Công dụng 'thần diệu' củabạchà
Nghiên cứu cho thấy tinh dầu bạchà có tác dụng rất tốt đối với hội chứng
ruột kích thích với các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy.
Tinh dầu bạc hà, đặc biệt là methol trong dầu, có tác dụng nới lỏng các cơ trên
thành ruột. Gần đây, Alex Ford, nhà nghiên cứu tại Đại học McMaster, đã đưa ra
kết luận tinh dầu bạchà là sự lựa chọn hàng đầu chống lại hội chứng ruột kích
thích IBS thay cho các loại thuốc phổ biến trên thị trường.
Bạc hà có thể xoa dịu cảm giác ngứa tạm thời gây ra bởi vết côn trùng cắn, eczema
(viêm da chàm) và các vết thương khác. Trà bạchà cũng có thể dùng như nước súc
miệng cho trẻ bị nấm trong miệng hoặc làm giảm bớt cảm giác buồn nôn cho các
bà bầu, đặc biệt với những thai phụ không muốn dùng các loại thuốc mạnh.
Cây họ bạchà rất tốt cho các loại bệnh đường ruột. Ảnh: bqld
Thành phần chủ yếu củabạchà là methol, cũng là thành phần phổ biến trong kem
đánh răng, nước súc miệng, kẹo singum, kẹo nhai cho người cai thuốc lá, viên
ngậm ho và các loại thuốc mỡ đau cơ khác. Methol kích thích dây thần kinh nhận
biết cảm giác lạnh, tạo cảm giác mát lạnh, ức chế những phản ứng kích thích đau
đớn, tạm thời làm giảm cơn đau của cơ bắp hoặc các cơ quan khác. Miệng cũng
chứa một số dây thần kinh loại này. Cảm giác mát lạnh này không kéo dài nhưng
cũng có thể làm giảm đau một cách kỳ diệu.
Methol cho thấy sự hữu dụng trong việc đánh bại nhiều bệnh do vi khuẩn, nấm và
virus. Do hoạt tính sát trùng mạnh, nó không phải là sự lựa chọn hàng đầu trong
việc chữa trị các ca nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
“Hầu hết các loại dầu có công hiệu trong việc điều trị thuộc họ Lamiaceas hay họ
bạc hà”, Pavel Kloucek, nhà khoa học tại trường đại học khoa học đời sống Czech
nhận xét. Kloucek và các đồng nghiệp đã xác định 2 loại thuộc họ bạchà là
Mentha villosa và Faassen’s catnip và một loại thảo dược tên là bluebeard cùng với
các loại dầu cần thiết trong củ cải, tỏi, kinh giới, húng quế cũng có hoạt tính kháng
khuẩn.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện điều này khi kiểm tra các loại dầu thiết yếu để
xem xét khả năng diệt khuẩn Listeria, Staph, E. coli, Salmonella và nhiều loại khác
của chúng ở dạng hơi. Họ hy vọng rằng hương tinh dầu bạchà có thể sớm tỏa ra từ
thức ăn dưới dạng hơi để ngăn sự phát triển của vi khuẩn.
“Các loại dầu thiết yếu đều tan trong mỡ, do đó, chúng hướng theo mùi của chất
béo. May mắn thay, có rất nhiều chất béo trong màng tế bào của vi khuẩn, do đó,
tinh dầu được hút đến chất béo này, siết chặt lấy các phân tử chất béo, gây rò rỉ
màng tế bào và cuối cùng giết chết vi khuẩn", Kloucek lý giải.
Thách thức trong chế biến món ăn với dầu để phòng tránh bệnh tật là hương
dầu mạnh. Trong khi thành phần bạchà được ưa chuộng đối với kẹo thì hương vị
của nó lại không thích hợp đối vối các món ăn. Theo Kloucek và đồng nghiệp, giải
pháp cho vấn đề này là cẩn thận phối hợp từng loại dầu với thức ăn. Để tránh vị
không mong muốn, nên sử dụng loại dầu có hương thơm phù hợp với khẩu vị ở
liều lượng thấp nhất có thể. Bạn có thể không dùng tỏi để ăn với nho nhưng lại có
thể dùng chúng cho thịt. Kết quả này đã được công bố trên tờ Food Control.
Một số nhà nghiên cứu khuyên người tiêu dùng nên ăn ít nhất 1 muỗng súp bạchà
tươi hoặc các loại thảo mộc khác một ngày. Một cách thú vị để thưởng thức bạchà
là đặt nó lên một khay đá, đổ nước lạnh vào, nhấn những lá bạchà nổi ra ngoài
xuống, đặt khay trên ngăn lạnh. Sau vài giờ, lấy cục “đá bạc hà” bỏ vào ly nước
suối hoặc bất cứ loại nước giải khát nào bạn thích.
.
Công dụng 'thần diệu' của bạc hà
Nghiên cứu cho thấy tinh dầu bạc hà có tác dụng rất tốt đối với hội chứng. thuốc mạnh.
Cây họ bạc hà rất tốt cho các loại bệnh đường ruột. Ảnh: bqld
Thành phần chủ yếu của bạc hà là methol, cũng là thành phần phổ biến trong