Mục tiêu của đề tài Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Lilama 45.3 là đưa ra các giải pháp để xây dựng kế toán trách nhiệm theo đặc thù của công ty, giúp cho các nhà quản trị có thể đánh giá đúng trách nhiệm và thành quả của từng đơn vị, từng bộ phận trong việc hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
Trang 1DAI HOC DA NANG
TRUONG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM THỊ BÍCH HÀ
TO CHUC KE TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CO PHAN LILAMA 45.3
LUẬN VĂN THẠC SĨ KÉ TOÁN
Trang 2DAI HOC DA NANG
TRUONG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHẠM THỊ BÍCH HÀ
TƠ CHỨC KÉ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CO PHAN LILAMA 45.3
LUAN VAN THAC Si KE TOAN
Mã số: 8.34.03.01
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Xuân Trang
Trang 3Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứ
5 Kết cấu luận văn
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 'TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 TONG QUAN VỀ KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm 1.1.2 Mục đích của kế toán trách nhiệm 7 7 7 8 1.1.3 Vai trò của kế toán trách nhiệm 8 1.2 PHAN CAP QUAN LY - DIEU KIEN HINH THANH KE TOAN
TRÁCH NHIEM TRONG DOANH NGHIEP 8
1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân cấp quản lý
1.2.2 Ưu, nhược điểm của phân cắp quan I
13 NOI DUNG CUA KE TOAN TRACH NHIEM TRONG DOANH
NGHIỆP „l2
1.3.1 Các trung tâm trách nhiệm tại doanh nghiệp I2
1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường thành quả của các trung tâm trách nhiệm 16
1.3.3 Báo cáo thành quả trong các trung tâm trách nhiệm 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TO CHUC KE TOAN TRACH NHIEM
Trang 5
2.1.3 Mục tiêu hoạt động của công ty 32
2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 32 2.1.5 Tổ chức bộ máy kế tốn tại cơng ty 35
2.1.6 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 38
2.1.7 Bộ phận kế toán thực hiện kế toán trách nhiệm tại công ty 39
2.2 THỰC TRẠNG TÔ CHỨC KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY
CÔ PHÀN LILAMA 45 239
2.2.1 Tình hình phân cấp quản lý tài chính tại Công ty 1.39
2.2.2 Các trung tâm trách nhiệm tại công ty 42 2.2.3 Các chỉ tiêu đo lường thành quả của các trung tâm trách nhiệm tại
công ty -42
2.2.4 Báo cáo thành quả trong các trung tâm trách nhiệm tại công ty 43 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỎ CHỨC KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CO PHAN LILAMA 45.3 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 56
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN TỎ CHỨC KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CO PHAN LILAMA 45.3 wae ST
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN KE TOAN TRACH NHIEM TẠI
CÔNG TY CÔ PHẢN LILIMA 45.3 s222ss< Ÿ7
3.2 MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỀ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
Trang 6Lilama 45.3 73 3.2.5 Các giải pháp về mặt tổ chức và hỗ trợ khác „83 KET LUAN CHƯƠNG 3 92 KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8Bảng 1.2 Báo cáo thành quả quản lý doanh thu Bang 1.3 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận Bang 1.4 Báo cáo thành quả của trung tâm đầu tư Bang 1.5 Tổng hợp chỉ tiêu đánh giá và trách nhiệm của các trung tâm trách nhigm trong DN 28
Bang 2.1 Báo cáo tình hình thực hiện doanh thu các công trình năm 2017 46
'Bảng 2.2 Báo cáo nhu cầu lao động tại Công ty quý I -2017
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp lũy kế chỉ phí hợp đồng khoán gọi
Bảng 2.4 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty,
Bảng 2.5 Báo cáo tình hình thực hiện doanh thu, chỉ phí, lãi lỗ từ khởi công đến 31/12/2011 50
Bảng 2.6 Bảng phân tích lãi, lỗ hạng mục công trình trong kỳ sĩ Bảng 2.7 Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư, XDCB năm 2017 “54 Bảng 3.1 Bảng mục tiêu, nhiệm vụ của các trung tâm trách nhiệm 6 Bảng 3.2 Bảng phân loại chỉ phí - bộ phận phòng ban 6 Bảng 3.3 Bảng phân loại chỉ phí - Đội công trình, Nhà máy cơ khí 66 Bảng 3.4 Báo cáo dự toán của Trung tâm lợi nhuận tồn cơng ty 67
67 269 Bảng 3.7 Báo cáo thực hiện của Trung tâm chỉ phí (Đội công trình, Khu bãi
Bảng 3.5 Báo cáo dự toán hiệu quả vốn đầu tư (tồn cơng ty)
Bảng 3.6 Báo cáo thực hiện của Trung tâm chỉ phí (phòng ban)
chứa thiết bị tai Dung Quit)
Trang 10Sơ đồ 1.2 Phân quyền theo sản phim 10 wl
31 Sơ đồ 1.3 Phân quyền theo khu vực
Sơ đồ .1 Sơ đồ chức năng hoạt động của Công ty
Trang 11
Ngày nay với xu hướng thương mại quốc tế và thương mại hố tồn cầu đã buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý bằng cách sử dụng các công cụ quản lý để thay đổi và thích nghỉ với
xu thể hiện tại
Trong những năm vừa qua rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong
ngành xây dựng gặp vô vàn khó khăn, thị trường việc làm cạnh tranh khốc
liệt, các dự án đầu tư thường kéo dài do chủ đầu tư gặp khó khăn về vốn, các
doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào đấu thầu các dự án trong nước với tiềm lực tài chính mạnh, bên cạnh đó Chính phủ không có chính sách bảo hộ
cho các doanh nghiệp ngành xây dựng và công nghiệp do vậy rất nhiều công
ty hoạt động kém hiệu qua
“Trong hệ thống cơng cụ đó, kế tốn trách nhiệm được xem như là một
trong những vũ khí cần được các doanh nghiệp khai thác và vận dụng bởi tính hiệu quả của nó, tuy nhiên việc vận dụng các nội dung của kế toán trách
