1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

NGHỆ THUẬT SƠN MÀI VỚI CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI docx

8 433 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 119,88 KB

Nội dung

NGHỆ THUẬT SƠN MÀI VỚI CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI Cùng với thời gian sự tiếp thu những vốn quí nghề sơn của cha ông để lại, được lớp lớp các nghệ nhân, hoạ sỹ đem đến cho sơn mài không chỉ là những sản phẩm mỹ nghệ, mà còn những khả năng biểu cảm không kém gì các chất liệu khác của hội hoạ và có phần độc đáo hơn, bởi chất liệu sơn ta không chỉ bền chắc mà còn đẹp - một nét đẹp thầm kín nhưng cũng vô cùng lộng lẫy, sâu thẳm nhưng cũng rất rực rỡ và trang trọng. Để tới ngày nay bảng màu sơn mài càng phong phú hơn về phong cách thể hiện, cũng như nhiều chất liệu mới được tìm ra trong quá trình lao động sáng tác nghệ thuật của các nghệ nhân và hoạ sỹ. Cho tới hôm nay, sơn mài Việt Nam nói chung có một vị trí danh dự và trên thực tế nghệ thuật sơn mài không những không bị phôi phai mà vẫn giữ được cốt cách, đặc thù vốn có và từng bước chuyển mình mang được tính thời đại. Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, nghệ thuật sơn mài ngày càng phát huy hơn thế mạnh của chất liệu truyền thống, nhưng không bị lạc lõng giữa nhu cầu cuộc sống đương đại, những hoà sắc lung linh ý nhị, là chất liệu quí chắc, óng ả, trong trẻo, rạng rỡ sâu thẳm có sức ngân, sức rung, sức vọng theo chiều sâu của các tác phẩm mỹ thuật, hay của các sản phẩm được đem vào cuộc sống được thể hiện một cách hài hòa trong không gian sống hiện đại, đưa đến sự hợp lý, không lỗi thời trong xu hướng thị hiếu hiện đại. Khả năng biểu hiện của nghệ thuật sơn mài trong cuộc sống người Việt từ xưa tới nay vô cùng phong phú và đa dạng. Ông cha ta cũng đã đưa nghệ thuật sơn vào với cuộc sống từ việc dùng sơn trang trí đồ thờ, những bức tượng thờ, hoành phi, câu đối mang nhiều ý nghĩa dọc theo hai bên cột bàn thờ, những của võng đẹp, các loại kiệu làng, ngai thờ, và rất nhiều đồ dùng chất liệu sơn ta. Các phần trang trí quan trọng trong kiến trúc: cung điện, đền, đình, chùa, miếu … các đồ dùng sang trọng, quí phái đều được sơn son thếp vàng. Sơn ta, vàng và bạc trở thành những vật liệu trang trí quan trọng nhất ở Việt Nam. Phần quan trọng nhất của một kiến trúc, thường được phủ sơn, tô son, thếp vàng. Từ những hoa văn nhỏ nhất, những chi tiết trên con hạc, trên cánh cửa, trên bàn để đồ cúng, từng chữ trên câu đối, cửa võng đến những cánh hoa nhỏ li ti … . đều được phủ sơn, tô son và thếp vàng. Với kỹ thuật qua từng nước sơn, cùng những chất liệu của vàng, son tô điểm làm cho các đồ dùng tăng thêm tuổi thọ, bảo vệ tác động của môi trường và đặc biệt làm cho các sản phẩm đẹp và lộng lẫy hơn. Truyền thống của người Việt vốn nổi tiếng khéo tay, các ngành nghề thủ công là vốn quí giá của nền kinh tế, kỹ thuật truyền thống nhưng cũng là kho báu văn hoá. Trong nền mỹ thuật cổ đồ sơn phần lớn chỉ dùng trong đồ thờ cúng, hoặc hạn hẹp trong trang trí những nơi cung đình, chùa, đình làng, ngày nay những đồ sơn được dùng rộng rãi hơn trong các sản phẩm nghệ thuật và mỹ nghệ, được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới bởi vẻ độc đáo của chất liệu sơn ta. Chất liệu sơn mài được các hoạ sỹ MTƯD ngày nay, đưa vào trang trí ở những chi tiết của đồ dùng, như một sự kế thừa truyền thống, nhưng cũng là những áp dụng của chất liệu tạo nên những sản phẩm đẹp hơn, phong phú hơn. Bên cạnh việc sáng tạo các kiểu dáng hiện đại, các sản phẩm thích ứng và mới lạ phục vụ trong không gian nội thất, các họa sĩ đã biết sử dụng sự kết hợp các chất liệu, giữa sơn mài với gốm, gỗ, kim loại, compozit tạo nên những sản phẩm mang đến những “hương vị” mới lạ, không chỉ trong vòng quen thuộc, thậm chí nhàm chán, đây cũng chính là điều các họa sĩ MTƯD cần có những đầu tư tìm tòi về hình dáng mới lạ hợp lý, sự hiểu biết về chất liệu, vật liệu sử dụng, kỹ thuật thể hiện, đồng thời có những tư duy luôn đổi mới về kiểu mẫu sản phẩm và có cái nhìn bao quát tổng thể hơn trong một không gian đưa sản phẩm vào. Trong một khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho thấy, xuất khẩu các mặt hàng thủ công, trong đó có sản phẩm hàng sơn mài đang bị hạn chế bởi kiểu dáng sản phẩm, đây chính là tiền đề để tạo nên sự đột phá, nhất là khi sản phẩm sơn mài Việt Nam đã có thời vang bóng, nay việc tạo ra những mẫu mã riêng, phù hợp với thị hiếu đa dạng của đương thời, phù hợp về giá cả và chất lượng sử dụng, sẽ là những thay đổi cho nghề sơn và cả nghệ thuật sơn mài có những thay đổi lớn. Sơn mài hiện đại, không chỉ là tranh sơn mài mà còn là các đồ gia dụng như bàn, ghế, gường, tủ, … cốt vóc các sản phẩm sơn mài không chỉ là cốt truyền thống gỗ, tre nứa, giấy bồi mà các cốt vật liệu gốm, compozit đã phát huy tính ưu việt tham gia vào quá trình sáng tạo mỹ thuật và sản xuất sản phẩm sơn mài hàng loạt với những hiệu quả về thẩm mỹ và kinh tế cao. Một số các thiết kế đã mang được những luồng tư tưởng mới, hiện đại, bắt nhịp với xu hướng phát triển của xã hội, sản phẩm thích ứng với mọi loại không gian nội thất không bị lạc lõng, đơn độc. Từ hình dáng sản phẩm đến phong cách trang trí không còn đi theo lối mòn, mà đã mạnh dạn hơn trong tư duy của người thiết kế, sản phẩm mang được những cảm giác mới lạ, hấp dẫn và thỏa mãn nhiều xu hướng khác nhau trong xã hội. Nhìn ra thị trường lớn của thế giới, nhìn lại thị trường của Việt Nam, và nhìn lại định hướng đào tạo ngành sơn của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, chúng ta cũng có thể thấy sự nhạy bén, đúng hướng khi chúng ta có những sản phẩm là bài tốt nghiệp của sinh viên, những tác phẩm của các họa sĩ giảng viên đã có những thiết kế, sáng tác phù hợp với nhu cầu sử dụng ngày nay. Tuy nhiên, việc tiếp cận với thị trường, việc đưa những ứng dụng ngoài xã hội còn chưa nhạy bén, người họa sĩ mới chỉ biết sáng tạo, chưa có sự hỗ trợ tiếp thị về những sản phẩm để sản phẩm có thể đem “trình diễn” và ứng dụng cũng như có một hệ thống công nghệ sản xuất tiếp theo khâu sáng tác. Không chỉ dừng lại ở những sản phẩm đơn lẻ, độc lập, nghệ thuật sơn mài đã được các nhà thiết kế đem vào thiết kế trong những nội thất hiện đại, chất liệu sơn mài được đưa vào trang trí ở những tấm trang trí ốp tường, những cột chống có vẽ chìm các hoạ tiết,… làm cho không gian trang trí sang trọng, giữ được nét đẹp riêng