Luận văn Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thư viện trường Cao đẳng Sơn La phục vụ đào tạo theo tín chỉ trình bày cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin, thực tiền Trung tâm thư viện trường Cao đẳng Sơn La với yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ và đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Thư viện trường; nghiên cứu, đánh giá thực trạng nguồn lực thông tin và đề xuất giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm thư viện trường Cao đẳng Sơn La trong thời gian tới.
Trang 1
TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOI
VI THỊ THANH
NGUÒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THƯ VIỆN TRUONG CAO DANG SON LA PHUC VU DAO TAO THEO
TÍN CHỈ
Chuyên ngành: Khoa học Thông tỉn- Thư viện
Mã số: 60320203
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt
HÀ NỘI, 2018
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được người nào công bố dưới hình thức nào
Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác đã được trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về việc cam đoan này
Hà Nội ngày tháng năm 2018 Tae giá luận văn
Trang 3MUC LUC LOICAM DOAN
MỤC LỤC 3
DANH MUC TU VIET TAT 5
DANH MỤC SO ĐỎ, BANG, BIEU 6
MO DAU 8
Chuong 1: NGUON LUC THONG TIN TRUGC YEU CAU DAO TAO THEO HOC CHE TIN CHI CUA
TRUONG CAO DANG SON LA 15
1.1 Cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin 15
1.1.1 Khái niệm nguôn lực thông tin 15
1.1.2 Các đặc trưng của nguồn lực thông tin 17
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực thông tin 19 1.1.4 Các tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin 21
1.2 Trung tâm thư viện Trường Cao đẳng Sơn La với yêu cầu đào tạo theo học chế tín
chỉ 23
1.2.1 Khái quát về Trung tâm Thư viện Trường Cao đảng Sơn La 23
1.2.2 Trung tâm Thư viện Trường Cao đẳng Sơn La trước yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ 27 1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Thư viện trường Cao đẳng Sơn La 28
1.3.1 Đặc điểm người dùng tin 28
1.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin 31
1.3.3 Vai trò của nguồn lực thông tin đối với đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trung tâm
Thư viện trường Cao đăng Sơn La 36
Tiểu kết 38
Chương 2: THỰC TRẠNG NGUÒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO
ĐĂNG SƠN LA 40
2.1 Cơ cấu nguồn lực thông tin 40
2.1.1 Cơ cấu theo loại hình t 40
2.1.2 Cơ cấu theo nội dung t 45
2.1.3 Cơ cấu theo ngôn ngữ tài liệu 46
2.1.4 Cơ cấu theo thời gian xuất bản 47
2.2 Phát triển nguồn lực thông tin 47
2.2.1 Chính sách phát triển nguồn lực thông tin 47
2.2.2 Bồ sung tài liệu 48
2.2.3 Chia sẻ nguồn lực thông tin 54
ổ chức quản lý nguồn lực thông tin 55
2.3.1 T6 chite quan ly nguon luc thong tin truyén thong 55
2.3.2 Tổ chức quản lý nguồn lực thông tin hiện đại 5T
Trang 42.4.1 Cac phuong tiện khai thác nguồn lực thông tỉn 60
2.4.2 Các phương thức khai thác nguồn lực thông tin 62 ,
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực thông tin tại Trường Cao đẳng Sơn
La 65
2.5.1 Nhận thức của lãnh đạo về vấn đề phát triển nguồn lực thông tin 65
2.5.2 Cơ sở vật chất và công nghệ 66
2.5.3 Nguồn nhân lực 68
2.6 Đánh giá nguồn lực thông tin 69
2.6.1 Đánh giá theo các tiêu chí 69 2.6.2 Đánh giá chung 73 Liểu kết 77
Chương 3: TĂNG CƯỜNG NGUÒN LỰC THONG TIN PHUC VU DAO TAO THEO Ti
‘TRUNG TAM THU VIEN TRUONG CAO DANG SON LA 79
3.1 Phat trién nguồn lực thông tin theo hướng bám sát chiến lược phat triển của nhà
trường, 79
3.1.1 Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tỉn 79
3.1.2 Phát triển nguồn thông tin số 81
3.1.3 Tăng cường nguồn tài liệu chuyên ngành 83
3.1.4 Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin 84
3.2 Nâng cao hiệu quá tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin 85 3.2.1 Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý nguồn lực thông tin 85
3.2.2 Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin 86
3.3 Cac gidi phap khác 87
3.3.1 Nâng cao nhận thức của lãnh đạo về việc phát triển nguồn lực thông tin 87
3.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 87
3.3.3 Tang cudng cơ sở vật chất 89
3.3.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 90
Tiểu kết 92
KET LUAN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 5Chữ viết tắt NLTT CĐSL TTTV NDT NCT NCKH CSDL CNTT TT-TV HSSV CBGV LĐQL DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT Chữ viết đầy đủ Nguồn lực thông tin Cao đẳng Sơn La Trung tâm thư viện Người dùng tin Nhu cầu tin
Nghiên cứu khoa học Cơ sở dữ liệu
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐÒ, BẢNG, BIÊU
Stt lung bảng thống kê Trang
1 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thư viện Trường Cao đẳng _ 26
Sơn La
2 Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tỷ lệ người dùng tin tại Trung tâm thư viện 29 Trường Cao đẳng Sơn La
Bảng 1.1: Các lĩnh vực người dùng tin quan tâm 3 4 Bảng 1.2: Mức độ sử dụng các loại hình tài liệu của người dùng tin — 33 5 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài liệu theo hình thức 40
6 Biểu đồ 2.2: Số lượng biểu ghi trong cơ sở dữ liệu tại Trung tâm 43
Thư viện Trường Cao đăng Sơn La
7 Bảng 2.1: Các bộ sưu tập số tại Trung tâm Thư viện Trường Cao 44
đẳng Sơn La
8 Bang 2.2: Dia CD-ROM bé sung qua các năm 45 9 Bảng 2.3: Cơ cấu tài liệu theo nội dung 46 10 Bảng 2.4: Cơ cấu tài liệu theo ngôn ngữ 46
IÌ: Sự đề 2.1: Quy trình bổ sung tại Trung tâm Thư viện Trường Cao 59
đẳng Sơn La
12 Bang 2.5: Tình hình tải liệu bổ sung qua các năm 51
13 Bảng 2.6: Danh sách cơ quan, tô chức tài trợ, tặng biếu tài liệu cho 53 thư viện Trường Cao đẳng Sơn La qua các năm
Trang 7Stt lung bảng thống kê Trang
15 Biểu đồ 2.4: Mức độ cập nhật, sự phù hợp và độ tin cậy của nguồn 64
lực thông tin tại Trung tâm thư viện Trường Cao đẳng
Trang 8Sự phát triển của kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu đã làm cho thông tin, trí thức có vai
trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Thông tin, tri thức
ở đây chính là thành tựu khoa học và công nghệ mà chủ thể sản sinh và nắm bắt nguồn tri thức này chính là con người có trình độ cao Vì vậy, năm 1990, sự phát triển con người đã được Liên hợp quốc chính thức thừa nhận là thước đo để đánh giá, xếp hạng mức độ phát triển kinh tế xã hội của
các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới
Với ý nghĩa như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là yếu tố cần được quan tâm và đổi mới Tiếp tục khẳng định quan điểm này, Nghị quyết số 29-NQ/TW
của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Như vậy, giáo dục đại học Việt Nam có
sứ mệnh rất quan trọng, phải tạo ra nguồn lực đầy đủ về lượng và chất, đáp ứng yêu cầu của nền
kinh tế trí thức của Việt Nam Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục đại học là cần phải đổi mới căn bản, toàn diện và đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo Để thực hiện một trong những nhiệm vụ đó, bắt đầu từ năm học 2007 - 2008 Bộ Giáo dục và đảo tạo đã đưa ra lộ trình đào tạo theo học chế tin chi trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam
Trong xu thế đó, năm học 2011 - 2012 trường Cao ding Son La (CĐSL) đã bắt đầu áp
ệ chính
quy theo hệ thống tín chỉ trên phạm vi toàn quốc, được ban hành theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BGDDT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo đòi hỏi phải có sự chuyến biến toàn điện về cách vận hành chương trình đào tạo, mô hình quản lý đào tạo cũng như cơ sở vật