nhiệm tương đối mới không chỉ trong nghiên cứu cũng như vận dụng tại Việt Nam, vấn đề này đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa
học và các doanh nghiệp Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế
toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là các công ty với quy mô
lớn, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân
Công ty cổ phần Lilama 45.3 là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công chế tạo thiết bị, xây dựng lắp đặt các công trình công nghiệp và dân dụng với qui mô tương đối lớn, cơ cau tô chức gồm nhiều công trình trực
Trang 12trách nhiệm ở công ty chưa thực sự được quan tâm, điều đó thể hiện ở việc tổ chức quản lý và điều hành còn rất nhiều bắt cập và chưa hợp lý
Công tác kế toán trách nhiệm còn nhiều hạn chế đó là sự phân cấp chưa
phù hợp, rõ ràng, chưa hình thành các trung tâm trách nhiệm cụ thể, riêng
biệt, phương pháp đánh giá còn nhiều chủ quan mang tính kinh nghiệm, hệ thống thơng tin kế tốn trách nhiệm còn chưa đồng bộ thống nhất và chưa
theo kịp với công việc tô chức sản xuất Chính vì vậy việc tổ chức kế tốn
trách nhiệm tại Cơng ty cô phần Lilama 45,3 thực hiện thành công sẽ giúp
Công ty có một hệ thống cung cấp thông tin tương đối tin cây giúp đánh giá và kiểm soát các đơn vị, bộ phận trong Công ty, đồng thời có thể đảm bảo sir dụng hiệu quả các nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh Với vai trò
vô cùng quan trọng và cấp thiết như vậy đối với sự phát triển của Công ty, tác
giả xin chọn đề tài "Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cỗ phần Lilama 45.3`` làm đề tài nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thong qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, hướng
đến vận dụng kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
“Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm cũng như mức độ vận dụng kế toán trách nhiệm tại công ty, từ đó đưa ra các ưu điểm và
hạn chế trong việc xây dựng tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cỗ phần
Lilama 45.3, Quảng Ngãi
Đồng thời đưa ra các giải pháp để xây dựng, hoàn thiện tổ chức kế toán
trách nhiệm theo đặc thù ngành xây lắp của công ty, giúp cho các nhà quản trị
có thể
Trang 13
Công ty cỗ phần Lilama 45.3, bao gồm: các trung tâm trách nhiệm, các công
cụ cung cấp thông tin, các chỉ tiêu đánh giá và đánh giá thành quả quản lý của
nhà quản trị các cắp trong công ty
Phạm vi nghiên cứu của để tài: trong phạm vi của Công ty cô phần
Lilama 45.3 được dựa trên vào số liệu thu thập và những định hướng phát
triển của doanh nghiệp, sử dụng số liệu năm 2017 để minh hoạ
4.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã nêu ở mục 3 của
luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp và quy trình nghiên cứu như sau:
Tác giả đã kế thừa những nghiên cứu lý luận, tổng hợp tài liệu từ giáo trình, các tài liệu khoa học trong và ngồi nước đã được cơng bố
'Với phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận văn đã tiến hành quan sát hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty kết hợp phỏng vấn các nhà quản lý các cấp để thu thập các dữ liệu có liên quan đến dé tài, trên cơ sở dữ liệu
thu thập được, tác gi
ử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, loại trừ để đánh giá thực trạng tơ chức kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty
Ngồi ra phương pháp đối chiếu, lập luận logic cũng được sử dụng giải pháp để hoàn thiện nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm
tại Công ty Cô phần Lilama 45.3
S.Kết cấu luận văn
nhằm đưa ra c;
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành ba chương, bao gồm:
Trang 14
Lilama 45.3
6.Téng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài ''Tổ chức kế toán trách nhiệm tại
Công ty cổ phần Lilama 45.3" bản thân tôi đã nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, các công trình nghiên cứu như sau:
Các giáo trình, bài giảng và tài liệu: Thông tư 53/2006/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 12/06/2006 hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp; Kế toán trách nhiệm trong Tổng công ty xây dựng Việt Nam ~ Đại học Kinh tế quốc dân ( chủ biên Nguyễn Thị Minh Phương (2017); Kế toán quản trị doanh nghiệp (chủ biên Nguyễn Ngọc Quang (2012); Kế toán doanh nghiệp xây lắp (chủ biên Võ Văn Nhị (2008); Bài giảng kế toán quan trị cho các học viên cao học của Đoàn Ngọc Phi Anh - Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng
Các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí như:
Bài viết trong Tạp chí Kế toán kiểm tốn tháng 7/2013 của Ngơ Hà Tấn, Đường Nguyễn Hưng (2013) “Quan hệ giữa phân
quản lý và kế
toán trách nhiệm" đã đề cập mỗi quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán
trách nhiệm đó chính là phải hình thành các trung tâm trách nhiệm đầu tiên
sau đó tiền hành phân cấp các bộ phận quản lý
Bài viết trong Tạp chí Tài chính đăng kỳ I, tháng 08/2016 của nhóm tác giả Nguyễn Thái An, Vương Thị Bạch Tuyết - Đại học giao thông vận tải
Trang 15Bài viết trong Tạp chí tài chính kỳ 1, tháng 03/2017 của tác giả Nguyễn
Thị Bích Liên, ''Ứng dụng kế toán trách nhiệm trong hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam`" việc xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm ở mỗi DN là
khác nhau, phụ thuộc vào quy mô, vào yêu cầu quản lý và năng lực quản lý
của các cấp lãnh đạo trong đơn vị Hệ thống kế toán trách nhiệm hữu ích phải thỏa mãn lý thuyết phù hợp, nghĩa là có một cấu trúc tổ chức thích hợp nhất
