1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Triệu Voi... quyến rũ gọi mời pdf

13 261 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 145,86 KB

Nội dung

Triệu Voi quyến gọi mời Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào vốn là vương quốc Lane Xang, có nghĩa là xứ sở Triệu Voi. Lào và Việt Nam có chung biên giới dài 1957 km, đây là đường biên giới dài nhất so với các nước tiếp giáp. Mối quan hệ Lào – Việt được xây dựng và vun đắp bao đời, còn hơn cả anh em ruột thịt. VIỆT – LÀO TÌNH NGHĨA SÂU XA Từ cuối thế kỷ 19, cả hai dân tộc đều có chung kẻ thù: thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ. Đều có chung lý tưởng: giải phóng dân tộc, giành độc lập. Máu đồng bào và chiến sĩ của nhân dân hai nước đã trộn lẫn làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu, một chiến dịch Hồ Chí Minh lừng lẫy năm châu. Việt Nam thống nhất ngày 30.4.1975, Lào hoàn toàn giải phóng ngày 2.12.1975. Cả những vất vả trăn trở thời bao cấp và những hăm hở khát vọng thời đổi mới, hai nước luôn sát cánh bên nhau. Hầu hết các trường cao đẳng và đại học từ thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh phía bắc đều có sinh viên Lào đang du học. Con của Thủ Tướng, của Bộ Trưởng Giáo Dục Lào đều đang theo học tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngược lại, gần 100 sinh viên Việt Nam cũng đang theo học ngành ngôn ngữ và văn hóa Lào tại đại học quốc gia Lào ở Vientiane. Ta có thể bắt gặp nhiều công trình thắm đượm tình hữu nghị của nhân dân hai nước . Tháp nước ở Phan Thiết một kiến trúc rất đẹp, biểu tượng văn hóa và truyền thống của Bình Thuận là công trình do kỹ sư Souphanuvong (sau này là Chủ Tịch nước Lào) thiết kế. Khoảng 20% người Lào biết tiếng Việt. Tỉ lệ này gấp đôi ở các vùng biên giới Việt – Lào, ở các chợ, các khách sạn… Gần như tất cả cán bộ, nhân viên các cơ quan ngoại giao Lào ở Việt Nam đều nói tiếng Việt như người Việt. Trường tiểu học Hoà Bình quận 1 có hai em lớp trưởng là con của nhân viên Tổng Lãnh Sự Lào. Đi khắp nước Lào và ngay cả thủ đô Vientiane, nếu không có những bảng hiệu và bất đồng ngôn ngữ, tôi cứ ngỡ mình đang ở trên đất Việt. Qua Lào cũng như về nhà vậy. NHỮNG ĐIỀU MỚI BIẾT Diện tích của Lào là 236.800( hơn 2/3 diện tích Việt Nam ) km nhưng dân số chỉ 6.000.000 người với 68 dân tộc anh em. Đông nhất là LaoLum, LaoTai, LaoThơng, LaoXưng. Lào có 17 tỉnh và 1 thành phố: thủ đô Vientiane. Nép mình bên sông Mekong; Vientiane có lẽ là thủ đô hiền hòa, bình dị và ít dân nhất Châu Á (khoảng 650.000 người) Phương tiện giao thông có xe hơi, xe buýt, xe gắn máy, xe ba bánh máy (gọi là Tuk Tuk hay Champo) và xe ba bánh đạp. Gần như không thấy ăn xin hoặc bán hàng rong đeo bám, không thấy cả lực lượng công an. Thi thoảng vài chiến sĩ cảnh sát giao thông trực trong các chốt ở ngã tư, rất hiếm khi họ ra ngoài. Dầu vậy, người Lào rất tự giác, đèn đỏ là dừng lại dù là giữa đêm đường vắng. Nhà hầu như không số. Đường phố Vientiane có nhiều cây, từ những loại cổ thụ quý như: Giá tỵ (Tek), Cày (Knia), Bạch Đàn, Giáng Hương, Sao… Có cả cây Thốt Nốt, cây Sữa, cây Thắt Bím, cây Bò Cạp Nước (DokCun) và rất nhiều cây Champa. Champa người Khơme gọi là Champây, người Việt gọi là hoa Sứ, hoa Đại. Trừ khu trung tâm, các nhà ở Vientiane đa số có vườn. Trưa ngủ có thể nghe cả tiếng gà gáy, cả mùi hương lúa mới dìu dịu thoảng qua . Lào là xứ sở của Phật Giáo tiểu thừa, là một trong những nước có tỉ lệ chùa so với dân số cao nhất thế giới. Chùa gắn liền với trường học, gắn cả với đời, sư sãi ăn uống bình thường như dân dã. Phật tử Lào thường tích đức bằng nhiều hoạt động gọi là Thiện Nghiệp Kinh tế Lào chủ yếu dựa vào rừng và sông Mekong. Các sản phẩm của rừng chiếm gần 1/3 tổng giá trị xuất khẩu. Không có biển nhưng bù lại 4/10 chiều dài sông Mekong chảy qua Lào với nhiều nguồn lợi phong phú. Bên cạnh thủy sản là thủy điện. Chỉ riêng thủy điện NamNgum (phụ lưu của sông Mekong) ngoài việc cung cấp điện trong nước còn bán cho Thái Lan thu về lượng ngoại tệ đứng thứ 3 cho Lào. Sông Mekong ở Lào có loài cá trê qúy hiếm vương giả mang tên PaaBeuk. PaaBeuk là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới có thể dài tới 3 mét nặng khoảng 300 kg, được giới sành ăn mua giá rất cao Ẩm thực Lào khá đặc biệt với 3 vị chính là: cay, chua, ngọt. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế , ớt hầm, ớt luộc … Cơm lam (nướng ống tre) và cơm nếp rất được người Lào ưa thích. Nhà nào cũng có sẵn, có thể ăn suốt ngày với mắm Cheo gồm da trâu, ớt nướng, tỏi nướng, riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo mộc trộn lẫn. Hoặc mắm Muok gồm lòng cá trộn ớt, sả, củ hành … nướng. Nếp Lào dẻo không dính nên cứ dùng tay bốc thoải mái. Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm chay gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa… cùng hàng chục gia vị ăn rất lạ miệng. Các món Lap, Mok … được chế biến rất công phu. Người Lào đặc biệt thích ăn nướng; Từ thịt, cá, cơm đến cả rau củ và gia vị. Họ có thói quen luôn chừa lại một ít thức ăn trong đĩa và không ngồi ăn khi khách đã đứng dậy. Thức uống của Lào có LauLao, Fanthong (gần giống với rượu cần), NaamSa (trà pha nhạt), cà phê… Đặc biệt là món dừa nướng. Dừa để nguyên trái nướng vừa phải, lột vỏ rồi ướp lạnh. Nước dừa có vị ngọt và thơm rất lạ, cơm dừa dẻo ăn rất ngon. Đến Lào đừng quên đi tắm hơi truyền thống bằng các loại dược thảo trong chùa hoặc trong khách sạn. Nét văn hoá này hình như chỉ ở Lào mới có ? THƯƠNG NHAU CHẲNG NGẠI ĐƯỜNG XA Từ thành phố Hồ Chí Minh có đường bay thẳng đi Vientiane. Cũng có thể kết hợp bay từ BangKok hoặc SiêmRiệp. Các tỉnh từ KonTum đến Lai Châu đều có đường bộ qua Lào. Phổ biến nhất là từ quốc lộ 1 hoặc đường Hồ Chí Minh rồi theo đường 8 đi Lào . Từ thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) qua Đức Thọ, Hương Sơn, ngược sông Ngàn Phố (phụ lưu của sông Lam) khoảng 100 km là đến cửa khẩu Cầu Treo. Đường 8 là con đường đẹp nhất Việt Nam năm 1999. Đoạn gần cửa khẩu, uốn quanh vách núi dựng đứng, chỉ vài chục km mà hơn cả chục thác