dụng đào tạo theo học chế tín chỉ Việc áp dụng quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng
chất phục vụ học tập trong các trường đại học, cao đẳng, trong đó có thư viện của nhà trường Đối với giảng viên, khi lên lớp không phải diễn giải lý thuyết dài dòng mà nêu vấn dé dé ca
Trang 9luận Người giảng viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng và luôn cập nhật kiến thức thông qua nghiên cứu tài liệu và các nguồn tỉn
Đối với người học, phương pháp học theo tín chỉ đòi hỏi phải tự học, tự nghiên cứu nhiều
của thư viện để hoàn
hơn nghe giảng lý thuyết Người học phải tự nghiên cứu, tìm hiểu tài li
thành các bài tập, các vấn đề mà giảng viên yêu cầu hoàn thành trên lớp Muốn thực hiện tốt những
p, bài nghiên cứu thì sinh viên phải tìm kiếm tài liệu và thông tin, phân tích, tổng hợp, đánh
giá các nguồn tin đó để trình bày kết quả cuối cùng
Trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục trong trường, Thư viện trường phải là nơi hỗ trợ
đắc lực về nguồn lực thông tin cho việc nghiên cứu, tìm hiểu các nguồn tin phục vụ giảng dạy và học tập Thư viện chính là nơi xây dựng và tổ chức các nguồn thông tin và các dịch vụ liên quan đến dạy
và học, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên.Thư viện là một bộ phận quan trọng khơng thể thiếu trong tồn bộ hệ thống đào tạo của các trường học nói chung và ở Trường Cao đẳng Sơn La nói riêng Thư viện được xem như bộ mặt của trường học, là nơi lưu trữ thông tin, tài liệu và là nơi tìm kiếm thông tin phục vụ học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh, sinh viên của nhà trường 'Thư viện có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên và giảng viên của Trường Cao đẳng Sơn La
Thư viện trường CĐSL đang từng bước được hiện đại hóa và tăng cường khối lượng tài
liệu và nguồn thông tin Tuy nhiên, hiện nay công tác xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin của thư viện vẫn còn hạn chế, nguồn lực thông tin chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người
ding tin, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dạy và học tập tại nhà trường Nghiên cứu
thực trạng nguồn lực thông tin tại thư viện nhằm tìm ra các giải pháp thiết thực phát triển nguồn
lực thông tin phù hợp với nhu cầu của người dùng tin trong trường cũng như đáo ứng được yêu
cầu đổi mới giáo dục của nhà trường là một vấn đề cấp bách
Xuất phát từ những yêu cầu và đòi hỏi như trên, tôi đã lựa chọn vấn đề “Nguồn lực thông
tin tại Trung tâm Thư viện Trường Cao đẳng Sơn La phục vụ đào tạo theo tín chỉ” làm đề tài luận
văn của mình
Trang 10Nghiên cứu về nguồn lực thông tin (NLTT) là một trong những vấn để quan trọng luôn được các cơ quan thông tin — thư viện (TT-TV), nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm
Vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh, góc độ khác nhau của vấn đề này như: Nghiên cứu về NLTT; Phát triển NLTT; Hình thức phát triển NLTT
Van đề nghiên cứu về nguồn lực thông tin, ở nước ngồi có nhiều cơng trình nghiên cứu,
trong đó có một số công trình tiêu biểu như:, “Quy luật của thông tin và quản trị thông tin” (Information law and information management) của Knoppers, J.V [31]; “Nguồn lực thông tin và hệ thống thông tin: hiện thực hố, mơ hình hố và quản lý” UUnformasionnuie risuarsw i sischemu: realizasia, modelirovanhie, upravlenhie) của Popov ILIL[32]; “Phát triển vốn tài liệu của thư viện và trung tâm thông tin” (Developing library and information centre collection) của Evans G Edward và Margaret Zarnosky Saponaro [24], “Quản lý tài nguyên thông tin trong thư viện” của Cayton, Perter and G.E Gorman [25] coi NLTT là phản tiềm lực thông tin tương đối phù hợp với nhu cầu tin của nhóm NDT nhất định, được tô chức và kiểm soát đề có thể truy cập
và chia sẻ dễ dàng, đồng thời cũng nêu ra các cách thức nhằm tổ chức và quản lý NLTT
Ở Việt Nam, có khá nhiều tác giả đề cập đến vấn để NLTT trong các cơ quan TTTV PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng trong cuốn “Thông tin — tir ly luận đến thực tiễn” [10] đã đề cập đến
vai trò của thông tin trong nền kinh tế mới, vai trò trung tâm của tài nguyên thông tin số trong hệ thống thông tin quốc gia, nghiên cứu những vấn đề về chiến lược, phương thức tạo lập và chia sẻ,
quản lý nhà nước và chương trình phát triển thông tin nhằm biến thông tin trở thành nguồn lực
phát triển, đồng thời nêu ra các giải pháp tạo lập môi trường thông tin để phát triển NLTT số
trong điều kiện ở Việt Nam
Nghiên cứu về chính sách phát triển NLTT có các bài: “Phương pháp luận xây dựng chính
sách phát triển nguồn tin” (2001) và “Một số vấn đề xung quanh việc thu thập khác thác tài liệu
xám” (2001) của TS Nguyễn Viết Nghĩa và bài “Phác thảo sơ bộ chính sách về NLTT” của TS
Lê Văn Viết Các tác giả đã khăng định vị trí quan trọng của chính sách phát triển NLTT đối với
việc tạo nguồn, xây dựng hệ thống các kho tài liệu của các thư viện và cơ quan thông tin Những
Trang 11Nhiều luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu về NLTT trong các cơ quan thông tin thư viện cụ
thể ở Việt Nam như: “Nguồn lực thông tin tại thư viện Trường Đại học Hải Phòng” của Trần
Thị Thu Hiền năm 2015 [6]; “Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa Học viện An ninh nhân dân” của Vũ Thị Hiền Lương năm 2015 [13], Nhìn chung các luận văn chủ yếu nêu lên thực trạng NLTT tại các Trung tâm thư viện cụ thể và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường và phát triển NLTT tại các thư viện đó
Một số luận văn thạc sĩ đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của NLTT Vấn đề tăng
cường và phát triển NLTT có các công trình”Phát triển nguồn lực thông tin tai thư viện Trường Đại học Thủy Lợi” của Vũ Văn Tiếp, 2014[19]; “Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội”của Phạm Thanh Bình, 20111]; “Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội” của Nguyễn Thị Quý, 2015[15].Về
tô chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin có các đề tài:”Xây dựng và khai thác nguồn lực
thông tin điện tử ở Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phó Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sỹ của
Nguyễn Quang Hồng Phúc, 2003; “Tổ chức và quản lý nguồn lực thông tin tại Thư viện Khoa học
tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sỹ của Lê Ngọc Minh Châu, 2013; “Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tỉn tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Thái Nguyên”, luận văn Thạc sỹ của Hà Thị Thu Hiếu, 2002 Các luận văn này tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn
đề về nguồn lực thông tin tại một thư viện cụ thể, mỗi thư viện có một đặc thù riêng
Vẻ Trung tâm thông tin thư viện trường Cao đẳng Sơn La đã có 3 luận văn thac sy: “Nhu cầu tin của sinh viên trường Cao đẳng Sơn La” của Bạch Thị Thơm(năm 2015) nghiên cứu về
nhu cầu tin của sinh viên và đề ra các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tin[1§]; “Nghiên cứu ứng
dụng phần mềm Dspace vào hoạt động thư viện Trường Cao đẳng Sơn La” của Lương Văn Kiên
(năm 2015) nghiên cứu về phần mềm Dspace và khả năng ứng dụng của phần mềm này vào hoạt
động thông tin thư viện Trường Cao đẳng Sơn La; “Hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm thư viện trường Cao đẳng Sơn La phục vụ đảo tạo theo học chế tín chỉ”[16] của Nguyễn Văn
“Thành (năm 2016) đề cập đến các hoạt động thư viện và nêu ra giải pháp nhằm phát triển và nâng
cao chất lượng các hoạt động thư viện ở Trường CĐSL Tuy nhiên, các đề tài luận văn này mới