của một chất liệu truyền thống nhưng không kém phần hiện đại. Nghệ thuật sơn mài đương đại với những khả năng biểu hiện mới: Ra những thể loại tranh chất liệu sơn mài, làm phong phú thêm rất nhiều cho nghệ thuật sơn mài. Sơn mài hiện đại với nhiều thể loại tranh, rồi từ hai màu đen, đỏ truyền thống đã tìm ra bảng màu cơ bản của chất liệu sơn mài, làm cho khả năng diễn đạt tác phẩm trở nên phong phú, từ diễn tả không gian ước lệ của tranh trang trí, trở nên chất liệu có thể diễn tả bất cứ loại không gian thể hiện theo ý tưởng hoạ sỹ, làm cho chất liệu sơn mài có một khả năng biểu hiện không thua kém bất của chất liệu nào trong hội hoạ. “Sơn mài ngoài trời, sự kế thừa sơn mài truyền thống” một hướng tìm tòi mới được hoạ sỹ Lê Văn Thìn với những trăn trở, tìm tòi chất liệu cho bức tranh vẽ về đề tài Thăng Long - Hà Nội 1000 năm, bức tranh tường dài 100 mét, cao 3 mét của một nhóm các hoạ sỹ, kiến trúc sư, dự kiến chất liệu nề hoạ, kết hợp với đá và sơn mài. ý tưởng đưa chất liệu sơn mài Việt Nam từ trong những phòng khách, bảo tàng, gallery ra ngoài trời cùng kết hợp với tranh ghép gốm (mosaique) có chất liệu bền chắc thích hợp với không gian ngoài trời, chứa đựng được những nội dung lớn của thời đại với không gian, thời gian đa chiều. Sự cải tiến của khoa học đối với những sản phẩm sơn mài có cốt vóc bằng vật liệu compozit cũng tạo một bước tiến khá lớn cho nghệ thuật sơn mài, từ chỗ tạo nên những cốt vóc mang tính truyền thống, bó buộc, hạn chế sự thăng hoa ý tưởng trong tạo dáng và sáng tác, loại cốt vóc compozit hỗ trợ tích cực và đem lại những ý tưởng lớn cho các họa sĩ MTƯD, họ có thể sáng tác những bức tranh ốp tường có qui mô lớn ở nhiều dạng phẳng, phù điêu, có khối, … mà không bị hạn chế, và cốt yếu là giá thành phù hợp hơn, thi công thể hiện cũng thuận lợi hơn. Khi nền khoa học kỹ thuật phát triển lên những đỉnh cao, việc chất liệu sơn ta của nghệ thuật sơn mài Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, nghiên cứu để các hoạ sỹ sơn mài sử dụng chất liệu này một cách dễ dàng hơn, chủ động hơn trong sáng tác, có như vậy việc thể hiện những cảm xúc của hoạ sỹ sẽ phong phú hơn và sâu sắc, không bị hạn chế bởi những tính chất lý hoá, những đặc tính của chất liệu sơn ta, góp phần làm cho nghệ thuật sơn mài với một chất liệu quí vươn cao hơn nữa. Đối với những người làm công việc Design, việc hiểu biết và sử dụng chất liệu sơn mài, cùng tâm hồn của nghệ sĩ sẽ “thổi hồn” vào những tác phẩm, sản phẩm, những không gian có nội ngoại thất tới những cảm giác hấp dẫn, hoàn mỹ - Chính điều này sẽ đưa nghệ thuật sơn mài kế tiếp được kinh nghiệm, tinh túy của truyền thống rực rỡ và phát triển phù hợp với thời đại một cách hài hòa, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ, mọi phong cách người đương thời. . NGHỆ THUẬT SƠN MÀI VỚI CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI Cùng với thời gian sự tiếp thu những vốn quí nghề sơn của cha ông để lại, được lớp lớp các nghệ nhân,. nhưng không kém phần hiện đại. Nghệ thuật sơn mài đương đại với những khả năng biểu hiện mới: Ra những thể loại tranh chất liệu sơn mài, làm phong phú

Ngày đăng: 11/03/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w