với môi trường tổ chức hoạt động, với chiến lược tổng hợp của tổ chức và có
sự khích lệ của Nhà quản trị cấp cao
Ngoài ra một số tác giả đã đề cập đến việc nghiên cứu và áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty trong luận văn thạc sỹ của mình, điển hình như:
Tác giả Nguyễn Thanh Dung (2012) nghiên cứu để tài ''Zổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cô phần GREENFEED Việt Nam" ngoài các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty, tác giả đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ khác như: ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ
chức kế toán trách nhiệm, tăng cường cơng tác kiểm sốt chỉ phí và nhất là
nâng cao nhận thức của Nhà quản trị đối với lý luận về kế toán trách nhiệm
Tác giả Nguyễn Thảo Phương (2017) viết về đề tài
ô phần BITEXCO_ Nam Long`` qua nghiên cứu thực trạng,
ê toán trách
nhiệm tại Công ty
tác giả nhận thấy chưa có hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty, chưa hình
thành các trung tâm trách nhiệm cụ thể, các chỉ tiêu đánh giá còn đơn giản
chưa gắn vơi trách nhiệm của các bộ phận, hệ thống báo cáo của kế toán trách nhiệm còn thiếu, chưa đầy đủ Do vậy tác giả đã đề xuất tổ chức lại các Trung
Trang 16học kinh tế TP Hồ Chí Minh với đề tài ''Aột số giải pháp hoàn thiện cơng tác kế tốn trách nhiệm tại Tổng công ty xây dựng Thăng Long`" tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện cũng như khắc phục các hạn chế như điều chỉnh các trung tâm trách nhiệm, phân cấp lại Trung tâm đầu tư trong việc đấu thầu và
giao thầu, lựa chọn tiêu thức phân loại chỉ phí.vận dụng phương pháp tập hợp chỉ phí theo cách ứng xử của chỉ phí, bỗ sung định mức phù hợp làm cơ sở xây dựng giá thành dự toán và giá trị giao khốn, hồn chỉnh hệ thống cung cấp thông tin và thái độ của các cấp quản lý đối với việc hoàn thiện hệ thống
Trang 171.1 TONG QUAN VE KE TOAN TRACH NHIEM 1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm (KTTN) là một bộ phận quan trọng của kế toán
quản trị và là một trong những công cụ quản lý tài chính có vai trò quan trọng
trong việc điều hành kiêm soát cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị
Như vậy kế toán trách nhiệm là một quá trình tập hợp và báo cáo các thông tin có thể kiểm soát, dùng đề kiểm tra các quá trình hoạt động và đánh giá thực hiện nhiệm vụ của từng bộ phân trong tổ chức
Năm 1956, từ khi tác gid Robert Anthony công bố những nghiên cứu
của mình về kế toán trách nhiệm thì cho đến nay vấn để này đã được nhiều
nhà kinh tế học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu thực nghiệm dưới nhiều
sóc độ khác nhau
“Theo tác giả Hilton (1991) cho rằng: Kế toán trách nhỉ
m liên quan đến
các khái niệm và công cụ mà kế toán viên sử dụng để đo lường sự thực hiện của các cá nhân và các bộ phận nhằm thúc đẩy những nỗ lực hướng về mục
tiêu chung của tổ chức
Theo quan điểm của nhóm tác giả Kaplan,Atkinson, Banke lại khẳng
định: Kế toán trách nhiệm là một hệ thống kế toán, có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tô chức, cung cấp thông tin nhằm đánh giá
trách nhiệm và thành quả của mỗi nhà quản lý tạo ra các báo cáo chứa cả
Trang 18đó sau này đều rất bổ ích cho việc kế thừa và vận dụng tô chức hệ thống Kế
toán trách nhiệm tại Việt Nam
1.1.2 Mục đích của kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm với mục đích là đo lường và đánh giá hiệu quả
hoạt động của các bộ phận trong đơn vị, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau đề cùng hoàn
thành mục tiêu chung của doanh nghiệp
1.1.3 Vai trò của kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm là một “công cụ`' để đo lường về kết quả hoạt đông của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau Vài trò của kế toán trách nhiệm thể hiện ở các khía cạnh như sau:
Kế toán trách nhiệm cung cắp thông tỉn cho việc thực hiện chức năng tô chức hành điều hành của doanh nghiệt
Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý
Kế toán trách nhiệm khuyến khích hoặc điều chỉnh hoạt động của nhà
quản trị hướng đến mục tiêu chung
12 PHAN CAP QUAN LY - DIEU KIEN HINH THANH KE TOAN
TRACH NHIEM TRONG DOANH NGHIEP
1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân cấp quản lý
doanh nghiệp
a Khái niệm về sự phân cấp quãn lý
Trang 19cho mỗi bộ phận đều đảm bảo có thể thực hiện được và phải có sự tương quan giữa quyền hạn và trách nhiệm Các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn của bộ phận minh Hoạt động của tổ chức gắn liền với quyền hạn và trách nhiệm của tất cả các bộ phận, các thành viên trong tô chức để hướng tới mục tiêu cuối cùng của
doanh nghiệp
Nhà quản trị cấp cao thường phân quyền cho những người đứng đầu
các bộ phận, có trách nhiệm và quyền hạn trong một số lĩnh vực cụ thề, vì vậy
việc phân quyền có thể được phân theo chức năng, sản phẩm hay khu vực Việc phân quyền này tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp
© Phan qu là cơ cấu được tổ chức dựa trên chuyên
môn hoá theo chức năng Nhiệm vụ quản trị của doanh nghiệp được lêng biệt từ đó hình thành những người lãnh đạo đảm nhận một chức năng nhất định, theo kiểu phân cấp này đơn vị chức năng
phân chia cho các đơn vị
có quyền chỉ đạo trực tuyến các đơn vị cấp dưới theo sơ đồ 1.1 như sau: Giám đốc điều hành Ỷ Giám đốc sản xuất | „| Giám đốc Marketing | „| Giámd
Sơ đồ 1.1 Phân quyền theo chức năng
(Nguôn: Nguyễn Théo Phương (2017) “Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ
Trang 20Đối với sự phân quyền theo chức năng, nhà quản lý cấp dưới không những nhận lệnh từ Giám đốc điều hành mà còn phối hợp với các nhà quản lý đồng cấp để đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện mục tiêu chung
của đơn vị
® Phân quyền theo sản phẩm: áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn, nhiều dây chuyển sản xuất ra các sản phẩm khác nhau, phân quyền theo sản phẩm nghĩa là nhà quản trị cao nhất trao các quyền hạn cho ban quản lý
bộ phận theo các chức năng như: sản xuất, bán hàng, kỹ thuật, dịch vụ có liên quan đến sản phẩm và người quản lý bộ phận phải chịu trách nhiệm chính về lợi nhuận của sản phẩm Sơ đồ 1.2 thể hiện ví dụ về một trường hợp phân quyền theo sản phẩm Giám đốc điều hành Ả {—— ở _ ở ‘San phim X ‘San phim Y San phim Z Vv v Ỷ Sản xuất Sản xuất Sản xuất Ỷ Ỉ v Marketing Marketing Marketing, Ỷ Ỷ Ả “Tài chính “Tài chính Tài chính
Sơ đồ 1.2 Phân quyền theo sản phẩm
(Nguén: Nguyễn Théo Phương (2017) “Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần BITEXCO Nam Long `", trang 19)
Trang 21chịu trách nhiệm về lợi nhuận của khu vực mình quản lý Sơ đồ 1.3 minh họa phân quyền theo khu vực Giám đốc điều hành Ỷ t Phó Giám đốc phụ trách khu vực Miền Bắc khu vực Miền Nam —— 1 | Sản xuất Marketing: Tài chính Sản xuất Marketing || Tài chính
Sơ đồ 1.3 Phân quyền theo khu vực
(Nguén: Nguyễn Thảo Phương (2017) “Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phân BITEXCO Nam Long", trang 19)
b Ý nghĩa của sự phân cắp quản lý
Mục đích của việc phân cấp quản lý nhằm phát huy quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của mỗi bộ phận quản lý Trên cơ sở quyền hạn và trách
nhiệm được phân định rõ ràng cụ thể, nhà quản trị có thể đánh giá được thành quả của từng bộ phận để điều chỉnh các mục tiêu hoặc ra quyết định có liên quan đến việc quản lý và điều hành doanh nghiệp
1.2.2 Ưu, nhược điểm của phân cấp quản lý
Hệ thống Kế toán trách nhiệm chỉ tồn tại và hoạt động hiệu quả trong các tô chức phân quyền, các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm trong phạm vỉ quyền hạn của họ
*® Ưu điễm của sự phân cấp quản lý
Trang 22Sự phân cấp quản lý giúp cho nhà quản trị ở các cắp khác nhau có sự độc lập tương đối trong điều hành công việc, có thẻ khuyến khích các bộ phận
trong đơn vị phát huy các kỹ năng, kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ hồn thành cơng việc được giao
Phân chia quản lý còn phục vụ cho việc ra quyết định có tính chính
xác cao hơn do được phản hồi thông tin từ cấp dưới nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời nên dễ tìm ra nguyên nhân và biện pháp đề khắc phục các sai phạm
* Nhược điễm của sự phân cắp quản lý
Việc phân cấp quản lý sẽ dẫn tới sự cạnh tranh thành tích giữa các bộ phân có thể làm giảm đi sự hợp tác, phối hợp với các bộ phận với nhau
Việc phân cấp càng nhiều thì nguy cơ kiểm sốt cơng việc càng khó, khi phân chia cơ cấu tổ chức thành trung tâm trách nhiệm, các nhà quản trị lại
gặp phải vấn đề về sở hữu và người đại diện, cụ thể nhà quản trị cấp cao khó
có thể kiểm soát được hoạt động của nhà quản trị cấp dưới vì cấp dưới có xu hướng tối đa hoá lợi ích của bản thân hơn lợi ích DN (Zimmerman, 2010) vì vậy nhà quản trị phải xác định khi nào cần phân chia và mức độ phân chia sao cho hợp lý đối với từng bộ phận
Do vậy thách thức lớn nhất của sự phân cấp quản lý là phải đạt được sự
thống nhất và hướng tới mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp Vì vậy nhiệm
vụ của kế toán quản trị trong việc thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm cho các cấp quản lý đó là việc cung cấp các chỉ tiêu, công cụ để làm động cơ tích
cực cho các nhà quản trị
1.3 NỘI DUNG CUA KE TOAN TRACH NHIEM TRONG DOANH
NGHIEP
1.3.1 Các trung tâm trách nhiệm tại doanh nghiệp a Khái niệm trung tâm trách nhiệm
Trang 23quan lý của một tổ chức mà người quản lý ở đó có quyền và chịu trách nhiệm
với kết quả tài chính cụ thể của đơn vị hoặc bộ phận
Mức độ hoàn thành của Trung tâm trách nhiệm thường được đánh giá dựa trên hai tiêu chí, đó là: Hiệu quả và hiệu suất, vì vậy phải lượng hóa được
đầu vào và đầu ra của các Trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó sẽ xác định được các chỉ tiêu đề đánh giá hoạt động của từng trung tâm cụ thê
Hiệu quả là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung tâm trách nhiệm, đó chính là tỷ lệ sản lượng thực tế đạt được so với một đơn vị đầu vào mà trung tâm trách nhiệm đã sử dụng để tạo ra kết quả
Hiệu suất là sử dụng kết quả đạt được so sánh với mục tiêu đề ra của từng trung tâm trách nhiệm, được thể hiện là mức độ hoàn thành mục tiêu của của các Trung tâm trách nhiệm
Mỗi một trung trách nhiệm có bản chất như là hệ thống ở hệ thống này sẽ xử lý một công việc cụ thể, sử dụng đầu vào là các loại nguyên vật liệu, số giờ công lao động và dịch vụ khác, kết quả được các Trung tâm trách nhiệm sẽ cho đầu ra là các loại hàng hoá hoặc dịch vụ
Đầu vào Công việc Đầu
Nguyên liệu, địch vụ được sử dụng Hàng hoá hoặc dịch vụ Vốn
Một trung tâm trách nhiệm có ba đặc điểm đó
Thứ nhất, Trung tâm trách nhiệm thể hiện sự phân quyền trong tô chức
được rõ ràng
“Thứ hai, cá nhân được giao nhiệm vụ có quyền hạn nhất định và hoàn
thành trách nhiệm được giao
'Thứ ba, Trung tâm trách nhiệm được chỉ định cụ thể trách nhiệm như:
Trang 24b Phân loại các trung tâm trách nhiệm
Dựa trên sự phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức hiện nay tại các doanh nghiệp, có thể tô chức thành các trung tâm trách nhiệm chính đó là:
trung tâm chỉ phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tu
b1 Trung tâm chỉ phí