Trang 12viện nói chung vào hoạt động thư viện mà chưa di sâu vào nghiên cứu các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin một cách cụ thể và đúng hướng
Chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu, tôi hi vọng có thể kế thừa những thành quả nghiên
cứu của các tác giả đi trước cùng với kinh nghiệm làm việc của bản thân để làm rõ thực trạng, ưu nhược điểm về NLTT tại Trung tâm thông tin thư viện trường Cao đẳng Sơn La trong bước
chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của người dùng tin
3 Mục đích nghiên cứu
“Trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực trạng nguồn lực thông tin, đề xuất các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường Cao ding Sơn La, góp phần đáp ứng nhu cầu tin về
tài liệu và nguồn tin phục vụ yêu cầu học tập và giảng dạy theo học chế tín chỉ của giảng viên và
sinh viên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thư viện trường Cao ding Sơn La
~ Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Trung tâm Thư viện trường Cao đẳng Sơn La
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu - Phân tích và tổng hợp
- Phương pháp điều tra bằng phiếu
Để tiến hành nghiên cứu và khảo sát các đối tượng người dùng tin, tác giả tiến hành nghiên
cứu thông qua việc phát phiếu thăm dò (theo mẫu tại phụ lục 1) Việc phát phiếu điều tra được
Trang 13(HSSV) Tổng số phiếu phát ra là 385 phiếu, thu về 381 phiếu, độ thu hồi đạt 98,9% Trong đó, 108 phiếu của CBGV(trong đó 19 phiếu của CBQL, chiếm 4,5%), 273 phiếu của HSSV ở cả trình độ trung cấp và cao đẳng của cả 3 khóa (chiếm 71,6%)
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thống kê
6.Gi
thuyết nghiên cứu
Nguồn lực thông tin tại thư viện trường CĐSL còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ Nếu như
áp dụng các giải pháp như: Xây dựng chính sách phát phát triển nguồn lực thông tin hợp lý, nâng
cao chất lượng tổ chức và quản lý thông tin, đổi mới phương thức phục vụ để khai thác triệt để nguồn lực thông tin,liên kết và chia sẻ với các thư viện khác thì chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Sơn La sẽ tăng lên, đáp ứng mục tiêu đảo tạo của trường
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài làm phong phú thêm lý luận về nguồn lực thông tin trong hệ thống ngành khoa học
thông tin — thư viện
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đưa ra những giải pháp cụ thể và khả thi cho công tác phát triển nguồn lực thông tin
tại thư viện trường Cao đẳng Sơn La, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tao trong
giai đoạn đào tạo theo học chế tín chỉ 8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tải liệu tham khảo, để tài gồm có 3 chương:
Trang 15Chuong 1
NGUON LUC THONG TIN
'TRƯỚC YÊU CÀU DAO TAO THEO HỌC CHÉ TÍN CHỈ
CUA TRUONG CAO DANG SON LA
1.1 Cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin lệm nguồn lực thông tin
Thuật ngữ “Nguồn lực thông tin” là một khái niệm trọng tâm trong lĩnh vực thông tin và thư viện, tương đương với thuật ngữ “Information resource” trong tiếng Anh Khái niệm “nguồn
lực thông tin” ngày nay đã trở thành một khái niệm liên ngành được sử dụng ở nhiều lĩnh vực như quản lý, kinh tế, thông tin thư viện
Đối với mỗi cơ quan thông tin thư viện, nguồn lực thông tin thư viện là một yếu tố vô cùng
quan trọng, là một trong bồn thành tố cơ bản (nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ thư viện, người dùng tin) cấu thành mọi hoạt động của thư viện và cơ quan thông tin
TS Knoppers J.V đã xác định:
Nguồn lực thông tin là một phần của sản phẩm trí tuệ, sản phẩm của lao động khoa
học, kiến thức, sáng tạo của con người, phản ánh những thông tin được kiểm soát, được hi lại dưới một dạng vật chất nào đó Nguồn lực thông tin phải được cấu trúc, tổ chức lại giúp con người có thể tìm và khai thác được chúng theo nhiều cách khác nhau[31,
tr64]
GS TS Popov LI khăng định NLTT là một dạng sản phẩm trí óc, tri tuệ của con người, là
phần tiềm lực thông tin có cấu trúc, được kiểm soát và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình sử
dụng
PGS TS Nguyễn Hữu Hùng trong một loạt các bài viết của mình đều cho rằng bản chất của nguồn lực thông tin là phần thông tin trong xã hội được tổ chức lại có cấu trúc mà con người
có thể tổ chức, khai thác, trao đổi, và có ý nghĩa trong xã hội Nguồn lực thông tin bao hàm cả
lượng thông tin được sở hữu bởi tổ chức và khả năng với tới các nguồn tỉn khác nhau, có nghĩa là
Trang 16được nhằm phục vụ cho mục đích của tổ chức đó thì đều được gọi là nguồn lực thông tin của tổ
chức
Nhìn chung các tác giả đều thống nhất về bản chất và coi nguồn lực thông tin như là tổ hợp
các thông tin nhận được và tích luỹ được trong quá trình phát triển khoa học và hoạt động thực
tiễn của con người, đề tái sử dụng trong các hoạt động thực tiễn xã hội.Về cơ bản, các khái niệm
trên đều cho rằng nguồn lực thông tin là sản phẩm trí tuệ của con người tạo ra, được tổ chức lại
để có thể Šm soát, khai thác và chia sẻ được, do đó có ý nghĩa nhất định đối với hoạt động thực
tiễn của con người
Như vậy luận văn tiếp cận khái niệm nguồn lực thông tin với ý nghĩa như là một dạng sản
phẩm trí tuệ của con người thông qua quá trình lao động sáng tạo, được tổ chức, kiểm soát và có
gid tri trong hoạt động thực tiễn của con người
Nguồn lực thông tin là một dạng sản phẩm của tri tuệ con người, được tổ chức lại, có cấu trúc mà con người có thể khai thác, trao đổi, và có ý nghĩa và giá trị trong hoạt động thực tiễn của con người Xét theo khía cạnh xã hội, khái niệm nguồn lực thông tin được coi là phần tích cực
của tiềm lực thông tin, phản ánh phần thông tin tích cực trong xã hội, có cấu trúc, được kiểm soát
và có thể truy cập được, có giá trị phục vụ cho hoạt động của con người Không phải tắt cả mọi
thông tin trong xã hội đều là nguồn lực mà chỉ là một phần thông tin có tính tích cực được tổ
chức lại nhằm phục vụ cho mục đích và hoạt động của con người mới trở thành nguồn lực thông tin
Theo cách hiểu như vậy, NLTT có thể được nhận dạng và phân chia theo nhiều dấu hiệu khác nhau Cụ thể:
~ Theo dấu hiệu về mặt nội dung: NLTT có thể được phân chỉa và bao quát theo các ngành và nhóm ngành khác nhau (Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, )
Trang 17tiện bằng giấy như: sách, báo, tap chi, luận văn, luận án, đề tài NCKH NLTT hiện đại gồm những thông tin được thẻ hiện trên các phương tiện số hóa
Khi nghiên cứu NLTT tại Trung tâm Thư viện Trường CĐSL, tác giả luận văn chọn cách
tiếp cận NLTT theo góc độ chuyển tải thông tin, cụ thể là NLTT truyền thống (sách, báo, tạp chí,
luận án, luận văn, đề tài NCKH, ); NLTT hiệt
viện sở hữu và có thê
đại (CSDL, tài liệu số, tài liệu điện tử) mà thư
chức, kiểm soát và tiếp cận được
Hiểu về khái niệm và đặc trưng của NLTT giúp chúng ta nhận thức được vai trò của nguồn
lực thông tin trong xã hội là đối tượng cần được quản trị, về mặt khoa học là đối tượng cần được
nghiên cứu một cách nghiêm túc
1.12 Các đặc trưng của nguồn lực thông tin
NLTT theo quan điểm trên có những tính chất nổi bật: tính vật lý, tính cấu trúc, tính truy cập, tính giá trị và tính chia sẻ
Tính vật lý
Tinh vat lý thể hiện ở chỗ, thông tỉn là vô hình nhưng được tiếp nhận thông qua nội dung của nó, muốn thông tỉn trở thành nguồn lực thì nội dung của chúng phải được chuyển hóa dưới dạng hữu hình, được ghỉ lại trên một dạng vật chất nhất định(như giấy, vật liệu nhựa) bằng một hệ thống tín hiệu, biểu tượng Những thông tin được ghỉ lại có thể tồn tại dưới dạng tài liệu giấy hoặc môi trường số hóa như các loại băng đĩa từ, đĩa CD, máy vi tính Nhờ có tính vật lý mà những thông tin, những ý tưởng, tri thức của con người được lưu giữ, trao đổi trong không gian và thời gian Thông tin vi thé trở thành nguồn lực giúp con người cải tạo va phát triển xã hội Tuy
