1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dấu hiệu bệnh cần lưu ý ở trẻ nhỏ pdf

7 350 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 192,96 KB

Nội dung

Dấu hiệu bệnh cần lưu ýtrẻ nhỏ Bạn không thể đoán biết khi nào trẻ sơ sinh sẽ bị ốm, trường hợp nào bạn có thể tự điều trị và thời điểm nào nên gọi bác sĩ. Đối với những cặp vợ chồng chuẩn bị làm bố, mẹ; họ thường giành nhiều thời gian chuẩn bị trong thời kỳ mang thai để đón thành viên mới của gia đình. Tuy nhiên, bạn không thể đoán biết khi nào trẻ sơ sinh sẽ bị ốm, trường hợp nào bạn có thể tự điều trị và thời điểm nào nên gọi bác sĩ. Dưới đây là 8 dấu hiệu ốm của trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và một vài hướng dẫn chung về thời điểm bạn nên gọi bác sỹ. 1. Sốt Sốt không phải là bệnh mà là phản ứng cơ thể của trẻ đối với một bệnh nào đó. Hãy gọi bác sĩ nếu em bé của bạn dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ hậu môn trên 38 o C hoặc em bé của bạn từ 3 – 6 tháng tuổi và có nhiệt độ hậu môn trên 38,5 o C. Thậm chí nếu nhiệt độ thấp hơn so với các quy định chung, hãy gọi bác sĩ nếu em bé xuất hiện các triệu chứng như phát ban, khó chịu, bú kém, khó thở, cổ cứng, nôn liên tục hoặc tiêu chảy; có dấu hiệu mất nước hoặc hôn mê, khó đánh thức. 2. Mất nước Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Mất nước có thể xảy ra nếu trẻ kém ăn, bị sốt, môi trường quá nóng; nôn liên tục hoặc tiêu chảy. Bạn có thể nhận thấy tình trạng mất nước nếu em bé của bạn bị khô môi và nướu, ít đi tiểu, khóc không ra nước mắt hoặc thóp xuất hiện lún nhẹ. Nếu bạn cho rằng em bé của bạn bị mất nước, hãy gọi bác sĩ. 3. Tiêu chảy Tiêu chảy rất thường gặp trẻ sơ sinh, hãy gọi bác sĩ nếu phân có máu (có thể phân màu đỏ tươi hoặc nghiêm trọng hơn là màu đen), trẻ sơ sinh đi phân lỏng hơn 6 lần một ngày. 4. Nôn Trẻ sơ sinh thường bị “trớ” nhưng thường xuyên bị nôn lại có thể là một vấn đề đáng lo ngại. Nôn không nghiêm trọng nếu nó xảy chỉ một hoặc hai lần. Tuy nhiên, nếu xảy ra thường xuyên hơn, nôn có máu hoặc dịch màu xanh lá cây, hoặc nếu trẻ bị mất nước, hãy gọi bác sĩ. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. 5. Khó thở Nếu em bé nhà bạn có dấu hiệu khó thở, hãy gọi ngay bác sĩ hoặc cứu thương. Một số dấu hiệu khó thở:  Thở gấp hơn bình thường.  Trẻ gằn gừ khi hờn.  Phần mô giữa xương sườn, bên trên xương cổ hay trên bụng hõm vào khi trẻ hít vào  Thóp của trẻ sơ sinh phập phồng nhiều.  Môi và da của trẻ có vẻ xanh xao. 6. Mẩn đỏ, mưng mủ hoặc chảy máu Nếu rốn của trẻ hoặc dương vật đỏ, mưng mủ hoặc chảy máu, hãy gọi ngay bác sĩ vì trên đây là một số dấu hiệu của sự nhiễm trùng. 7. Phát ban Phát ban rất phổ biến trẻ em, hãy gọi bác sĩ nếu phát ban xuất hiện diện rộng đặc biệt là trên mặt hoặc có kèm theo sốt, mưng mủ, chảy máu hoặc sưng tấy và nếu phát ban bị nhiễm trùng. 8. Cảm lạnh Viêm đường hô hấp trên thường là do vi-rút và rất phổ biến trẻ sơ sinh. Viêm đường hô hấp thường kéo dài một hoặc hai tuần kèm theo chảy nước mũi, sốt và chán ăn trong một vài ngày; viêm họng có thể kéo dài hai đến ba tuần. Nếu xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ. Hãy gọi bác sĩ trong trường hợp:  Nhiệt độ của trẻ cao hơn 38 o C đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc cao hơn 38,5 o C đối với trẻ sơ từ 3 đến 6 tháng tuổi.  Trẻ bị phát ban hoặc khó thở như mô tả trên.  Trẻ thường quấy và khóc nhiều.  Trẻ bị ho nặng và không dứt hoặc ho có máu.  Trẻ bắt đầu nôn mửa.  Các triệu chứng ốm của trẻ kéo dài hơn hai tuần. Trong mọi trường hợp, nếu bạn lo lắng em bé nhà bạn thực sự đang bị ốm, hãy tin vào trực giác của mình và gọi cho bác sĩ! . Dấu hiệu bệnh cần lưu ý ở trẻ nhỏ Bạn không thể đoán biết khi nào trẻ sơ sinh sẽ bị ốm, trường hợp nào bạn. thuốc chữa bệnh nhân gian. 5. Khó thở Nếu em bé nhà bạn có dấu hiệu khó thở, hãy gọi ngay bác sĩ hoặc cứu thương. Một số dấu hiệu khó thở:  Thở gấp hơn

Ngày đăng: 11/03/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w