“Trung tâm chỉ phí là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý thường chỉ
chịu trách nhiệm về những chỉ phí mà họ kiểm sốt Và khơng có quyền hạn đối với doanh thu, lợi nhuận và đầu tư vốn Ở Trung tâm chỉ phí có đặc điểm
là đầu vào có thể lượng hóa, đo lường được theo đơn vị tiền tệ, đầu ra thông
thường đo bằng hiện vật hoặc mục tiêu hoạt động, ở trung tâm này thường
thực hiện các nhiệm vụ lập dự toán chỉ phí, phân loại ch phí thực tế phát sinh, so sánh mức độ hoàn thành chỉ phí với kế hoạch hay dự toán, ở Trung tâm chỉ phí thường gắn liền với cấp quản lý mang tính tác nghiệp trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ hoặc gián tiếp phục vụ cho hoạt động SXKD Có hai dạng trung tâm chỉ phí:
~ Trung tâm chỉ phí định mức (Trung tâm chỉ phí tiêu chuẩn) ~ Trung tâm chỉ phí tự đo (Trung tâm chỉ phí tuỳ ý)
$* Trang tâm chỉ phí định mức: là Trang tâm chỉ phí đầu vào được xác định tương ứng với đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ, tại trung tâm này nhà quản lý có trách nhiệm kiểm soát chỉ phí thực
ây dựng định mức phải được sự phê duyệt
phát sinh đảm bảo theo đúng định mức đơn vị sản phẩm,
của nhà quản lý cắp cao từ đó mới tính hiệu quả công việc và đánh giá kết quả thực hiện công việc so với kế hoạch dự toán
s& Trung tâm chỉ phí tự do: là chỉ phí không xác định được mối quan
Trang 25đo lường được chỉ phí dự toán và chỉ phí thực tế, chỉ phí này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường kinh doanh ví dụ như: Các phòng ban, bộ phận nghiên cứu và phát triển, hoạt động tiếp thị thị trường
b2 Trung tâm doanh thu
“Trung tâm doanh thu là Trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận
và vốn đầu tư Trung tâm doanh thu có quyền quyết định trong việc bán sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra theo quy định của nhà quản trị Ở trung tâm này thường gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, khi xác định chỉ tiêu
đánh giá cần xem xét đến giá vốn của hàng hóa, sản phẩm để khuyến khích trung tâm này tạo ra lợi nhuận chứ không chỉ đơn thuần là tạo ra doanh thu Mục tiêu của Trung tâm doanh thu là tối đa hoá doanh thu của bộ phận đó trên thị trường
b3 Trung tâm lợi nhuận
“Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm kiểm soát cả doanh thu và chỉ phí nhưng khơng kiểm sốt vốn đầu tư Ở Trung tâm này Nhà quản lý có quyền ra quyết định loại sản phẩm
nào cần sản xuất, sản xuất như thế nào, chất lượng, giá cả, hệ thống phân phối và bán hàng Ngoài ra nhà quản lý phải quyết định các nguồn lực sản xuất các yếu tổ giá cả, được phân bổ như thế nào giữa các sản phẩm, nghĩa là g
sản lượng, chất lượng và chỉ phí phải đạt sự cân bằng Trung tâm lợi nhuận thường gắn với bậc quản lý cấp trung đó là Giám đốc/Tổng giám đốc đi
hành trong công ty
b4 Trung tâm đầu we
Trang 26đại diện của một nhóm góp vốn vào đầu tư để thu lợi nhuận Nhà quản lý Trung tâm đầu tư thường hoạch định các chiến lược ngắn, trung dài hạn của
doanh nghiệp, kiểm soát toàn bộ hoạt động của đơn vị theo mục tiêu đã định 1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường thành quả của các trung tâm trách nhiệm
Để xây dựng, lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thành quản quản lý của các
bộ phận trong doanh nghiệp cần phải xuất phát từ việc thiết kế các Trung tâm
trách nhiệm trong toàn bộ tổ chức của doanh nghiệp, khi xây dựng các chỉ tiêu này phải đánh giá được hiệu quả và hiệu năng của các trung tâm như:
Trung tâm đầu tư phải thiết lập được các chỉ tiêu đo lường đầu tư, Trung tâm
lợi nhuận phải thiết lập được các chỉ tiêu đo lường liên quan đến lợi nhuận, các Trung tâm doanh thu và trung tâm chỉ phí phải sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá mức độ hoàn thành các bộ phận trong doanh nghiệp
a Chỉ tiêu do lường thành quả của trung tâm chỉ phí
Ở Trung tâm chỉ phí các Nhà quản lý đều phải có trách nhiệm điều hành các hoạt động có liên quan đến sản xuất sao cho các chỉ tiêu đo lường hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch mà vẫn đảm bảo chỉ phí thực 18 phat sinh không vượt dự toán tiêu chuẩn
Cách thức đánh giá hiệu quả của Trung tâm chỉ phí là đánh giá việc sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra một khối lượng đầu ra, mục
tiêu chính là tối thiểu hóa
Khi đánh giá kết quả
dung đó là: Khối lượng sản xuất có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay
phí ở mức thấp nh:
Trung tâm chỉ phí phải căn cứ vào hai nội
không?, chi phí thực tế phát sinh có vượt định mức tiêu chuẩn hay không? Từ
ến hành phân tích các biến động
+ Chênh lệch chỉ phí = chỉ phí thực tế - chỉ phí dự toán
Trang 27e Tỷ lệ % chỉ phí thực tế so với dự tốn = Siena « 100% « Biến động về lượng = Giá định mức x (lượng thực tế - lượng định mức) « Biến động về giá = Lượng thực tế x (Giá thực tế - giá định mức) Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tin cho nh quản trị biết được
nguyên nhân của các biến động có lợi và bất lợi Từ đó xác nhận kịp thời có các biện pháp đúng đắn làm giảm chỉ phí về mức tối thiểu
© Déive
Trung tâm chỉ phí tùy ý:
Các yếu tố đầu ra của Trung tâm này không thể lượng hóa bằng tiền một cách trực tiếp (ví dụ đầu ra của phòng kế toán là các báo cáo tài chính) các mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của trung tâm này cũng không thể so sánh được, đo vậy thành quả của trung tâm chỉ phí tùy ý chỉ có thể đánh giá
thông qua nguồn lực bỏ ra hoặc thông qua tỷ lệ hoàn thành mục tiêu đã đề ra Nha quản lý cũng sẽ dựa vào chênh lệch tuyệt đối và tương đối giữa chỉ phí