nhiên, hiện nay trước thời đại bùng nổ thông tin thì con người chưa thể kiểm soát và tư liệu hóa được nhiều nguồn tin có giá trị làm cho nhiều bộ phận tài sản thông tin bị mắt đi Chẳng hạn như các thông tin ở các nguồn hội nghị, hội thảo, các khảo sát trên quy mô I quốc gia
Tỉnh cấu trúc
Trang 18phải đưa nó về một dạng có cấu trúc và phải được sắp xếp, trình bày theo trật tự, phù hợp với mục đích sử dụng nhất định nhằm truy cập an toàn và bảo quản an toàn thông tin
Ở bắt cứ hệ thống thông tin nào, cấu trúc của NLTT cũng được nhìn nhận ở 2 khía cạnh là
mặt dữ liệu và tổ chức
Tính truy cập
Một đặc trưng quan trọng của NLTT chính là thông tin được truy cập Thông tỉn chỉ trở
thành nguồn lực khi nó được truy cập, khai thác, phô biến và sử dụng chúng Để tìm kiếm thông
tin, NDT phải truy cập thông qua các dấu hiệu khác nhau gọi là những điểm truy cập (access point) như tên sách, tên tác giả, ký hiệu phân loại, Trường hợp yêu cầu của NDT có thể tìm kiếm bằng một điểm truy cập gọi là yêu cầu đơn giản hoặc nhiều điểm truy cập gọi là yêu cầu
phức tạp Giữa các điểm truy cập thành viên của yêu cầu phức tạp được kết nối với nhau bằng
các toán tir logic: AND, OR, NOT
Tinh chia sé
Nguồn lực thông tin được phát triển khi có môi trường trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau, bởi bản chất thông tin càng sử dụng lại càng tạo ra thông tin mới Thông tin có thể phát huy sức
mạnh khi nó được liên kết và chia sẻ với các nguồn thông tin khác nhau Chính vì vậy trong hoạt động thông tin, việc kết nối mạng thông tin va chia sẻ thông tin là quan trọng nhằm tạo ra sức
mạnh của NLTT từ nhiều nguồn khác nhau Tuy nhiên vì cấu trúc thông tin có tính mở nên có thể
dé dàng chuyển tải NLTT từ nơi khác để chia sẻ NLT, nhưng phải có giao thức về kỹ thuật, thỏa
thuận giữa cá bên và cơ sở pháp lý cho việc chia sé Tinh giá trị
Trang 19cực trong việc giải quyết các vấn để trong cuộc sống của cong người, đồng thời hạn chế các
thông tin tiêu cực bằng cách chọn lọc, xử lý và tổ chức tốt thông tin
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực thông tin
1.1.3.1 Nhận thức của lãnh đạo về vấn dé phat triển nguôn lực thông tin
Nhận thức đúng đắn của lãnh đạo các cấp về tầm quan trọng của phát triểnNL.TT có tác động
trực tiếp, quyết định sự tồn tại và phát triển của các hoạt động thư viện tại trường CĐSL, thể hiện rõ
sự quan tâm của lãnh đạo đối với thư viện Ở chiều ngược lại, nếu lãnh đạo các cấp nhận thức chưa
đầy đủ về tầm quan trọng của phát triển NLTT sẽ ảnh hưởngtrực tiếp tới các quan điểm, đường lối
chính sách được thể hiện thông qua các vănbản quy phạm pháp luật, góp phần kìm hãm sự phát
triển của hệ thống Nhận thứccủa lãnh đạo các cấp về tầm quan trọng của phát triển NLTT cũng sẽ tỷ
lệ thuận hoặc nghịch với
hiệu lực quản lý Nhà nước, chất lượng NLTT và khả năng đáp ứng nhu cầu NDT ệc tăng cường đầu tư các nguồn lực, định hướng hoạt động, tăng cường, 1.1.3.2 Cơ sở vật chất và công nghệ
Cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới công tác phát triển
NLTT nhằm đảm bảo cho hệ thống phát triển NLTT cả về lượng và chất theo hướng bền vững,
quyết định sự đa dạng, phong phú, chất lượng NLTT cũng như tính khả thi của chính sách phát triển NLTT Tuy nhiên, khi kinh phí dành cho hoạt động phát triển NLTT của toàn hệ thống và
các cấp thư viện hạn hẹp thì khả năng đáp ứng nhu cầu tin của NDT cũng như vai trò, vị thế xã hội của hệ thống và thư viện sẽ bị giảm sút, trong nhiều trường hợp, hoạt động của thư viện cũng
như hệ thống sẽ bị đình trệ
Phát triển NLTT hiệu quả, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu NDT và duy trì hoạt động bền
vững sẽ tỷ lệ thuận hoặc nghịch với mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động TT-TV Mức độ ứng dụng CNTT được thể hiện thông qua lượng và chất của NLTT số (CSDL toàn văn, CSDL dữ kiện, CSDL thư mục ), hệ thống các sản phẩm và dịch vụ TT-TV, thiết bị ngoại vi hiện đại,
Trang 20Mức độ ứng dụng CNTT sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu NLTT của hệ thống với các
dạng tài liệu điện tử mới xuất hiện bên cạnh các dạng tài liệu truyền thống Đồng thời, mức độ
ứng dụng CNTT cũng làm thay đổi cách thức tổ chức tài liệuthông tin theo hướng tự động làm
tăng khả năng quản lý, lưu giữ, bảo quản, phổ biến, hợp tác, chia sẻ thông tin thông qua mạng máy tính giữa các thư viện trong hệ thống trường đại học, cao đẳng trong nước
1.1.3.3 Nguồn nhân lực thư viện
Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, sự am hiểu tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước của cán bộ có ý nghĩa quyết định đảm bảo chính sách phát triển NLTT được thực thi
hiệu quả Cán bộ trực tiếp làm công tác phát triển NLTT nếu có nhận thức đúng đắn, kiến thức vững, vàng, kỹ năng thành thạo sẽ góp phần hạn chế ở mức tối đa tài liệu được nhập vào thư viện theo cảm tính, chất lượng không đảm bảo, chưa đáp ứng nhu cầu NDT cũng như không phù hợp với tình hình đào tạo các ngành nghề của nhà trường thông qua các kế hoạch, chương trình bổ sung, phối hợp hoạt
động hoặc ngược lại
1.1.3.4 Người dùng tin và nhu cầu tin
Yếu tố này tác động đến công tác phát triển NLTT, là một trong nhưng cơ sở quan trọng
để xây dựng và điều chỉnh chính sách phát triển NLTT Nhu cầu tin của NDT phát triển thúc diy việc ứng dụng CNTT, nâng cao trình độ cán bộ, phát triển cơ sở hạ tầng và chất lượng hoạt động thư viện
1.1.3.5 Tình hình xuất bản của đất nước
Công tác xuất bản quốc gia có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội, tác động mạnh mẽ
đến nhân cách, đạo đức, lối sống, nhận thức chính trị - tư tưởng, góp phần phát triển kinh tế, thúc
đây tiến bộ xã hội Công tác xuất bản ảnh hưởng rất lớn đến đến công tác phát triển NLTT, bởi xuất bản là người bao gói thông tin, tri thức còn hệ thống các thư viện là khách hàng, là người
mang sản phẩm, hàng hoá của xuất bản đến với NDT Về thực chất đây là mối quan hệ giữa cung
và cầu, gắn bó mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, là một trong những nhân tố thúc đây hoặc kìm
Trang 21Trong thoi dai hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và truyền thông đã làm thay đổi cơ cấu các loại hình tài liệu có trong mỗi thư viện và cơ quan thông tỉn, đó là sự ra đời tài liệu điện tử ,
tài liệu số, các CSDL và thậm chí là ngân hàng dữ liệu Án phẩm điện tử, ấn phẩm số ra đời cùng,
với công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, liên kết, trao đổi thông tin có chất lượng cao và nhanh chóng Do vậy, công tác phát triển NLTT ở các cơ quan thông tỉn thư viện cần phải có chính sách phát triển hợp lý, hài hòa giữa các loại hình tài liệu mới đáp ứng được nhu
cầu ngày càng cao của NDT
1.1.4 Các tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin
Căn cứ vào mức độ thể hiện các thuộc tính của nguồn lực thông tin, tiêu chí đánh giá NLTT được xác định ở các khía cạnh giá trị NLTT, khả năng truy cập của NLTT và khả năng chia sẻ của NLTT,
1.1.4.1 Giá trị của nguôn lực thông tin
Giá trị của NLTT được thể hiện ở mức độ đáp ứng nhu cầu tin của NDT, sự phù hợp với nhu cầu tin của NDT, mức độ độ tin cậy của thông tin và mức độ cập nhật của thông tin
* Mức độ đáp ứng nhu câu tin của nguôn lực thông tin
