Miếng dánhạsốt:tiện
chưa chắclợi
Nhiều phụ huynh có thói quen dùng miếngdánhạ sốt
ngay sau khi thấy con em trong nhà nóng sốt đầu. Thói
quen này liệu có tốt cho trẻ?
Khả năng hạsốt: rất hạn chế
Tất cả bệnh nhi đang sốt từ 38,5oC trở lên nên được hạ sốt
bằng thuốc. Một số trường hợp cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt
sớm hơn như: doạ co giật ở trẻ từ sáu tháng tới sáu tuổi hay
trẻ có tiền căn động kinh, có anh chị em đã bị sốt cao co giật;
sốt khiến trẻ khó chịu, bỏ bú, bỏ ăn… Thuốc hạ sốt thường
được sử dụng là paracetamol với liều 10 – 15mg/kg cân
nặng/lần, uống mỗi sáu giờ cho đến khi hết sốt. Không nên
sử dụng aspirin để hạ sốt ở trẻ em.
Hầu hết các miếngdánhạ sốt có mặt trên thị trường có thành
phần chính là hydrogel. Đây là các polymer dạng chuỗi,
không tan trong nước mà hút một lượng nước khá lớn, hạ sốt
theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài. Một số có
thêm tinh dầu như bạc hà, khi bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt. Do
chúng không chứa paracetamol và chỉ dùng dán ngoài da nên
khả năng hạ sốt rất hạn chế.
Cho đến nay, chưa thấy một công trình nghiên cứu khoa
học có giá trị nào chứng minh miếngdánhạ sốt có thể thay
được thuốc trong điều trị sốt ở trẻ em.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Do không chứa paracetamol nên khả năng hạ sốt của loại
miếng dán này khá hạn chế. (Ảnh: Hồng Thái)
Dán không bằng lau
Các phụ huynh không nên nghĩ rằng miếngdánhạ sốt không
phải là thuốc nên tuyệt đối an toàn, tránh được các tác dụng
phụ do dùng thuốc gây ra. Thật ra, một số trẻ có thể dị ứng
với các thành phần trong miếng dán. Menthol (bạc hà) có tính
kích ứng mạnh, đôi khi ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở
trẻ sơ sinh.
Trong khi chờ thuốc hạ sốt phát huy tác dụng, phụ huynh
không cần phải tốn tiền mua miếngdánhạ sốt cho trẻ, chỉ
cần dùng khăn để lau mát, bằng cách nhúng khăn vào thau
nước ấm (thấp hơn thân nhiệt trẻ 2oC, đảm bảo nước luôn ấm
trong suốt quá trình lau mát), vắt hơi ráo, đặt khăn vào các vị
trí sau: hai khăn hai hõm nách, hai khăn hai bên bẹn, một lau
khắp cơ thể. Đồng thời, dùng khăn ướt lau liên tục vào các vị
trí có nhiều mạch máu như đã kể. Thay khăn mỗi 2 – 3 phút
và đo nhiệt độ cơ thể trẻ ở nách mỗi 15 – 30 phút. Ngưng lau
mát khi nhiệt độ đã xuống dưới 38,5oC.
Pha thuốc vào sữa cho trẻ dễ uống?
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Trẻ nhỏ thường sợ uống thuốc vì thuốc đắng, hay mùi vị
không dễ chịu. Do vậy có cha mẹ cho thuốc vào bình sữa cho
trẻ bú, hay cho trẻ uống thuốc chung với sữa. Việc làm này
có nên không?
Ngoài nước và các chất hữu cơ (casein, albumin, globulin,
lactose, lipid…), trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi
lượng. Với hàm lượng lipid cao, độ kiềm cao, sữa sẽ làm
chậm sự hấp thu một số thuốc như kháng sinh cefuroxim.
Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể tương tác bất
lợi với thuốc (tạo thành phức hợp khó tan không hấp thu
được). Các kháng sinh fluoroquinolon (như ciprofloxacin và
levofloxacin) có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa.
Các tetracyclin cũng tương tác với canxi khi dùng chung. Tác
dụng của penicillamin và trientin có thể mất đi nếu uống
cùng với sữa. Danh sách thuốc có thể tương tác với sữa còn
nhiều nữa. Chưa kể, đối với trẻ nhỏ bú bình, trẻ có thể không
bú hết lượng sữa trong bình hoặc thuốc dính thành bình dẫn
đến sử dụng thuốc không đủ liều.
Một số trẻ có thể sợ bình sữa, bỏ bú vì sữa – thuốc đắng quá.
Để giúp trẻ đỡ sợ thuốc, trước khi uống thuốc hãy làm tê đầu
lưỡi trẻ bằng một viên đá lạnh, sau khi uống thuốc xong, cho
bé một viên kẹo để xoá dư vị thuốc. Với trẻ nhỏ hơn, nên hoà
thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít
đường để dễ uống. Một hoạt chất có thể có nhiều dạng bào
chế, nên ưu tiên chọn dạng thuốc nước như xirô, thuốc giọt
giúp trẻ dễ uống hơn. Với trẻ mà nguồn dinh dưỡng chính là
sữa thì có thể làm giảm thiểu sự tương tác này bằng cách
uống thuốc ít nhất hai giờ trước hay sau khi dùng sữa.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên biết thêm rằng có một số
thuốc được khuyên nên dùng lúc no, có thể dùng cùng với
sữa để tránh kích ứng dạ dày, như các kháng viêm NSAID,
các glucocorticoid. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay
dược sĩ để dùng thuốc hiệu quả và an toàn.
.
Miếng dán hạ sốt: tiện
chưa chắc lợi
Nhiều phụ huynh có thói quen dùng miếng dán hạ sốt
ngay sau khi thấy con em. nên khả năng hạ sốt của loại
miếng dán này khá hạn chế. (Ảnh: Hồng Thái)
Dán không bằng lau
Các phụ huynh không nên nghĩ rằng miếng dán hạ sốt không