quả chín, nước ép trái cây, rau xanh sẽ là nguồn cung cấp quan trọng.
TS.BS. Cao Thị Hậu
. thời kỳ có thai, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ năng lượng và
các chất dinh dưỡng.
Về chế độ ăn uống
Chế độ ăn cần tăng thêm năng lượng: Khi có thai,. Có thai, ăn gì để khỏe?
Việc ăn uống của người mẹ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của thai nhi, nhau thai,
khối lượng máu,