Thư viện thực sự lớn mạnh là thư viện có NLTT đầy đủ và đa dạng, đáp ứng tối đa NCT của NDT Đặc biệt đối với những thư viện phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu, NLTT phải
đảm bảo đầy đủ, toàn diện mới nâng cao được chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học của
NDT Từ thực tiễn đó thư viện chuyên ngành cần có đầy đủ thông tin cần thiết về các lĩnh vực chủ yếu và các lĩnh vực có liên quan Mức độ đầy đủ của NLTT thông tin không chỉ thể hiện ở số lượng và mức độ thỏa mãn NCT của NDT tại thư viện, mà nó còn thể hiện ở nội dung tải liệu mà
thư viện có căn cứ vào tỉ lệ của các tài liệu theo từng lĩnh vực
* Mức độ cập nhật của nguôn lực thông tin
Trang 22hiện qua năm xuất bản tài liệu, năm xuất bản càng mới thì mức độ cập nhật thông tỉn càng cao và
ngược lại
Trong xã hội thông tin hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát
triển của công nghệ thông tỉn truyền thông và sự lan tỏa nhanh chóng của mạng xã hội thì việc
sản xuất ra thông tin ngày càng gia tăng theo cấp số nhân,
dễ dàng và phong phú từ nhiều nguồn Do đó, nội dung thông tin cũng nhanh chóng bị lỗi thò lạc hậu, đặc biệt là thông tin khoa học công nghệ Điều này đòi hỏi các thư vi
và cơ quan thông tin cần đặc biệt chú trọng bổ sung và cập nhật các nguồn tin mới, những tiến bộ KHCN mới, những thông tin có tính thời sự cao và phù hợp với nhu cầu thường xuyên của NDT
+ Mức độ phù hợp và độ tìn cậy của thông tin
Giá trị của nguồn lực thông tin còn được phản ánh qua đánh giá của NDT về mức độ phù
hợp và độ tin cậy của thông tin với họ
1.1.4.2 Khả năng truy cập của nguôn lực thông tin
Khả năng dễ truy cập, dễ khai thác hay dễ tiếp cận NLTT để tìm kiếm thông tin/tài liệu theo nhu cầu của NDT là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả của việc tổ chức NLTT NLTT được tiếp cận thông qua các điểm truy cập (từ khóa, chủ đẻ, tên tác giả, loại hình tài liệu ) Các điểm truy cập này được tao ra trong quá trình xử lý tài liệu Nhờ bộ máy tra cứu, NDT có thể tìmđược tài liệu thông qua các dấu hiệu nội dung hay hình thức của tài liệu
Hiệu quả hoạt động của thư viện phụ thuộc rất lớn vào việc NLTT của thư viện đó có dễ truy cập/tiếp cận hay không Chỉ khi hệ thống tra cứu của thư viện được hoàn thiện mới giúp NDT khai thác triệt để NLTT sẵn có trong và ngoài thư viện cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho liên kết phối hợp, chia sẻ NLTT giữa các thư viện Trên cơ sở đánh giá của NDT về mức độ dễ
dang truy cập/tiếp cận NLTT của thư viện sẽ giúp cho thư viện xây dựng, hồn thiện cơng tác tổ chức kho, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin, đầu
tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng công nghệ để khai thác tốt NLTT
Trang 23Để thỏa mãn nhu cầu thông tin một cách cao nhất và để tiết kiệm kinh phí trong các thao tác nghiệp vụ như bổ sung, xử lý, các thư viện và trung tâm thông tin cần có khả năng sử dụng nhiều loại/nhiều nguồn thông tỉn từ các nơi khác nhau Thực chất đây chính là sự chia sẻ NLTT Tính có thể chia sé được của NLTT thể hiện ở khả năng có thể trao đổi thông tin theo nhiều chiều giữa các hệ thống thông tin với nhau Để chia sẻ NLTT không chỉ đòi hỏi các thư viện phải có NLTT phong phú và đa dạng mà còn cần phải áp dụng các chuẩn nghiệp vụ chung, phải có các
điều kiện hỗ trợ về mặt kỹ thuật, có giao ước và các điều kện pháp lý đề chia sẻ
1.2 Trung tâm thư viện Trường Cao đẳng Sơn La với yêu cầu đào tạo theo học chế
tín chỉ
1.2.1 Khái quát về Trung tâm Thư viện Trường Cao đẳng Sơn La 1.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Với tiền thân là Thư viện trường Sư phạm Dân tộc cấp I tỉnh Sơn La được xây dựng sau khi Trường có quyết định thành lập ngày 15.10.1963 Thư viện được thành
ngay sau ngày
thành lập Trường Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Thư viện đã có nhiều đóng góp quan
trọng cho nhà trường trong quá trình đào tạo
sự nghiệp phát triển giáo dục của Tỉnh nhà và đất nước
“Trong những năm đầu mới thành lập, với số vốn tài liệu ban đầu rất hạn chế, cơ sở vật chất
nghèo nàn, cán bộ phụ trách nghiệp vụ thư viện còn hạn chế và sinh hoạt trực thuộc phòng Giáo
vụ Có thể nói điều kiện hoạt động của Thư viện lúc bấy giờ rất khó khăn, cơ sở vật chất thiếu
thốn do tình hình chung của Trường và đất nước trong những năm tháng chiến tranh Tuy nhiên,
Thư viện vẫn không ngừng phấn đấu để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu tài liệu cho cán bộ và học sinh trong trường, kể cả trong thời gian sơ tán Thư viện đã từng cùng nhà trường đi sơ tán tới
“Thuận Châu, Mai Sơn cùng khối lượng lớn tài liệu mang theo để phục vụ công tác đào tạo của nhà
trường
Tir những năm 1999,Trường được quyết định chuyển toàn bộ về Tiểu khu 3, xã Chiềng Sinh, Thị xã Sơn La nay là tổ 2 phường Chiểng Sinh, thành phó Sơn La Thư viện đã liên tục
Trang 24
~ Quản lý và phát triển nguén lực thông tin của Thư viện
+ Phối hợp với tắt cả các Khoa, Phòng ban, Trung tâm, trong việc lựa chọn, bổ sung tài
liệu nhằm phát huy hiệu quả công tác, phục vụ tốt nhất cho mục tiêu đào tạo của nhà trường;
+ Thu nhận các tài liệu do nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội nghị, hội thảo, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, làm phong phú nguồn lực thông tin của thư viện
+ Liên kết hợp tác với các thư viện trong và ngoài nước trong lĩnh vực phối hợp bổ sung
và trao đổi tài liệu, chia sẻ nguồn lực thông tin;
+ Xử lý nghiệp vụ tắt cả các tài liệu bổ sung vào Thư viện;
+ Tổ chức hệ thống tra cứu thông tin đáp ứng nhu cầu của người dùng tin
- Tổ chức, quản lý và phát triển các dịch vụ thông tin — thư viện + Tế chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản tài liệu trong Thư viện;
+ Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho người dùng tin khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện;
+ Kiểm kê định kỳ vốn tài liệu của thư viện; tiến hành thanh lý và loại bỏ các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định;
Trang 25+ Triển khai các ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện;
- Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ và các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến vào hoạt động thư
viện
+ Nghiên cứu, ứng dụng các tiêu chuẩn tiên tiến vào công tác nghiệp vụ thư viện; Các
chuẩn công nghệ hiện đại vào công tác thư viện
+ Mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế về lĩnh vực khoa học
thư viện, tham gia các hoạt động về nghiệp vụ với hệ thống thư viện trong nước nhằm thúc đây
sự nghiệp thư viện Việt Nam phát triển
~ Quản lý hoạt động thông tin - thư viện trong trường
+ Tham mưu cho Hiệu trưởng tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động thông tin-thư viện nhằm phục vụ đảo tạo, nghiên cứu khoa học trong trường Cao đẳng Sơn La
+ Xây dựng chiến lược phát triển các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Thư viện theo các
chức năng, nhiệm vụ đã được phân công;
+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả
công tác
+ Tổng hợp, xây dựng các báo cáo định kì và báo cáo đột xuất về hiện trạng khai thác, sử
dụng Thư viện trường Cao đẳng Sơn La phục vụ công tác dao tạo, nghiên cứu khoa học;
1.2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Vé cơ cấu tổ chức và nhân sự, Trung tâm thư viện Trường Cao đẳng Sơn La gồm:
- Lãnh đạo trung tâm: 1 gồm Giám đốc và 1 Phó giám đốc
- Các phòng ban: gồm có 6 cán bộ, trong đó:
Trang 26+ Phòng mượn: có 2 cán bộ, phục vụ các loại tài liệu như giáo trình, sách tham khảo các ngành, sách nghiệp vụ
