Bán hạ
Cây Bánhạ còn có tên khác là Chóc roi, Rau chóc, Bánhạ roi - Tên khoa học là
Typhonium flagelliforne (Lodd) Blume, thuộc họ Ráy - Araceae.
A. Mô tả cây:
Cây nhỏ cao 15-20cm. Củ tròn tròn bằng đầu ngón tay trỏ, to 1-2cm. Lá hình mũi tên dài,
gốc hình tim hay như có ba thuỳ. Mo có ống xanh, phiến trắng, dài 13-30cm, kể cả đuôi;
buồng dài; hoa lép dưới hình dùi, hoa lép trên hình sợi, phấn không sinh sản dài như roi.
Bán hạ Việt nam gồm những cây Typhonium divancatum L. Arum trilobatum (Lour),
Typhonium trilobatum (Schott).
Cây Bánhạ Trung quốc mọc khắp nước Trung quốc từ Bắc chí nam, nhiều nhất dọc các
tỉnh dọc lưu vực sông Trường giang như Tứ xuyên, Hồ bắc, Giang tô.
Cây Bánhạ Việt nam cũng mọc khắp nơi trong nước, còn mọc tại các nước Aán độ,
Campuchia, Lào, Indonexia, Malaxia, Nam Trung quốc, Nhật bản.
Cây Bánhạ đào nhổ về, bỏ vỏ ngoài và rễ con, rửa sạch, phơi khô là Bánhạ sống (sinh
Bán hạ), Bánhạ sống có độc phải bào chế mới dùng.
B. Phân bố, thu hái và chế biến:
Cây mọc ở ruộng có nước, có khi thấy ở vườn; dọc đường đi ở miền Trung và miền Nam
nước ta.
+ Vì Bánhạ dùng sống có độc, vì vậy khi dùng uống trong, cần phải bào chế. Cách bào
chế có Pháp bán hạ, Tô bánhạ (chế với váng sữa) ngoài ra còn có Bánhạ khúc để dùng
có tác dụng giải uất trừ đàm. Sau đây là các phép bào chế:
a- Bào chế Pháp Bán hạ: Lấy Bánhạ sạch ngâm nước chừng 10 ngày cho đến khi bột
trắng nổi lên thì vớt ra, rồi ngâm tiếp với Bạch phàn (cứ 50kg Bánhạ cho 1kg Bạch
phàn). Ngâm 1 ngày rồi lại thay nước, đến khi nhấm vào miệng không còn cảm giác tê
cay thì vớt ra, phơi trong râm (tránh nắng). Ngoài ra còn có cách khác là gĩa dập Cam
thảo hòa với nước vôi, lắng gạn bỏ cặn rồi để Bánhạ vào ngâm. Quấy trộn hàng ngày đến
khi màu vàng thấm đều vào bên trong vớt ra phơi trong râm đến khô (Cứ 50kg Bánhạ thì
dùng 8kg Cam thảo và 10kg vôi cục).
b- Bào chế Khương Bán hạ: Bánhạ đã được bào chế theo pháp Bánhạ như trên, đến khi
vị thuốc không còn tê cay thì xắt lát Gừng sống rồi cho Bạch phàn và Bánhạ vào đun cho
thấm. Lấy ra phơi qua cho ráo nước, cắt thành từng miếng phơi khô (Cứ 50kg Bánhạ thì
dùng 12,5 kg Gừng sống 6,5kg Bạch phàn)
c- Bào chế Thanh Bán hạ: Lấy Bánhạ đã biến chế theo Pháp bánhạ như trên, đến khi vị
thuốc không còn tê cay, thêm Bạch phàn và nước đun kỹ, lấy ra phơi qua cho ráo nước ủ
ấm rồi xắt thành phiến, lại phơi trong râm mát (Cứ 50kg Bánhạ thì dùng 6,5kg Bạch
phàn).
d-Bào chế Bánhạ khúc: Dùng Bánhạ sống đồ vào nồi nước, dùng một chút phèn chua
đun sôi ngâm 1 đêm, hôm sau lại đun nước khác để thay nước cũ đi, làm 7 ngày 7 đêm
như vậy, rồi phơi khô, tán bột. Dùng nước Gừng hòa với hồ làm thành Bánh sao vàng.