thực tế với chỉ phí dự toán để đo lường thành quả của trung tâm chỉ phí
« _ Đối với Trung tâm chỉ phí định mức:
Với đặc trưng là sản lượng “đầu ra''có thể đo lường được và phí tốn
“dau vào'" sản xuất một sản phẩm đòi hỏi phải được xác định rõ ràng
Vé hiệu suất: được đánh giá thông qua mức chênh lệch giữa số lượng thực tế sản xuất và số lượng theo kế hoạch đặt ra, chỉ tiêu đánh giá là số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tạo ra
Về hiệu quả: được đánh giá thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng nguồn lực (đó là chỉ phí nguyên vật liệu, chỉ phí nhân công trực tiếp, chỉ phí xe máy, chỉ phí sản xuất chung) trong sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ
b Chỉ tiêu đo lường thành quả của trung tâm doanh thu
Trang 28được thể hiện qua hai chỉ tiêu:
+ Tổng doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy quy mô tài chính trong hoạt
động và phạm vi trách nhiệm của trung tâm doanh thu
+ Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất tài
chính của trung tâm doanh thu + Chỉ tiêu đánh giá:
+ Chênh lệch doanh thu = doanh thu thực tế - doanh thu dự toán + Tỷ lệ % DT thực tế so với DT dự toán = aoe x 100% Dé dénh gié tinh hinh hoạt động của Trung tai
chênh lệch doanh thu va ty lệ doanh thu thực tế thực hiện so với doanh thu kế doanh thu, căn cứ vào
hoạch để phân tích các nhân tố như: giá bán sản phẩm, khối lượng tiêu thụ và
cơ cấu tiêu thụ có ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp như thế nào
'Về hiệu suất: Thông qua dự toán tiêu thụ để đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu doanh thu thực tế, đó chính là mức chênh lệch giữa doanh thu
thực tế và doanh thu dự toán đã đề ra
'Về hiệu quả: Dựa vào mối quan hệ giữa chỉ phí và doanh thu để kiểm
soát sự gia tăng của các chỉ tiêu, trong đó đảm bảo tốc độ tăng của doanh thu
nhanh hơn so vớ
tốc độ tăng chỉ phí và chú trọng tới hiệu suất của lợi nhuận, ngoài ra có thể đánh giá các nhân tố đã ảnh hưởng tới doanh thu, từ đó tìm ra
các nguyên nhân và các biện pháp để cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp e Chỉ tiêu đo lường thành quả của trung tâm lợi nhuận
hức hoạt động kinh
doanh sao cho đạt kết quả lợi nhuận cao nhất, có trách nhiệm kiểm soát
Tai Trung tâm lợi nhuận của doanh nghiệp phải
Trang 29gid và so sánh lợi nhuận thực tế với lợi nhuận dự toán
+ Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán
Lợi nhuận thực Lợi nhuận dự toán
* Tỷ lệ % lợi nhuận thực hiện = « 100%
'Về hiệu suất: Dựa vào mức hoàn thành của lợi nhuận để đánh giá trách
nhiệm của Trung tâm lợi nhuận, đó chính là hình thức thông qua so sánh giữa
lợi nhuận đạt được trong kỳ với lợi nhuận dự toán, từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
'Về hiệu quả: lợi nhuận chính là phần chênh lệch từ doanh thu trừ đi chỉ phí và được biểu hiện là giá trị dương (+), vì vậy hai chỉ tiêu này được coi là
các nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận thơng qua mức độ hồn thành kế hoạch lợi nhuận, tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu, tỷ lệ doanh thu trên chỉ phí, tỷ lệ lợi nhuận trên chỉ
phí hoặc dựa vào số dư đảm phí của bộ phận
4 Chỉ tiêu đo lường thành quả của Trung tâm đẫu tr
'Về hiệu suất: được đánh giá như trung tâm lợi nhuận
Về hiệu quả: với mục tiêu cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận dựa trên việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, do vậy các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của trung tâm đầu tư sẽ sử dụng chỉ tiêu tÿ suất sinh lời vốn đầu tư ROI ( Return on investment) và thu nhập còn lai RI (Residual income)
dl Chỉ tiêu TỦ suất sinh lời của vốn đâu tư - ROI (return on
investment)
Là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn kinh doanh bình quân, chi này cho thấy doanh nghiệp đầu tư một đồng vốn thi thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng tốt
Lợi nhuận ROI = Lợi nhuận thuần / Vốn kinh doanh bình quân
Trang 30vốn đầu tư thực tế và ROIq là tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư dự toán (kế
hoạch)
'Từ việc phân tích hiệu quả sử dụng ROI, các nhà quản lý có thể đánh gid thành quả quản lý, nếu mức chệnh lệch của ROI z 0, biểu hiện Nhà quản lý hoàn thành trách nhiệm được giao và ngược lại khơng hồn thành trách nhiệm, phải giải thích và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện doanh thu, kiểm soát chỉ phí nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn cho kỳ sau
Hoặc xác định ROI còn được viết theo công thức như sau: Lợi nhuận hoạt động ròng Doanh thụ _— gi nhuận hoạt động ròng
¬ Doanh thu Tai san kinh doanh bình quân
®ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x hệ số vòng quay tài sản
Qua công thức nêu trên ta thấy các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư trong Trung tâm đầu tư, từ đó có các biện pháp làm
tăng giá trị ROI như sau:
* Tăng mức lợi nhuận trên doanh thu: với mục tiêu tăng mức lợi nhuận trong khi doanh thu vẫn giữ nguyên, đay là bài toán khó cho các Nhà quản lý do vậy có thể sử dụng hai phương pháp cho mục tiêu này đó là: tăng giá bán của sản phẩm hoặc làm giảm chỉ phí đầu vào của sản phẩm như: tiết kiệm
nguyên vật liệu trong sản xuất, nghiên cứu sử dụng nguyên vật liệu rẻ hơn, tự
động hóa quy trình sản xuất để tiết kiệm chỉ phí nhân công, tuy nhiên cần xem xét thận trọng khi tăng giá bán có thể sẽ làm giảm sản lượng tiêu thụ hoặc việc cất giảm chỉ phí có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay không?