+ Phòng đọc mở tổng hợp: có 1 cán bộ, thường xuyên phục vụ các loại tài
báo, tạp chí, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học
+ Phòng thư viện điện tử: có 1 cán bộ GIÁM ĐỐC | PHO GIÁM ĐỐC | [ I I
PHONG PHONG PHONG PHONG
Hành chính - Mượn Đọc tổng hợp Thư viện điện
Nghiệp vụ từ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thư viện “Trường Cao đẳng Sơn La
12.2 Trung tâm Thư viện Trường Cao đẳng Sơn La trước yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ
Hiện nay Trường CĐSL đang tiến hành chuyển đổi từ phương thức đảo tạ theo niên chế sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ Phương thức đảo tạo theo học chế tín chỉ lấy người học làm trung tâm, sinh viên được chủ động đăng ký các môn học theo kế hoạch riêng của mình; ngoài giờ lên lớp nghe giảng sinh viên bắt buộc phải tự nghiên cứu tài liệu Giảng viên lên
Trang 27Như vậy, ngoài chức năng đảm bảo và phục vụ thông tin, tư liệu, sách báo cho công tác đảo tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường như các cơ quan thông tin - thư viện khác, thư viện trường CĐSL còn là một cơ quan văn hóa giáo dục cho sinh viên Bởi vì việc hoc ta
nghiên cứu tại thư viện giúp sinh viên có thói quen làm việc với sách báo, thông tin để biến quá trình đảo tạo thành quá trình tự đảo tạo
Cu thé, trong thời gian tới và trước những yêu cầu đào tạo theo tín chỉ của nhà trường, Trung
tâm thư viện Trường CÐ SL có những nhiệm vụ cụ thể sau :
- Đảm bảo nguồn lực thông tin có chất lượng cao : Tăng cường nguồn tài liệu mới phong
phú về nội dung và loại hình, chú trọng bổ sung tài liệu điện tử và các điều kiện hỗ trợ khai thác tài liệu điện tử phục vụ cho việc dạy và học theo tín chỉ
~ Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin bằng nhiều phương thức khác nhau : Mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ của thư viện, chú trọng đào tạo người dùng tin và các sản phẩm dịch vụ
hướng tới nhu cầu của người dùng tin
- Liên kết, chia sẻ và mở rộng hợp tác với các thư viện trong và ngoài địa phương nhằm
phát huy tối đa nguồn lực thông tin thư viện hiện có và chia sẻ, hợp tác với các thư viện trong
khai thác NLTT Đồng thời thư viện cần chú trọng nguồn học liệu mở đang phổ biến hiện nay
1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Thư viện trường Cao đẳng
Sơn La
1.3.1 Đặc điển người dùng tin
Trang 28~ Nhóm NDT là đối tượng học sinh, sinh viên (HSSV)
Các nhóm NDT tại trường Cao đắng Sơn La có những đặc điểm tâm lý và hoạt động nghề
nghiệp đặc thù, vì thế NCT của họ cũng khơng hồn tồn giống nhau về nội dung thông tin, mức
độ chuyên sâu của thông tin và mỗi nhóm NDT lại có nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ thông tin phủ hợp,
1.3.1.1 Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý
Nhóm này bao gồm cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý và kiêm nhiệm giảng dạy như: Ban Giám hiệu, các cán bộ lãnh đạo Đảng, trưởng, phó các phòng, ban, khoa, trung tâm Theo số liệu thống kê của phòng Tổ chức cán bộ, đến tháng 7/2017 nhà trường có 63 cán bộ làm công tác quản lý (chiếm 1.6%) tỷ lệ NDT Tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong cơ cấu 21,6% (63/291 cán bộ và giảng viên), nhưng đây là người có vai trò rất lớn trong công tác điều hành hoạt động của Nhà trường Họ là người vạch ra hướng phát triển của Nhà trường, vừa quản lý điều hành các hoạt động của Nhà trường theo chiến lược đề ra, vừa là người tham gia nghiên cứu và giảng dạy
- Giới tính: Cán bộ LĐQL nam chiếm số lượng 3§ NDT trên tổng số 63 NDT là LĐQL
(60.3%), nữ 25 người chiếm 39,7% Số liệu trên cho thấy sự chênh lệch giới tính giữa cán bộ
LĐQL nam và nữ tương đối nhiều
~ Lửa tuôi: Nhóm NDT này chủ yếu ở độ tuổi từ 30 - 55 tuổi Độ tuổi phù hợp cho công tác lãnh đạo, quản lý Độ tuổi này, họ là những người giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú
- Trình độ học vấn: Hầu hết họ đều có trình độ học vấn cao, có năng lực quản lý và kinh
nghiệm giảng dạy Trong đó Tiến sỹ 2 người, Thạc sỹ và nghiên cứu sinh 59 người, Đại học 2
Trang 29fBCán bộ quản lý: 16
'BCán bộ nghiên cứu, giãng đạy
(ĐHạc sinh sinh viên
Biểu đồ 1.1: Cơ
cấu tỷ lệ người dùng tin tại Trung tâm thư viện Trường Cao đẳng Sơn La 1.3.1.2 Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng day
Trường Cao đẳng Sơn La hiện có đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học có trình độ và tâm huyết với199 cán bộ và giảng viên đang giảng dạy ở các chuyên ngành, chiếm tỷ lệ 4.9% NDT, đây là lực lượng nòng cốt của Nhà trường Chất lượng nghiên cứu và giảng dạy liên
quan trực tiếp đến trình độ nghiên cứu và giảng dạy của đội ngũ cán bộ giảng viên của Trường
Cán bộ NCGD là nhóm NDT tích cực, vừa là những người tạo ra thông tin mới (tham gia nghiên
cứu khoa học, viết giáo trình, bài giảng ) vừa là người chuyển giao tri thức cho đối tượng học tập
~ Giới tính: Tì lệ nam nữ của nhóm NDT NCGD có sự chênh lệch khá lớn 170 nữ/ 263 cán bộ giảng viên
~ Độ muổi: Nhóm NDT là cán bộ NCGD tại trường Cao đẳng Sơn La được phân theo hai lứa tuổi rõ rệt: lớp cán bộ NCGD lớn tuổi giàu kinh nghiệm, có bản lĩnh nghề nghiệp khoảng từ 40-60 tuổi; lớp giảng viên trẻ, nhiệt huyết, năng động sáng tạo
Trang 301.3.1.3 Nhóm người dùng tin là học sinh, sinh viên
Day là nhóm người dùng tin chủ yếu của thư viện và chiếm số lượng nhiều nhất so với 2
nhóm NDT còn lại Theo số liệu thống kê của nhà trường, tính đến tháng 6 năm 2017 toàn trường có 3.793 HSSV đang theo học hệ cao đẳng và trung cấp chính quy, ngoài ra còn có Lưu học sinh Lào, đối tượng NDT này chiếm 93.5% tỷ lệ NDT Nhóm này có trình độ khác nhau như: học sinh
dự bi(tốt nghiệp lớp 9), trung cắp chính quy, trung cấp nghề, cao đăng chính quy, cao đảng nghề
Một đặc điểm mang tính đặc thù của người dùng tin tại thư viện trường CĐSL là học sinh,
sinh viên ở đây chiếm đa số là người dân tộc thiểu số ở các địa phương tại tỉnh Sơn La, một số ít ở các tỉnh lân cận và địa phương khác Do đó, trình độ nhận thức và tiếp cận với nguồn thông tin và các thiết bị hiện đại trong thư viện còn có những hạn chế nhất định Nhiệm vụ chủ yếu của
nhóm NDT HSSV là học tập, ngoài ra họ có nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao và các hoạt động xã hội khác do nhà trường tổ chức
1.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin
1.3.2.1 Đặc điểm chung
~ Như câu tin của người đùng tìn ở trường Cao đẳng Sơn La tương đối cao
Theo số liệu khảo sát số người thường xuyên sử dụng thư viện đẻ khai thác tài liệu khá cao: 54,1%; 34,6% NDT thỉnh thoảng đến; 13% mỗi năm đến vài lần Đối tượng NDT ít đến thư viện chủ yếu là đối tượng HSSV và nguyên nhân chủ yếu là do chậm làm thẻ thư viện Mặc dù đầu năm học nhà trường và thư viện đều có thông báo làm thẻ thư viện tới các lớp nhưng do chưa
được đôn đốc và không bắt buộc đối với sinh viên nên nhiều SV còn chưa nhận thức được vai trò
và ý nghĩa của thư viện trong việc học tập nên có lớp đến năm thứ 2 mới làm thẻ thư viện để phục vụ học tập Ngoài ra có một số ít cán bộ lãnh đạo quản lý ít có thời gian đến sử dụng thư viện
Trang 31bạn đọc Theo số liệu khảo sát và thống kê cho tháy, đa số NDT dành thời gian từ 2 - 4h trong ngày
để nghiên cứu và tìm kiếm thông tin tai thư viện, đối tượng này chiếm tỷ lệ lớn chủ yếu là HSSV
Bên cạnh đó, nhóm người dùng tin là CBGV dành khá nhiều thời gian để sử dụng thư viện, đối tượng HSSV sử dụng thư viện từ 2 - 4h chiếm tỷ lệ cao Tuy nhiên, vẫn còn một số ít NDT sử dụng thư viện chiếm tỷ lệ ít dưới 1h và trên 5h, đối tượng này chủ yếu là CBGV làm công tác quan
lý, do không có nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu và sử dụng thư viện nên họ chủ yếu đến thư viện để mượn tài liệu về nhà nghiên cứu
~ Nhu câu tin của người dùng tin bám sát yêu cầu của chương trình đào tạo
Trường Cao đăng Sơn La là một trường cao đẳng đào tạo đa ngành như sư phạm, nông lâm, kinh tế, văn hóa - du lịch, hành chính văn phòng, công tác xã hội, ở cả 2 trình độ trung cấp và cao đẳng Trong đó, đối tượng HSSV bao gồm có cả lưu học sinh Lào theo học ở nhiều ngành
khác nhau Do đó, để đạt được mục tiêu giảng dạy và học tập thì CBGV va HSSV các ngành phải tìm hiểu và nghiên cứu nhiều môn học thuộc các lĩnh vực khác nhau liên quan đến ngành nghề đang theo học như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội học, nông - lâm nghiệp, giáo dục, Bảng
dưới đây thể hiện NCT về các lĩnh vực mà NDT quan tâm:
Trang 32Nghệ thuật 173 [544] 15 | 789 | 48 | 539 | 110 | 403 Tâm lý 159 [417| 16 | 842 | 41 | 467 | 102 | 374 Giáo dục 343 |900| 19 | 700,0 | §6 | 96,6 | 238 | 87,2 Ngôn ngữ 233 |6l1| § | 427 | 28 | 315 | 197 | 722 Pháp luật 308 | 808 | 16 | 842 | 63 | 70,8 | 229 | 83,9 Nông - Lâm nghiệp | 272 |714| 17 | 89,5 | 66 | 742 | 189 | 69,2 Khoa học kỹ thuật 266 | 698 | 16 | 84,2 72 80,9 178 | 65,2 Lĩnh vực khác 22 | 5.8 5 26,3 6 6,7 ll 4,0
Dựa vào 32 mã ngành đảo tạo thuộc 12 khoa của nhà trường, tác giả đã đưa ra các môn
ngành khoa học tương ứng để khảo sát NCT của NDT Kết quả điều tra cho thấy, NCT về các lĩnh vực giáo dục, chính trị, văn hóa, được sử dụng nhiều nhất Tiếp theo đó, các lĩnh vực như xã
hội học, khoa học công nghệ, nông lâm nghiệp, pháp luật, được quan tâm chiếm tỷ lệ cao Như
vậy, nắm bắt được nhu cầu của NDT quan tâm tới các lĩnh vực khoa học, thư viện sẽ có kế hoạch
bổ sung phù hợp hơn
~ Nhu câu sử dụng tài liệu truyên thông chiếm wu thé, nhu câu về tài liệu điện tứ chưa cao
Bảng 1.2: Mức độ sử dụng các loại hình tài liệu của người dùng tin
[Tổng số Mức độ
Số | Loại hình tài liệu Thường | Thỉnh | Khong
Trang 33Bao, tap chi chuyén ` 219 | 57,5 |162| 42,5 0 0 ngành Luận án, luận văn, đề tiNGti 180 | 47,2 |183] 48,0 | 18 | 47
Các tài liệu tra cứu (từ
Jdién, cảm nang, thư 122 | 32,0 |220| 57,7 | 39 | 10,2 mục, ) Tài liệu điện tie Cơ sở dữ liệu thư mục 151 | 396 |210| 55/7 | 20 | 5,2 Dữ liệu số 225 | 59,7 |156| 40,9] 0 | 0
Dựa vào bảng trên có thể thây, đối với loại hình tài liệu truyn thống thì sách giáo trình
và sách tham khảo có tỷ lệ NDT thường xuyên sử dụng nhiều nhất, sau đó đến loại hình báo, tạp chí và luận án, luận văn, đề tài NCKH Đối với loại hình tài liệu điện tử thì mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ cao ở loại hình dữ liệu số Đối với CSDL thư mục có tỷ lệ NDT thỉnh thoảng
sử dụng chiếm tỷ lệ cao hơn do thư viện chưa trang bị được máy tính để hỗ trợ tra cứu tại các phòng kho, do đó bạn đọc chủ yếu tra cứu theo phương pháp truyền thống
- Nhu câu sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ Việt chiếm ưu thế, nhu câu sử dụng tài liệu
bằng tiếng nước ngoài hạn chế
Về ngôn ngữ sử dụng, chủ yếu là nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng Việt chiếm 81,4%,
nhu cầu sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh 17,6% Ngoài ra có 1% NDT có nhu cầu sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Lào, đối tượng này chủ yếu là các Lưu học sinh Lào và CBGV đang giảng
dạy tiếng Lào thuộc các chuyên ngành đào tạo khác nhau của nhà trường Do đó thư viện cũng
cần có sự quan tâm đến nhu cầu tin của đối tượng này
1.3.2.2 Đặc điểm theo nhóm
- Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý
Trang 34vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, mà còn chú ý tới những thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy
Thông tin phục vụ LĐQL phải mang tính chất tổng kết, dự báo, lượng thông tin diện rộng, nhiều lĩnh vực như: các văn bản chi đạo của Đảng và Nhà nước, khoa học giáo dục, tâm lý,
Những thông tin phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy cũng như thông tin dành cho nhóm đối tượng làm công tác NCGD, là những thông tin chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu, giảng day Vi vay, bên cạnh thông tin la tài liệu cấp 1, họ còn cần những thông tin đã qua xử lý như tổng quan, tổng luận,
Nhóm cán bộ LĐQL có nhu cầu sử dụng các loại hình sản phẩm và địch vụ phù hợp với thời gian, công việc của họ chẳng hạn như: phục vụ thông tin chọn lọc, tổng quan, tổng luận, dịch vụ internet,
Nhóm NDT LĐQL là nhóm đối tượng đặc biệt, họ một lúc kiêm nhiệm nhiệm vụ lãnh đạo,
quản lý và nghiên cứu, giảng dạy nên nhu cầu thông tin cũng rất lớn, Thư viện cần có sự quan tâm đặc biệt đến việc cung cắp thông tin đầy đủ, chính xác, phù hợp với nhu cầu của họ
~ Nhóm người dùng tin là học sinh, sinh viên
Nhu cầu của nhóm này chủ yếu là tài liệu giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành, báo và tạp chí Lĩnh vực mà người dùng tin trong nhóm này quan tâm chủ yếu là tài liệu về các chuyên ngành đang theo học mà nhà trường đào tạo Yêu cầu đặt ra với nhóm NDT này cần được đảm bảo
thông tin về các kiến thức cơ bản có trong chương trình học tập và biết đổi mới phương pháp học tập nghiên cứu trong Nhà trường Giảng viên đóng vai trò là người truyền đạt những kiến thức cơ
bản và gợi mở cho sinh viên hướng nghiên cứu, đồng thời chỉ chỗ cho sinh viên đến với nhóm tài
liệu mà giáo viên cho là phù hợp với môn học của mình Điều này phát huy tính chủ động, sáng tạo
và tỉnh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên Ngoài thời gian trên lớp thì hầu hết các sinh viên
của Trường sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thiết kế là nơi học tập và nghiên cứu của
mình.Hình thức sử dụng tài liệu của nhóm này chủ yếu là mượn về nhà các loại tài liệu giáo trình
Trang 35Hình thức phục vụ nhóm HSSV chủ yếu là sản phẩm và dịch vụ phổ biến tài liệu dưới dạng sách chuyên ngành, luận án, luận văn, sách tra cứu phục vụ cho mơn học Ngồi ra nội dung thông tin về lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng được nhóm NDT này quan tâm
~ Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng day
Nhu cầu tin của nhóm NDT này rất phong phú và đa dạng Ngồi thơng tin chuyên sâu, có
tính chất lý luận, thực tiễn về lĩnh vực nghiên cứu, họ còn có nhu cầu về các thông tin phục vụ
nghiên cứu, giảng dạy Thông tin phục vụ đối tượng NCGD cần được cập nhật mới thường xuyên, và mang tính chất chuyên sâu Hình thức phục vụ đối với nhóm NDT này là thông tin về
ngành khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của họ Sản phẩm và dịch vụ thông tin
phù hợp với họ là thông tin thư mục chuyên đề, dịch vụ internet, dịch vụ cung cấp thông tin tại chỗ, mượn về nhà
1.3.3 Vai trò của nguồn lực thông tìn đối với đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trung tâm
Thư viện trường Cao đẳng Sơn La
1.3.3.1 Vai trò của nguồn lực thông tin đối với hoạt động học tập
Trước những yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục ở bậc đại học thì việc đào tạo theo
hình thức tín chỉ là phương pháp đào tạo có nhiều ưu thế so với phương thức đào tạo truyền thống Việc áp dụng hình thức này sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mỗi trường là
vấn đề lớn và khó đối với cán bộ quản lý, những người đang giảng dạy và cả sinh viên Tuy có
những bắt cập, nhưng việc lấy sinh viên làm trọng tâm để phát huy khả năng tự học của sinh viên theo chương trình đạo theo tín chỉ thì có thể nói rằng việc học theo tín chỉ là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả giúp cho sinh viên phát huy khả năng tự học, tự tích lũy kiến thức
