Phong thuỷvớidoanh
nghiệp
Là chuyên gia nghiên cứu ứng dụng văn hoá phương Đông
trong kiến trúc – xây dựng và trang trí nội thất, ThS. KTS Hà
Anh Tuấn chia sẻ với KT&ĐS những vui buồn va chạm
trong quá trình tư vấn – thiết kế cho các doanhnghiệp mà
yếu tố phongthuỷ được xem trọng. Như hai mặt của một vấn
đề, những chuyện anh kể dưới đây phần nào diễn tả một thực
trạng xã hội đang được lưu tâm hiện nay.
Đã rối càng thêm mất phương hướng
Cúng bái cầu tài lộc không còn là chuyện của các bà, các cô
Nhiều doanhnghiệp khi có biểu hiện làm ăn khó khăn rất hay
“điểm mặt chỉ tên” nguyên nhân thua kém là do… phong
thuỷ công ty không tốt! Thời kinh tế toàn cầu suy thoái, thay
vì nhìn xa trông gần, siết chặt hầu bao, xốc lại doanh
nghiệp… thì khá nhiều ông bà chủ lại mất phương hướng, lại
chìm đắm vào bói toán mê tín, rối càng rối thêm. Điển hình
nhất là những trường hợp sau đây:
Bà A không hiểu nghe ai nói, chưng cây trúc trong văn phòng
sẽ không tốt (do trúc là cây rỗng ruột! làm ăn sẽ bị rút hết
ruột?!) nên mua những khối đá về đặt dọc lối đi của công ty
cho hợp mạng thổ của bà. Người khác đến lại nói rằng, sao
trông giống “nhà đá” quá vậy, muốn hợp thổ thì phải tìm hoả
cho tương sinh. Lập tức bà dẹp hết đá, sơn văn phòng thành
màu đỏ cam rực lửa. Nhân viên kêu nóng nực cũng mặc kệ,
một anh lanh trí bèn rước thầy khác về phán “hoả nóng quá
tâm dễ bị khích động, đứng ngồi không yên, nên dùng hành
thuỷ khắc chế bớt!” Thế là hồ cá được đem về, nghe nói đến
bây giờ công ty ấy vẫn bết bát, bởi bà chủ suốt ngày chỉ lo
xếp đặt che chắn, cúng kiếng lễ bái.
Anh C. làm giám đốc công ty về vận tải, đi đâu, làm gì cũng
xem ngày bấm giờ. Khi làm nhà cho anh cách đây mấy năm,
tôi đã đụng phải chuyện lên một tấm sàn phải xem ngày, xây
một bức tường phải chọn giờ khá mệt mỏi rồi. Nhà làm xong
vô ở ngon lành một thời gian, anh nổi hứng dọn công ty về
nhà vì nghe nói phongthuỷ nhà mình tốt. Dù công năng thay
đổi nhưng không chịu cải tạo kiến trúc cho phù hợp, anh C.
chỉ nằng nặc nhờ tôi xem giúp ngày giờ sao cho làm ăn phát
tài. Tôi từ chối sau khi đã giải thích hết nước, dù có chọn
ngày tốt cũng chỉ là yếu tố thời điểm, còn không gian nội thất
không phù hợp thì làm sao mà công ty có hiệu quả được. Và
mỗi khi thấy có số điện thoại của anh gọi là tôi biết chắc anh
lại tính nhờ mình xem ngày giờ để ký hợp đồng gì đó, hay
đơn giản là… đặt cái máy đếm tiền cho nó vào giờ tốt đặng
đếm tiền nhiều mệt nghỉ( !?)
Chị H. chủ khách sạn S. ở quận 1 là điển hình của mẫu người
“giao thoa văn hoá toàn cầu”. Chị luôn xoay như chong
chóng quanh mấy chuyện mê tín. Đi Hồng Kông thấy người
ta đặt tượng lân bằng đá là về mua ngay. Sang châu Âu thấy
treo vòng hoa trên cửa thì áp dụng cho khách sạn liền. Tây
Tàu đủ kiểu mà không cần biết có hợp văn hoá, phong tục,
thẩm mỹ của nước mình, công ty mình và bản thân hay
không. Đến nay chị trở thành “khách hàng thân thiết” của
những nơi bán đồ trang trí theo kiểu cầu tài cầu lộc, nhưng
khách sạn chị đang quản lý thì ngày càng ế ẩm và chị đang
đổ lỗi cho cặp lân trước cửa bị “đứa nào nửa đêm nó ếm xì
bùa”. Nghe nói chị sẽ quyết thay bằng cặp lân khác hoành
tráng hơn và sẽ làm cả rào bảo vệ lân đá để giữ gìn nguyên
khí cho khách sạn!
Ba trường hợp trên chỉ là số ít trong số rất nhiều cá nhân và
doanh nghiệp thiếu hiểu biết, quá phụ thuộc vào những đồn
đại phongthuỷ thiếu căn cứ, thay đổi liên tục theo kiểu “vái
tứ phương” và nguy hiểm hơn, hình thành một bộ phận dân
chúng thường xuyên đổ lỗi hoặc nương nhờ vào phong thuỷ,
lấy việc lễ bái mê tín là “thuốc tiên” cho mình, và khi cần thì
sẽ “chuốc thuốc độc” cho người khác để mình hưởng lợi!
Tôi đã từng không ít lần bỏ thời gian thuyết phục những chủ
doanh nghiệp đang si mê “phép mầu” phongthuỷ rằng:
không thể có chuyện dùng kiến thức phongthuỷ đơn thuần
để phát triển chuyện kinh doanh nếu không có nhiều giải
pháp đồng bộ, tổng hợp và khoa học khác. Cha ông ta đã
từng dạy. Nhất mệnh – nhì vận – tam trạch – tứ đức – ngũ vi
để khuyên răn mỗi người nên biết sửa mình, sống hài hoà và
trách nhiệm với tự nhiên và xã hội. Chuyện trạch (chọn đất
cất nhà, chọn ngày giờ, xem tuổi cúng kiếng) luôn cần phải
đảm bảo hài hoà với con người (mệnh), thời điểm (vận), thái
độ, tư cách ứng xử (đức) và hành động cụ thế (vi).
Khéo cư xử để phát triển hài hoà
Phối cảnh một nhà xưởng với khu vườn Nhật được thiết kế
theo tinh thần văn hoá Đông phương, giản dị, tiết kiệm
May mắn thay, trong quá trình tư vấn thiết kế cho khách
hàng, tôi cũng được gặp những người quản lý, nhà điều hành
doanh nghiệp biết mình biết người, biết vận dụng và “tận
dụng” kiến thức về phongthuỷ một cách khoa học và hiệu
quả cho công việc của mình. Đơn cử như ba trường hợp sau:
Anh D. là nhà phân phối tại Việt Nam sản phẩm điện tử của
một tập đoàn nước ngoài, trụ sở đặt trên một cao ốc. Hướng
của cao ốc không hợp tuổi anh, trang trí sẵn có của văn
phòng cũng khá buồn tẻ. Anh quyết định kết hợp giữa chỉnh
sửa văn phòng và trang trí nội thất theo phongthuỷ sao cho
hình ảnh của công ty trở nên sống động hơn, trẻ trung hơn.
Giải pháp đơn giản là xoay cửa sang hướng phù hợp, tạo
không gian làm việc liên hoàn và thêm một vài điểm nhấn
trang trọng. Ông B. mở một công ty liên doanh làm thực
phẩm sạch với Nhật Bản. Bên đối tác ra điều kiện: phong
thuỷ gì không biết nhưng bắt buộc khuôn viên nhà xưởng
phải thật sạch sẽ và có tinh thần Nhật Bản: giản kiệm và tinh
khiết.
Chị V. từ ngày đầu tiên nhờ tôi thiết kế một văn phòng cho
thuê đến khi xây xong hoàn công khẳng định: “Phong thuỷ gì
cũng là ứng xử, mà ứng xử thì phải linh hoạt, tuỳ lúc tuỳ nơi.
Quá xem thường cung cách ứng xử hay quá đặt nặng nghi lễ
rườm rà cũng đều không nên. Làm kinh doanh cũng như bao
nghề khác, hài hoà vừa phải thì sẽ bền lâu. Đâu thể nào chỉ
biết có mình mà xem thường xung quanh, cũng không nên
tiêu tốn chi phí và thời gian vào chuyện mê tín vô bổ”.
. những chủ
doanh nghiệp đang si mê “phép mầu” phong thuỷ rằng:
không thể có chuyện dùng kiến thức phong thuỷ đơn thuần
để phát triển chuyện kinh doanh nếu. Hà
Anh Tuấn chia sẻ với KT&ĐS những vui buồn va chạm
trong quá trình tư vấn – thiết kế cho các doanh nghiệp mà
yếu tố phong thuỷ được xem trọng.