Phòng vàchữagannhiễmmỡ
Theo Đông y, gannhiễmmỡ thường gặp ở các trường hợp tích tụ (đàm tích), hiếp
thống (đau hông sườn), hoàng đản (viêm gan vàng da), can ngạnh hóa (xơ gan)
Đông y có những món ăn - trà - bài thuốc điều trị chứng này hiệu quả.
Tùy theo một số triệu chứng đi kèm với gannhiễmmỡ mà Đông y phân ra 6 thể
khác nhau với những triệu chứng đi kèm có khác nhau, nên các món ăn thích hợp
với mỗi trường hợp cũng có khác nhau.
Sau đây là các món ăn dùng trong chữa trị gannhiễmmỡ theo Đông y:
Thể can khí uất: người bệnh thấy tức ngực, trướng bụng, đau tức vùng hạ sườn
phải, ăn chậm tiêu, ợ hơi, người bực dọc, phiền muộn, dễ cáu gắt, giận dữ. Ở phụ
nữ, thường có thống kinh (đau bụng kinh), bế kinh, kinh nguyệt không đều.
Cháo gạo, trần bì chữa gannhiễmmỡ thể can khí uất
Một vài món ăn thức uống thích hợp:
Cháo gạo, trần bì (vỏ quít khô):
Trần bì 15g, gạo tẻ 100g.
Trần bì rửa sạch, phơi sấy khô, tán nhỏ. Gạo vo sạch, cho vào nồi đất hoặc nồi thủy
tinh, thêm nước vừa đủ, nấu thành cháo nhừ. Cho trần bì vào trộn đều, hạ lửa nhỏ
nấu sôi lại là được. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Nước củ cải, quất:
Củ cải trắng 100g, rửa sạch, xắt nhỏ, ép lấy nước. Quất 5 trái, rửa sạch, bỏ hạt, giã
nát. Trộn đều nước củ cải và quất, thêm mật ong 20g, hòa với 300ml nước sôi.
Chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Thể khí trệ huyết ứ: đau tức hạ sườn phải, gan sưng to có thể sờ thấy được, lưỡi đỏ
tía, mạch căng như dây đàn (huyền).
Một vài món ăn thức uống thích hợp:
Trà tam thất:
Tam thất 3g rửa sạch, phơi sấy khô, tán vụn, trà xanh 3g. Hai thứ cho vào ấm sành,
hãm với 200ml nước sôi, đậy kín 10 - 15 phút. Có thể ngâm 3 - 4 lần cho ra hết
thuốc. Dùng uống thay trà trong ngày. Sau khi uống nước có thể ăn luôn cả xác
thuốc tam thất.
Trà nghệ, trần bì:
Nghệ vàng 10g, trần bì 10g, hai thứ rửa sạch, phơi sấy khô, tán nhỏ cùng với trà
xanh 3g. Chia làm 2 phần, mỗi lần dùng 1 phần, sắc uống như trên.
Thể đàm thấp: thường gặp ở người béo phì, bụng to, tay chân nặng nề, yếu mỏi
không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày.
Một vài món ăn thức uống thích hợp:
Trà sơn tra, lá sen:
Sơn tra 15g rửa sạch, xắt mỏng. Lá sen 15g rửa sạch, phơi sấy khô, bóp vụn. Nấu
chung với 600ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Cháo ý dĩ, lá sen:
Ý dĩ nhân 30g, lá sen tươi 50g. Hai thứ rửa sạch, lá sen xắt nhỏ. Nấu với 100g gạo
tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn vào lúc đói bụng.
Thể tỳ khí suy: người bệnh suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, không có sức, hơi
thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, đại tiện phân lỏng, lưỡi hồng nhạt.
Một vài món ăn thức uống thích hợp:
Cháo sơn tra, bột bắp:
Sơn tra 15g rửa sạch xắt mỏng, bột bắp 100g trộn đều với nước nóng. Nấu sơn tra
với 1 lít nước, đun sôi mạnh rồi nhỏ lửa, khoảng 20 phút. Cho hồ bột bắp vào nồi
thuốc, vừa đổ vừa quậy đều cho tan bột. Có thể thay thế sơn tra bằng hoài sơn 20g.
Dùng ăn điểm tâm vào buổi sáng.
Cháo hoài sơn, cà rốt:
Hoài sơn (củ khoai mài) 20g, rửa sạch, ngâm nước cho mềm, xắt mỏng, cà rốt 50 -
80g, rửa sạch, bỏ vỏ, xắt lát mỏng. Hai thứ cho vào nồi nấu với 100g gạo tẻ thành
cháo nhừ. Chia 2 lần vào lúc đói bụng.
Thể can thận âm hư: người bệnh đau tức vùng hạ sườn phải, chóng mặt, ù tai, đau
lưng mỏi gối, lòng bàn tay, bàn chân và ngực đều nóng (ngũ tâm phiền nhiệt),
người gầy, da khô, khát nước, tiểu tiện vàng, khó ngủ, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng.
Một vài món ăn thức uống thích hợp:
Cháo hà thủ ô, đại táo:
Hà thủ ô (đỏ) 30g rửa sạch, nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, đại táo 4 - 6 trái rửa
sạch, ngâm mềm, bỏ hạt. Dùng nước thuốc, thêm nước vửa đủ để nầu với gạo tẻ
100g + đại táo thành cháo nhừ. Cho ít đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều.
Chia 2 lần ăn vào lúc đói bụng.
Cháo đậu đen, đại táo, rong biển:
Đậu đen 50g rửa sạch, phơi sấy khô, tán bột, rong biển 30g ngâm nước vo gạo 6-8
giờ, vớt ra, rửa sạch, xắt miếng nhỏ, đại táo 15 trái, rửa sạch, ngâm mềm, bỏ hạt.
Nấu đại táo với lượng nước vừa đủ, sôi 30 phút, cho rong biển và bột đậu đen vào
trộn đều. Nấu sôi lửa nhỏ thêm 20 phút là được. Chia 2 lần ăn vào lúc đói bụng.
Thể thấp nhiệt và đàm ứ: gan bị sưng to, đau tức, mắt vàng, da vàng, miệng khô,
đắng, nước tiểu vàng, người buồn bực, dễ cáu gắt, rêu lưỡi vàng, dơ. Thường gặp ở
người bị viêm gan vàng da, viêm gan siêu vi (B,C), người nghiện rượu.
Một vài món ăn thức uống thích hợp:
Trà sắn dây, lá sen: dùng cho người gannhiễmmỡ do rượu.
Sắn dây 30g rửa sạch, xắt mỏng (hoặc cho hoa sắn dây 10g rửa sạch), lá sen 1/2 cái
rửa sạch, xắt sợi. Hai thứ nấu với 1 lít nước, sắc còn 750ml, chia 2 - 3 lần uống
trong ngày.
Trà cúc hoa, thảo quyết minh:
Cúc hoa 15g rửa sạch, thảo quyết minh 30g sao vàng, tán nhỏ. Hai thứ hãm với
200ml nước sôi trong 15 phút. Có thể ngâm nhiều lần, chia nhiều lần uống thay
nước trà trong ngày.
.
Phòng và chữa gan nhiễm mỡ
Theo Đông y, gan nhiễm mỡ thường gặp ở các trường hợp tích tụ (đàm tích),. mắt vàng, da vàng, miệng khô,
đắng, nước tiểu vàng, người buồn bực, dễ cáu gắt, rêu lưỡi vàng, dơ. Thường gặp ở
người bị viêm gan vàng da, viêm gan siêu