Trang 31bán sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, chính sách về nghiên cứu sản phẩm, đồng thời tiết giảm các khoản chỉ phí khác, quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chỉ phí lưu kho và quan trọng nhất là công tác thu hồi công nợ khách hàng nhằm tăng vòng quay của vốn đầu tư
Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế vẻ tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư
(ROD d6 1a:
+ ĐỂ tăng được ROI của bộ phận thì có thể làm giảm tài sản của bộ phân, điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Chỉ số ROI có xu hướng chú trọng đến sinh lời ngắn hạn hơn là sinh Tời dài hạn, vì vậy để bảo đảm kết quả đã thực hiện được trong thời gian ngắn hạn Nhà quản lý có thể sẽ từ chối các cơ hội đầu tư sinh lời khác có thời gian dài hạn
® Ở một số trường hợp do có sự hiện diện của Trung tâm đầu tư cấp
cao hơn có quyền điều tiết ROI (như phân bổ chỉ phí chung và vốn từ cấp quản lý cao hơn), vì vậy chỉ số ROI có thể khơng hồn tồn chịu sự kiểm soát của Trung tâm đầu tư
Để có thể giải quyết được những hạn chế về tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, Nhà quản lý một số doanh nghiệp còn sử dụng một số tiêu chuẩn đề
đánh giá như:
© Mức tăng trưởng của sản xuất
© Sự tăng giá cỗ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khốn
® Đạt mức lợi nhuận kỳ vọng
« Số vòng quay các khoản nợ phải thu
Trang 32qua phân tích chỉ số RI nhà đầu tư có thể ra quyết định gia tăng đầu tư hay không đầu tư
‘Thu nhập thặng dư RI = Lợi nhuận của trung tâm đầu tư - Chỉ phí vốn
sử dụng,
Chỉ phí vốn sử dụng = Vốn đầu tư của trung tâm đầu tư x Tỷ lệ lãi suất 'Tỷ lệ lãi suất > Lãi suất nợ vay
Hoặc theo công thức:
Chỉ phí sử dụng vốn = Tài sản kinh doanh bình quân x Tỷ lệ hoàn vốn
đầu tư tối thiểu
Những ưu điểm và hạn chế của RI:
+ Ưu điểm: Để đánh giá thành quả của Trung
RI sé tốt hơn là sử dụng chỉ số ROI, bởi vì vốn đầu tư và nợ ngắn hạn không những gắn với bộ phận khác mà còn s Trung tâm đầu tư và Trung m đầu tư thì sử dụng chỉ
ir dung cho việc quản lý tại
lợi nhuận, nếu phân bổ chỉ phí quản lý theo
mức độ hoạt động (ABC) thúc đây Nhà quản lý thực hiện đầu tư trên tổng thể toàn bộ tổ chức, đảm bảo phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp
« Hạn chế của RI: Đối với các trung tâm đầu tư có quy mô khác nhau thì không thể sử dụng để so sánh hiệu quả hoạt động , nếu sử dụng RI có thể dẫn tới việc đánh giá sai lầm không chuẩn xác, không công bằng giữa các trung tâm đầu tư, và lợi thế tắt yếu sẽ thuộc về các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng vốn nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ
Như vậy để đánh giá hiệu quả của Trung tâm đầu tư, nhà quản lý có
thể kết hợp các chỉ tiêu ROI, RI với việc xem xét mức chênh lệch giữa thực
Trang 33Ngoài ra, các nhà quản trị sẽ sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá khác, bao gồm cả những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính (như mức tăng trưởng
doanh thu, thị phần) kết hợp sử dụng để đánh giá
1.3.3 Báo cáo thành quả trong các trung tâm trách nhiệm
a Khái niệm báo cáo kế toán trách nhiệm
Báo cáo kế toán trách nhiệm là báo cáo của một đơn vị, một bộ phận
gửi tới nhà quản lý cấp cao hơn xem xét và kiểm soát các bộ phận đó Báo
cáo thành quả trung tâm trách nhiệm là một phương tiện quan trọng để cung
cấp thông tin cũng như xác định trách nhiệm cụ thể của nhà quản trị đối với bộ phận mình quản lý Báo cáo kế toán trách nhiệm chủ yếu phục vụ cho công
tác quản trị của các nhà quản lý
'Từ cắp quản trị cắp thấp, cấp trung và cấp cao tại các Trung tâm trách nhiệm đều phải có nghĩa vụ lập báo cáo thành quả trình cấp quản trị cao hơn trong tổ chức, do đó kế toán trách nhiệm có nhiệm vụ cung cấp hệ thông báo cáo ở các cấp khác nhau trong tổ chức doanh nghiệp
Báo cáo kế toán trách nhiệm phản ánh kết quả thực hiện công việc của mỗi trung tâm trách nhiệm thông qua các báo cáo định kỳ, thể hiện chênh lệch kết quả thực tế so với dự toán về những chỉ tiêu tài chính của từng trung tâm trách nhiệm
Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm là hệ thống báo cáo nội bộ, vì
vậy sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của từng doanh
nghiệp các báo cáo này chủ yếu phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp Trong doanh nghiệp, báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm thường mang tính báo cáo quản trị nội bộ, đứng về phương diện tài chính các số liệu trong báo cáo thường thể hiện như sau:
Đối với trung tâm chỉ phí: báo cáo tình hình thực hiện chỉ phí, giá thành
Trang 34Đối với trung tâm doanh thu: Báo cáo tình hình thực hiện doanh thu
theo yêu cầu của nhà quản lý
Đối với trung tâm lợi nhuận: Báo cáo kết quả SXKD theo số dư đảm
phí
Đối với trung tâm đầu tư: Báo cáo kết quả SXKD theo số dư đảm phí, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần
b Các loại báo cáo thành quả trong trung tâm trách nhiệm
Hệ thống báo cáo kết quả thực hiện được xem là kết quả quan trọng của kế toán trách nhiệm, phải xây dựng hệ thống báo cáo bắt đầu từ cấp quản trị
thấp nhất lên tới cấp quản trị cao nhất Mỗi nhà quản lý sẽ nhận được báo cáo