nước ven đường. Khí hậu ở đây gần như Đà Lạt. Bên kia Cầu Treo là cửa khẩu Nam Phao, có thác nước cùng tên là nơi sông Nam Tuong đổ ngược về Lào. Vùng đất này cao trên 1.000m, là nơi sông Ngàn Phố và Nam Tuong gặp nhau rồi chia thành 2 ngã. Từ Nam Phao ( tỉnh BoliKhamxai) đến Vientiane khoảng 360 km, nhiều đoạn dốc hiểm trở, chập chùng núi và rừng nguyên sinh xen kẽ với những bản làng thơ mộng, những bình nguyên cảnh đẹp hơn tranh. Dọc đường có thể ghé tham quan đèo Đất, đèo Đá, thủy điện Nam Thon…. Lào là xứ sở của lễ hội, quanh năm tháng nào cũng có. Mỗi năm có 4 lần tết: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (Việt Nam và Trung Quốc), Tết Lào (Bun MiMay tháng 4) và Tết Hmong ( tháng 12 ). Ngoài ra còn các lễ hội: Bun PhaVet ( Phật hóa thân) vào tháng 1 ; Bun VisakhaPuya ( Phật Đản) vào tháng 4 ; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5 ; Bun Khao PhanSa (mùa chay) vào tháng 7 ; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9 ; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10… Đặc biệt Bun ThatLuang vào tháng 11 còn là dịp diễn ra hội chợ quốc tế hàng năm …. Lễ hội ở Lào là dịp vui chơi, múa hát, ăn diện và luôn gắn bó với chùa. Có lẽ do vậy mà người Lào cởi mở, chất phác và tự nhiên, ít khi thấy họ giận dữ. Các giai điệu dân ca Lào cũng êm dịu hiền hoà. Múa LamVuong là loại hình không thể thiếu trong các chương trình văn nghệ, giao lưu kể cả nhà hàng khách sạn . Lào có rất nhiều điểm tham quan kỳ thú, đặc biệt với các Phật tử và những ai muốn tìm hiểu về Phật Giáo. Đến Vientiane không thể bỏ qua ThatLuang, biểu tượng của quốc gia Lào. ThatLuang với một tháp chính và các tháp phụ, cao tới 45m, màu vàng rực nổi bật giữa trời xanh. Phía trước có tượng vua Settathirath, người khởi công xây dựng ThatLuang vào năm 1566 năm dời đô từ Luangrabang về Vientiane. Quảng trường ThatLuang cạnh tòa nhà quốc hội và đài chiến sĩ là nơi diễn ra các lễ hội lớn của quốc gia. Công viên SuanXiengKhuan còn gọi là công viên bãi Phật với hàng trăm quần thể tượng được tạc theo theo Phật thoại một cách công phu và tinh xảo. HoPhaKeo, điện thờ của Phật Ngọc Lục Bảo, nơi thờ cúng linh thiêng của vua, được xây dựng cùng năm ThatLuan. Ngày nay HoPhaKeo được xem là bảo tàng nghệ thuật của Phật Giáo. Chùa Sisakhet xây dựng từ [...]... hóa, phiêu lưu mạo hiểm… Để tránh gió Lào (từ tháng 3 đến tháng 5) và tránh mùa mưa (tháng 6 đến tháng 10) thì thời điểm tốt nhất để đến Lào là từ tháng 11 đến tháng 2 Cả đất nước Triệu Voi, cả xứ sở Champa hiền hòa quyến luôn mở rộng vòng tay chờ đón bạn bè gần xa, đặc biệt là những người anh em Việt Nam đến thăm và khám phá . Triệu Voi quyến rũ gọi mời Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào vốn là vương quốc Lane Xang, có nghĩa là xứ sở Triệu Voi. Lào và Việt Nam. để đến Lào là từ tháng 11 đến tháng 2. Cả đất nước Triệu Voi, cả xứ sở Champa hiền hòa quyến rũ luôn mở rộng vòng tay chờ đón bạn bè gần xa, đặc biệt

Ngày đăng: 11/03/2014, 04:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w