Những lưuýkhixâynhà
Chi phí xâynhà có thể phát sinh, bạn nên dự trù thêm từ 10 – 30%
số tiền. Với con số “lận lưng” này bạn sẽ yên tâm hơn khi trao đổi
với kiến trúc sư thiết kế và nhà thầu thi công.
Xây nhà là việc lớn của đời người. Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào
việc xây nhà, bạn đừng quên lên cho mình một bản kế hoạch tính toán
chi phí sát sao và hợp lý, tránh tình trạng khixâynhà túng thiếu, phải
vay mượn nợ nần khắp nơi và không còn tài chính cho việc khác.
Các loại chi phí
Trước khixây nhà, bạn hãy tìm hiểu kỹ về những chi phí mình cần phải
chi. Có rất nhiều chi phí nhưng theo các nhà tư vấn xây dựng, bạn sẽ
phải có 2 loại chi phí lớn bao gồm:
- Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm xây dựng phần thô, phần hoàn thiện,
phần nhân công. Đây là những chi phí bạn cần để hoàn thiện ngôi nhà về
cơ bản. Những chi phí này bao gồm cả lát gạch trang trí, trần thạch cao,
kệ bếp gỗ và sơn nước. Cách tính phổ biến hiện nay, mọi người thường
tính theo số mét vuông trên tổng diện tích xây dựng thực tế của ngôi
nhà. Bạn nên tham khảo mức cho phí trên mét vuông theo từng loại nhà
tại gần thời điểm xây. Chú ý, chi phí xâynhà có thể phát sinh, bạn nên
dự trù thêm từ 10 – 30% số tiền. Với con số “lận lưng” này bạn sẽ yên
tâm hơn khi trao đổi yêu cầu của mình với kiến trúc sư thiết kế rồi đến
nhà thầu thi công.
- Chi phí cho trang trí nội thất – Đây là phần sau khi ngôi nhà hoàn tất
bao gồm: các vật dụng như bếp ga, máy lạnh, tủ lạnh, bàn ghế sofa… và
những đồ trang trí.
Xác định chi phí bạn hiện có
Khi xác định xâynhà nghĩa là bạn đã có trong tay một khoản chi phí
nhất định. Tuy nhiên, bạn cần hạch toán lại tất cả xem chi phí bạn có
liệu có vượt quá chi phí dự trù mà bạn tính toán. Sau khi đã thống kê số
tiền bạn có với số tiền còn thiếu hụt bạn sẽ xoay xở bằng cách nào? Bạn
có thể vay mượn từ gia đình, những người thân và bạn bè. Bạn hãy thử
liên hệ các nguồn có thể vay và khả năng chi trả. Nếu không thể vay,
bạn cũng có thể mượn ngân hàng. Tuy nhiên, bạn cần tính toán cẩn thận
tránh tình trạng vay nợ ngân hàng với lãi suất cao mà không có khả năng
chi trả.
Các bước chuẩn bị
- Tìm kiến trúc sư: Một kiến trúc sư giỏi sẽ giúp ngôi nhà gần với mong
ước của bạn, đáp ứng chi phí bạn đưa ra. Khi bạn chọn cho mình một
kiến trúc sư có nghĩa bạn đã chọn được cho mình một người dẫn đường
cùng bạn san sẻ gánh nặng. Các kiến trúc sư kinh nghiệm sẽ đưa ra cho
bạn những tư vấn hữu ích, hợp phong thủy và tìm kiếm giải pháp tốt cho
ngôi nhà của bạn. Kiến trúc sư cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền bạc trong
cách chọn các vật liệu xây dựng, nhân lực, tránh những sai lầm có thể
mắc…
- Tìm kiếm một nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp: Khâu này được
thực hiện sau khi ngôi nhà đã xây xong phần kiên cố. Nhữngnhà tư vấn
nội thất sẽ giúp bạn có những lựa chọn giúp không gian sống của bạn
hoàn hảo hơn. Bạn có thể đưa ra gói chi phí bạn có thể chi trả và những
nhà tư vấn nội thất sẽ giúp bạn có phương án thích hợp.
- Lựa chọn nhà thầu xây dựng: Đây là một lựa chọn hết sức quan trọng.
Bạn cần tham khảo nhiều nguồn thông tin trước khi quyết định “chọn
mặt gửi vàng”. Hãy lắng nghe ý kiến từ những người thân trong gia
đình, bạn bè đã xây nhà. Khi làm việc với nhà thầu, bạn cũng cần nhớ
mọi thứ phải quy định rõ ràng trong hợp đồng – giá cả và công việc,
những thỏa thuận như: khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán
riêng tiền vật liệu, nhân công…
- Vật liệu xây dựng: Bạn nên tham khảo giá cả ở một số đại lý vật liệu
xây dựng để chọn nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy có giá cả hợp lý.
Nhiều người chia sẻ họ hay lựa chọn đại lý vật liệu xây dựng gần nhà để
thuận tiện cho việc vận chuyển, cắt giảm được phần nào chi phí.
- Hoàn thiện nhà: Việc hoàn thiện ngôi nhà sẽ được tiến hành với khâu
trang trí sau khixây xong phần thô. Việc chọn chất liệu cũng như màu
sắc cho tường, nền nhà, các vật dụng trang trí và các thiết bị cần thiết
cho các phòng tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn. Các nhà tư vấn
cũng lưuý bạn yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình là sự hài
hòa, và yếu tố kết hợp cùng tính thẩm mỹ để làm nên sự hoàn hảo là tính
tiện dụng. Đừng quên điều này!
Những nguyên tắc giúp giảm bớt chi phí
- Tham khảo kỹ trước khixây nhà: Xâynhà là việc không nhỏ. Một am
hiểu nhất định về việc bạn sắp làm sẽ giúp bạn nhiều điều. Bạn cũng nên
tham khảo trước giá cả xây nhà, chi phí vật liệu xây dựng và dự trù kinh
phí phát sinh. Những kiến thức này giúp bạn kiểm soát chi phí xâynhà
sát sao hơn, tránh thất thoát nhiều.
- Thống nhất ý kiến, tránh thay đổi: Nếu bạn xâynhà cho riêng mình thì
không vấn đề gì, nhưng nếu có thêm các thành viên khác, nên trao đổi
thống nhất ý kiến với mọi người trước khixây nhà. Sự bất đồng không
được giải quyết sẽ làm bạn tốn kém khá nhiều đấy! Không ít trường hợp
tiến độ xây dựng kéo dài chỉ vì các thành viên trong gia đình bất đồng ý
kiến với nhau.
. Những lưu ý khi xây nhà
Chi phí xây nhà có thể phát sinh, bạn nên dự trù thêm từ 10 – 30%
số tiền. Với con số “lận lưng” này bạn sẽ yên tâm hơn khi. lý, tránh tình trạng khi xây nhà túng thiếu, phải
vay mượn nợ nần khắp nơi và không còn tài chính cho việc khác.
Các loại chi phí
Trước khi xây nhà,