C. Thành phần hóa học:
Bán hạ có chứa Tinh bột, saponin, alcaloid.
D. Tác dụng dược lý:
Bán hạ có tác dụng: táo thấp hóa đàm, giáng nghịch cầm nôn (chỉ ẩu), tiêu bỉ tán kết.
Chủ trị các chứng: thấp đàm, hàn đàm thượng xung gây động phong, đàm trọc hung tý,
hàn ẩm ẩu thổ, vị hư ẩu thổ, vị nhiệt ẩu thổ, nhâm thần ẩu thổ (nôn thai nghén), chứng kết
hung, mai bạch khí (chứng đau đầu tức ngực, chứng như vướng ở họng lúc nuốt), chứng
anh lựu đàm hạch, ung thư thũng độc.
Thành phần độc của Bánhạ khó hòa tan trong nước, còn thành phần có tác dụng cầm nôn
và giảm ho có thể hòa tan vào nước nóng. Thành phần có độc không bị phá hủy bởi nước
gừng đơn độc mà bị Bạch phàn làm hết độc.
Bán hạ chế thành hoàn và nước sắc Bánhạ có tác dụng cầm nôn. Cao lỏng Bán hạ, bột
Bán hạ (đã được chế với nhiệt độ cao) cũng có tác dụng cầm nôn. Nhưng Bánhạ sống
ngược lại có tác dụng gây nôn.
Nước sắc Bánhạ cho mèo được gây ho nhân tạo uống có tác dụng giảm ho nhưng kém
codein. Thuốc cũng có tác dụng giảm ho nếu chích tĩnh mạch. Chế phẩm của Bánhạ cho
thỏ uống làm giảm bớt tiết nước bọt do pilocarpine. Chế phẩm của thuốc cho chuột cống
được gây bụi phổi (pneumosilicosis) uống, kết quả phân tích tế bào chứng minh thuốc có
tác dụng làm chậm quá trình bệnh, cho thuốc càng sớm càng có kết quả tốt.
Bán hạ có tác dụng giải độc (antidotal) đối với nhiễm độc strychnine và
acetylcholin.Protein Bánhạ với liều 30mg/kg đối với chuột nhắt có tác dụng chống có
thai sớm (tảo dựng). Thuốc ngâm kiệt Bánhạ sống có tác dụng chống rối loạn nhịp tim
trên súc vật thực nghiệm.
Cồn loãng hay nước ngâm kiệt Chưởng diệp Bánhạ (pinellia pedatisect Schott) có tác
dụng ức chế rõ rệt đối với ung thư và tế bào Hela trên súc vật thí nghiệm.
Độc tính: Liều LD50 của Bánhạ sống chích màng bụng đối với chuột là 13g/kg. Bánhạ
sống uống quá liều dễ ngộ độc. Ăn Bánhạ sống mồm lưỡi có cảm giác tê chích. Liều lớn
gây cho mồm họng cảm giác tê cay mạnh ngứa, nóng bỏng, sưng, tiết nước bọt, buồn
nôn, nói không rõ, khàn giọng, há mồm khó, trường hợp nặng sẽ ngạt thở, khó thở dẫn tới
tử vong.
E. Công dụng, liều dùng:
Thuốc chống nôn, trừ đờm, chữa ho nhiều đờm, tiêu hoá kém, ngực bụng đầy chướng.
Nhân dân hái làm rau lợn hoặc lấy bẹ muối dưa ăn nên cũng gọi là rau Chóc. Củ được
dùng trị ho có đờm nhiều, trị viêm khí quản. Bên ngoài, dùng củ tươi trị mụn nhọt, ghẻ
lở, vô danh thũng độc các vết cắn của trùng độc.
Bài thuốc:
1.Trị ung thư cổ tử cung: dùng loại Chưởng diệp Bánhạ (Rhizoma pinelliae pedatisectae)
chế thành lát mỏng (ngày 3 lần tổng liều 60g Bánhạ sống hoặc viên đạn (mỗi viên 50g,
ngày đặt vào cổ tử cung 1 lần), viên thỏi (mỗi thỏi có 5 - 7,5g thuốc sống, nhét vào cổ tử
cung ngày 1 lần). Đã trị ung thư cổ tử cung gồm các giai đoạn 247 ca, kết quả khoiû
trước mắt 63 ca, kết quả tiến bộ tốt 84 ca, có kết quả 44 ca, tỷ lệ có kết quả chung
77,33% (báo cáo của Bệnh viện Phụ sản trực thuộc Học viện Thượng hải số 1, Báo Y học
Thượng hải 1978,1:13).