do chính bộ phận mình trực tiếp quản lý hoặc các báo cáo thực hiện của các
bộ phận dưới quyền, qua các nội dung của các báo cáo để có thể đánh giá được mức độ hoạt động trong từng thời kỳ của doanh nghiệp
Mỗi trung tâm trách nhiệm sẽ có hệ thống báo cáo trách nhiệm tương ứng, vì vậy báo cáo thành quả của bồn Trung tâm trách nhiệm bao gồm: ¡ phí Tir bdo cáo của Trung tâm chỉ phí có thể đánh giá được thành quả củ b1 Báo cáo trách nhiệm của Trung tâm cị bộ phân quản lý, việc đánh giá này còn tùy thuộc vào yêu cẩu của việc đánh giá trung tâm trách nhiệm, bằng việc so sánh chỉ phí thực tế so với dự toán giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch về chỉ phí của doanh nghiệp à chỉ phí có thể kiểm soát được lập ra bởi các nhà quản lý ở trung tâm này Bảng 1.1 minh họa
“Thông tin đưa vào báo cáo thành quả ở trung chỉ phí
Trang 35thể kiểm soát linh hoạt hoạt tĩnh | lượng A 1 2 3512 4 322-4 Nhà máy A Nhà máy B Nhà máy C Tong cong
Báo cáo của trung tâm chỉ phí được tách thành báo cáo đánh giá thành
quả của trung tâm chỉ phí theo định mức và báo cáo thành quả của trung tâm chỉ phí tự do
b2 Báo cáo trách nhiệm của Trung tâm doanh thu
Là báo cáo dựa trên doanh thu thực tẾ so với doanh thu dự toán, thành quả quản lý của trung tâm doanh thu được đánh giá bằng việc cách so sánh
giữa doanh thu thực tế so với dự toán Qua báo cáo này có thê phân tích các
chênh lệch phát sinh do ảnh hưởng của các nhân tố như: giá bán, sản lượng tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm, nguyên nhân nào tác động tác động trực tiếp đến doanh thu trong kỳ
Trên cơ sở số liệu của báo cáo này (minh hoa qua bang 1.2), nhà quản
lý có thể đánh giá tình hình kế hoạch doanh thu của toàn doanh nghiệp, qua đó sẽ đánh giá được trách nhiệm quản lý của người quản lý bộ phận tạo ra
Trang 36Bảng 1.2 Báo cáo thành quá quản lý doanh thu DT Chênh lệch Chênh lệch š Dự toán Dự toán 7 kiểm | Thực tế dự toán khối lượng linh hoạt tĩnh soát linh hoạt tiêu thụ Sản phâm| SL |GB |DT |SL|GB |[DT|SL |GB |DT |SL |GB |DT |SL |GB |DT Sản phẩm| A Sản phẩm| B Sản phẩm| c Tong
b3 Báo cáo trách nhiệm của Trung tâm lợi nhuận
Báo cáo đánh giá thành quả của Trung tâm lợi nhuận là một công cụ đánh giá việc thực hiện của các trung tâm lợi nhuận và trách nhiệm của người
đứng đầu bộ phận Báo cáo thành quả được sử dụng để đánh giá thành quả
quản lý của các nhà quản trị và được trình bày dưới hình thức số dư đảm phí,
trong đó việc tính ra chỉ tiêu số dư đảm phí được sử dụng đẻ bù đắp định phí và tạo ra lợi nhuận thuần, ưu điểm số dư đảm phí là có thể xác định giá bán
dưới mức trung bình hoặc mức dừng cắt lỗ khi hoạt động SXKD không còn đủ bù đắp định phí, giúp cho các Nhà quản lý ra quyết định tiếp tục hay phải ngừng sản xuất Bang 1.3 mình họa báo cáo đánh giá thành quả của một trung
Trang 37Bảng 1.3 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận Biến động Thực | Kế Chỉ tiêu TH/KH hiện | hoạch Mức | Tỷlệ Doanh thu kiêm soát Chi phí biên đơi kiêm sốt Số dư đảm phí Chỉ phí cơ định kiêm sốt Lợi nhuận hoạt động có thê kiểm soát
b4 Báo cáo trách nhiệm của Trung tâm đầu tr Báo cáo các chỉ tiêu cơ bản như tỷ suất
sinh lời của vốn đầu tu (ROI) và thu nhập còn lại (RI) để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư (được
minh hoa qua Bảng 1.4)
Trang 38'Từ những thông tin vé chi tiêu đánh giá và trách nhiệm của từng trung tâm trên ta có thể tập hợp theo Bảng I.5 như sau
Bảng 1.5 Tổng hợp chỉ
trách nhiệm trong DN u đánh giá và trách nhiệm của các trung tâm
Trung tâm đầu tư
Chỉ tiêu đánh giá: ROI, RI
Trang 39KET LUAN CHUONG 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày cơ sở lý luận của Kế toán trách nhiệm cũng như các nội dung chính là: sự phân cấp quản lý, các trung tâm trách nhiệm, chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm, các
báo cáo thành quả của Trung tâm trách nhiệm Để hệ thống kế toán trách nhiệm phát huy tác dụng trong tổ chức khi các thông tin kế toán nhắn mạnh
vai trò trách nhiệm của các Nhà quản lý, nghĩa là mục tiêu quan trọng của hệ
thống kế toán trách nhiệm là cung cấp thông tin cho các Nhà quản lý để họ
điều hành và quản lý bộ phận mình phụ trách một cách hiệu quả
“Trên cơ sở các nghiên cứu này sẽ là tiền dé là cơ sở vận dụng giúp cho việc đánh giá thực trạng và hồn thiện tơ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty
Trang 40CHƯƠNG 2
THUC TRANG TO CHUC KE TOAN
TRACH NHIEM TAI CONG TY CO PHAN LILAMA 45.3
2.1 TONG QUAN VE CONG TY CO PHAN LILAMA 45.3 2.1.1 Quá trinh hinh thanh va phat trién ciia cong ty
Công ty Cổ phần Lilama 45.3 tiền thân là Công ty Lắp máy và Xây dựng 45.3 (Doanh nghỉ
được thành lập theo Quyết định số 010A/BXD ngày 27/01/1993 của Bộ xây
dựng Năm 2006 Công ty đã chính thức chuyển sang loại hình Công ty cổ
Nha nước) thuộc Tông Công ty Lắp máy Việt Nam
phân, là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 340300084 (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã thay đổi đến lần 4 điều chỉnh gần nhất vào ngày 06/08/2009) do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cấp
s Tên công ty: Công ty cỗ phần Lilama 45.3
+ Tên tiếng anh: Lilama 4.3 Joint Stock Company LILAMA 45.3 Z2 LILAMA 45.3 ® Tên viết * Logo: