NHỮNG SẮCMÀU NĂM MỚI
Câu thơ lưu truyền trong dân gian Việt Nam miêu tả cái Tết
cổ truyền phải đủ các món trên. Trong đó, một món ăn tinh
thần không thể thiếu được, đó là tranh Tết (Câu đối đỏ). Trong các phiên chợ quê
ngày Tết, tranh Tết được treo bán đầy. Vinh hoa, Phú quý, Đại cát, Lợn đàn, Đám
cưới chuột, Đánh ghen, Hứng dừa Trên nền giấy Điệp lấp loáng, các con giáp
nhảy nhót tung tẩy biểu lộ ước vọng vươn tới cái đẹp của người dân xứ Việt
Vài chục năm gần đây, các hoạ sĩ Việt Nam cũng tạo thành cái nếp là cứ đến gần
tết thường vẽ các con giáp của năm đó. Cũng là một loại tranh Tết hiện đại. Tiêu
biểu và đều đặn hơn cả có các hoạ sĩ: Nguyễn Tư Nghiêm, Đỗ Phấn, Phạm Viết
Hồng Lam, Lê Quảng Hà, Lê Trí Dũng
Với chất liệu bột màu quen thuộc, Đỗ Phấn tung phá điêu luyện trong gam màu
phức tạp, dữ dội miêu tả những chú chuột khoẻ mạnh, hài hước ăn tranh cả phần cá
của mèo. Tranh Tết Đỗ Phấn gần một hoạ phẩm công phu mà ít tỉa tót. Ngược lại,
Lê Trí Dũng thích nhiều chi tiết mang yếu tố trang trí trên nền giấy nhuộm phẩm
nguyên chất với các đề tài rất “đời thường”. Còn Phạm Viết Hồng Lam thì chỉ với
vài nét ngoằn nghèo, vô thức trên nền giấy Dó, Điệp là anh có ngay một tranh Tết
đẹp. Tranh Tết Phạm Viết Hồng Lam vừa phảng phất chạm nổi đình chùa xa xưa
vừa gợi ta nhớ đến những chữ tượng hình cổ đại. Cả ba hoạ sĩ đều hay dùng thủ
pháp “Nhân cách hoá”. Nhân dịp Tết Mậu Tý, với chùm tranh Tết của mình, ba
hoạ sĩ qua Tạp chí Mỹ thuật xin gửi đến bạn đọc nhiều hạnh phúc và may mắn.
.
NHỮNG SẮC MÀU NĂM MỚI
Câu thơ lưu truyền trong dân gian Việt Nam miêu tả cái Tết
cổ. Hà, Lê Trí Dũng
Với chất liệu bột màu quen thuộc, Đỗ Phấn tung phá điêu luyện trong gam màu
phức tạp, dữ dội miêu tả những chú chuột khoẻ mạnh, hài hước