2.Trị nôn thai nghén: dùng bột Sơn dược uống và Thanh Bánhạ mỗi thứ 30g, dùng lửa
nhỏ (văn hỏa), sắc Bánhạ 45 phút, bỏ xác cho bột Sơn dược vào đun sôi 3 - 4 lần rồi cho
đường đủ ngọt, ngày uống 1 thang, sau đó tùy chứng gia thuốc. Đã trị 18 ca đều khỏi
(Trần Triệu, Trung y tạp chí Giang tô 1987,3:16).
3.Trị lóet cổ tử cung: lấy Bánhạ sống nghiền bột rây, lúc dùng lấy miếng bông có cột sợi
chỉ tẩm thuốc đặt vào chỗ đau áp sát vào chỗ lóet, 24 giờ sau tự lấy ra, mỗi tuần 1 - 2 lần,
8 lần là 1 liệu trình. Đã theo dõi 1347 ca, tỷ lệ có kết quả là 97,18%, tỷ lệ khỏi 44,77%
(Hồ khanh Phát, Báo Trung Y Thiểm tây,1984,5:14).
4.Trị viêm tuyến vú cấp: dùng Bánhạ tươi rửa sạch bỏ vỏ ngoài, mỗi lần nhét vào lỗ mũi
cùng bên hoặc khác bên vú đau trong 1 - 2 giờ, ngày 1 lần. Theo dõi 40 ca, kết quả khỏi
36 ca, tỷ lệ khỏi 90% (Ngô Thanh Thiện, Học báo của Học viện Trung y An huy 1984, 2:
bìa 4).
5.Trị viêm hạch lâm ba cổ mạn tính: dùng Bánhạ 50g sấy khô tán bột mịn dùng. Lấy bột
Bán hạ sống 3 phần, bột mì 1 phần trộn đều, cho thêm nửa thìa dấm lâu năm và nước sôi
trộn đều, mỗi tối một lần đắp vùng viêm sáng lấy ra, 5 - 7 lần là một liệu trình. Đã theo
dõi 30 ca, kết quả tốt (Lý hóan Hoa, Báo Y học đại chúng 1984,8:43).
6.Trị ho trong chứng cảm phong hàn:
Nhị trần thang (Hòa tễ cục phương): Chế Bán hạ, Phục linh, Trần bì đều 10g, Cam thảo
3g, sắc nước uống.
7.Trị chứng rối loạn tiêu hóa: bụng đầy tức, sôi bụng, nôn tiêu chảy.
Bán hạ tả tâm thang (Thương hàn luận): Bánhạ chế 10g, Can khương 5g, Hoàng cầm
10g, Hoàng liên 3g, Đảng sâm 10g, Chích thảo 3g, Đại táo 3 quả sắc uống.
8.Giới thiệu kinh nghiệm dùng Bánhạ sống: Nghiêm Đức Thanh cho rằng sách Thương
hàn luận có 43 bài thuốc dùng Bánhạ trong đó 37 bài thuốc uống, 6 bài dùng ngoài đều
dùng Bánhạ sống không nói đến bào chế. Các y gia đời sau thấy Bánhạ táo là có độc nên
mới chế Bán hạ. Chế có giảm độc nhưng hiệu lực của thuốc cũng giảm. Độc tính của Bán
hạ đun nóng cũng mất nhiều nên chủ trương sắc Bánhạ lâu, khoảng 30 phút và thêm
Gừng tươi, nên dùng thuốc cần chú ý phối ngũ (Vương kiến Dũng, Tạp chí Trung y Triết
giang 1985,5:196).
. Bán hạ dùng sống có độc, vì vậy khi dùng uống trong, cần phải bào chế. Cách bào
chế có Pháp bán hạ, Tô bán hạ (chế với váng sữa) ngoài ra còn có Bán hạ. Khương Bán hạ: Bán hạ đã được bào chế theo pháp Bán hạ như trên, đến khi
vị thuốc không còn tê cay thì xắt lát Gừng sống rồi cho Bạch phàn và Bán hạ vào