của mình thông qua việc sử dụng các nguồn lực thông tin của thư viện
Để nhằm phát huy khả năng chủ động, tích cực của sinh viên, giảng viên phải có phương pháp
giảng day déi mới theo phương thức đào tạo tin chỉ Theo đó, sinh viên không chỉ đơn thuần là nghe
giảng trên lớp, mà các em cần phải tự nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu để tích lũy được kiến thức bằng nhiều phương pháp khác nhau, còn giảng viên chỉ hướng dẫn tự học trên lớp và giải đáp
Trang 36cho giảng viên Cùng với phần lớn thời gian ngồi học trong lớp, sinh viên sẽ phải tự học, tự nghiên cứu ở thư viện, tại nhà hoặc bắt cứ nơi đâu Trong đó, thư viện là nơi có nhiều tải liệu và điều kiện
để khai thác tốt nhất nguồn lực thông tin phục vụ việc học tập của sinh viên
Điều đó chứng tỏ rằng NLTT có vai trò đặc biệt đối với việc nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên
1.3.3.2 Vai trò của nguồn lực thông tin đối với giảng dạy
“Trên thực tế hiện nay, phương thức học thầy giảng - trò nghe và ghi chép đã trở nên bắt
cập Với xu hướng chuyên sang đảo tạo theo tín chỉ, phương thức này sẽ không thể phù hợp
“Thay vì lên lớp thuyết trình, áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực theo tín chỉ, giảng viên sẽ
cung cấp kiến thức cơ bản, nêu vấn đề, đưa ra các yêu cầu phải thảo luận hoặc làm Đồng thời giới thi
nhóm
nguồn tài liệu có thể tham khảo tại thư viện để phục vụ cho việc giải quyết
vấn đề đã giao cho sinh viên Điều đó có nghĩa là thay vì trao kiến thức đơn thuần, giảng viên đã
hướng dẫn sinh viên tự tìm ra lời giải đáp cho vấn đề được đặt ra
Bên cạnh đó, để thực hiện đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi phải có 2 điều kiện:
Một là, phải đảm bảo đủ tài liệu tham khảo và giáo trình, các phương tiện phục vụ cho thực hành, thí nghiệm
Hai là, người học phải phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu Sinh viên phải đến thư
viện để sử dụng các nguồn khác nhau đề tìm tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận
Qua đó có thể thầy rằng, thư viện nói chung và thư viện trường CĐSL nói riêng có vai trò
quan trọng trọng việc cung cấp và phục vụ nguồn học liệu phong phú như giáo trình, tài liệu tham khảo, luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu, về các lĩnh vực tri thức và các ngành
trong chương trình đào tạo của nhà trường Thư viện trường Cao đẳng Sơn La có vai trò quan trọng trong việc tham gia và góp phần làm thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập của nhà
trường
Trang 37Bên cạnh học tập và giảng dạy thì công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên cũng không thể thiếu thư viện Viện trưởng Viện Đại học IHinois là ông Edmund James đã
viết: “ Trong những cơ sở hay phòng ban của một trường đại học, không có cơ sở nào thiết yếu
hơn thư viện đại học Ngày nay, không một công trình nghiên cứu khoa học nào có giá trị đích thực mà không có sự trợ giúp của thư viện, ngoại trừ những trường hợp phi thường của những thiên tài thỉnh thoảng xảy ra trong lịch sử nhân loại, đó là những trường hợp ngoại lệ Đầu tư cho thư viện và đầu tư cho chất lượng giáo dục có tác động lâu dài đến sự phát triển của đất nước nên hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên luôn gắn liền với thư viện Nói cách khác, thư viện có những vai trò nhất định trong vấn đề nghiên cứu khoa học như: cung cấp
nguồn t: và nguồn thông tin phù hợp với yêu cầu của người dùng tin, đồng thời cung cấp
các dich vụ thông tin cần thiết giúp bạn đọc có thể tìm kiếm và khai thác tối đa các sản phẩm thông tin của thư viện phục vụ cho đề tải nghiên cứu của mình
Tiểu kết
Nguồn lực thông tin là một bộ phận rất quan trọng cấu thành các hoạt động thông tin thư
viện Nguồn lực thông tin đượccoi là phần tích cực của tiềm lực thông tin, phản ánh phần thông,
tin tích cực trong xã hội, có cấu trúc, được kiểm soát và có thể truy cập được, có giá trị phục vụ cho hoạt động của con người
Nguồn lực thông tin chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: chính sách phát triển NLTT, người dùng tin và nhu cầu tin, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, nguồn kinh phí, trình độ cán bộ thư viện, và được đánh giá bởi các tiêu chí như: độ đấy đủ, độ cập nhật, giá trị NLTT, khả năng truy cập, khả năng chia sẻ của NLTT
NLTT tại Trung tâm thư viện Trường CĐSL có những đặc điểm riêng biệt, được quy định
bởi chức năng nhiệm vụ của nhà trường và nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt
động đào tạo của nhà trường trong việc chuyển đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ Do có những đặc thù riêng nên NLTT tại Trung tâm thư viện Trường CĐSL cần phải được nghiên cứu và đánh giá một cách nghiêm túc và cụ thê để NLTT phat triển theo đúng
Trang 39Chương 2
THUC TRANG NGUON LUC THONG TIN
TAI TRUNG TAM THU VIEN TRUONG CAO DANG SON LA 2.1 Cơ cấu nguồn lực thông tin
2.1.1 Cơ cấu theo loại hình tài liệu
2.1.1.1 Nguôn lực thông tin truyền thống:
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thư viện trường CĐSL, tính đến thời điểm tháng 6
năm 2017, tổng số vốn tài liệu của TTTV có 113.044, trong đó 13.000 tài liệu ở phòng kho lưu chưa nhập vào CSDL; Sách có 7.758(sách tập 1844, sách bộ 932) tên tài liệu và tài liệu điện tử có 1.190 bản Hiện nay, các loại hình tài liệu của thư viện có các dạng khác nhau thể hiện trong
biểu đồ dưới đây: Sách giáo trình và các loại tài liệu tra Bán đồ Sách tham khảo GẦN phẩm định kỳ
Luận án, luận văn, đ tài NCKH,
E Tài liệu điện tir
Biểu đồ 2.1: Cơ
cấu tài liệu theo hình thức
Trang 40* Loại hình tài liệu là sách: có 7.758 tên tài liệu, trong đó sách tập là 1.844 cuốn, sách bộ là
932 cuốn, sách tham khảo là 3.628 Các tài liệu này chủ yếu là sách giáo trình, tài liệu tra cứu như cẩm nang, từ điển, bách khoa thư chiếm tỷ lệ lớn nhất là 61,2% Các sách giáo trình chủ yếu mua từ
nguồn các nhà xuất bản và các trường Đại học và học viện trong nước, ngoài ra có một số tài liệu do
giảng viên nhà trường biên soạn phục vụ cho việc học tập của sinh viên nhưng chiếm số lượng không đáng kẻ Sách tham khảo có nội dung liên quan đến các ngành học tại nha trường chiếm tỷ lệ
lớn thứ 2 là 31,1%
* Ấn phẩm định kỳ: có 3.547 ấn phẩm thuộc 55 tên ấn phẩm, chiếm tỷ lệ 3,1% trong tổng số vốn tài liệu của thư viện Trong số đó có 12 đầu tạp chí và 43 đầu báo Những ấn phẩm nay
chứa các thông tin phục vụ việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên, cụ thể là các tạp chí chuyên ngành như: Tốn học, Giáo dục, Nơng nghiệp, Dạy học này nay, Môi
trường, Văn học nghệ thuật, Ngoài ra, thư viện còn có một số báo ngày và báo tuần nhằm phục
vụ mục đích tìm hiểu và cập nhật thông tin cũng như giải trí của bạn đọc như: Báo nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh niên, Phụ nữ, Hạnh phúc gia đình, Sinh viên Việt Nam, Giáo dục thời đại, Sức
khỏe đời sống, Tuy nhiên, so với tổng số vốn tài liệu của thư viện thì số lượng ấn phẩm định kỳ của thư viện chiếm tỷ lệ rất thấp
* Tài liệu nội sinh: Bao gồm luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên
và sinh viên, báo cáo tốt nghiệp sinh viên, tap chi thông tin khoa học và các kỷ yếu hội nghị hội
thảo của nhà trường Theo số liệu thống kê các tài liệu đã xử lý của thư viện, đối với đề tài
nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, kỷ yếu hội nghị hội thảo, báo cáo tốt nghiệp có 232 tên với 1.412 bản, chiếm tỷ lệ 1,2%
Những nguồn tin này phản ánh một cách có hệ thống những tiềm năng, thế mạnh và những