Kỳ ThúTượngNhàmồ
Mạnh Minh Tâm
Nói đến nghệ thuật tạo hình, điêu khắc tượngnhàmồ của các
dân tộc thiểu số ở Phú Yên phải nói đến những pho tượng gỗ,
những quần thể tượng gỗ, những “vườn tượng” giữa rừng.
Cái nghĩa của tượngnhàmồ
Gần 60 tuổi, ông Ma Thoan ở buôn Lé B, xã Krongpa, huyện
Sơn Hòa (Phú Yên) đã có thâm niên trên 40 năm đẽo tượng
nhà mồ. Ông cho biết, đẽo tượngnhàmồ tuy không phải là
một nghề để “kiếm cơm”, nhưng “mình cứ say mê” mày mò,
đục đẽo để “làm ra nó” mà không biết chán. Mỗi lần lụi cụi
đẽo gọt xong một bộ tượng gỗ nhàmồ phải mất hàng chục
ngày công, từ lúc lên rừng lấy gỗ đến khi hoàn thành. Nhà
nào thơm thảo lắm thì cũng chỉ “trả công” cho ông bằng bữa
mời cơm con gà, ché rượu. Nhưng bù lại công nghệ nhân đẽo
tượng là được chung tay chia sẻ với gia đình vừa có người lìa
đời. “Nó là cái tục từ lâu đời của các dân tộc Trường Sơn Tây
Nguyên nói chung và ở Phú Yên mình cũng vậy. Người xấu
số nào mà không có tượngnhàmồ thì trông cái mộ như một
nấm đất trơ trọi, ảm đạm làm cho người thân đang sống cứ
ray rứt, buồn tủi mãi không thôi”, Ma Thoan nói.
Vì vậy, mộ có nhiều tượng làm cho người chết mau thanh
thản, người sống vơi dần nỗi buồn nhớ. Mộ nào ít nhất cũng
có 4 tượng hình người, đặt ở 4 góc mộ. Rồi tượng ngà voi,
tượng đôi sừng trâu, tượng khỉ, hổ, voi, nai Tùy vào vị trí,
tuổi tác, công lao đóng góp với làng mạc mà tạc kích cỡ
tượng. Người chết trẻ thì tượng nhỏ vừa, những người có vị
trí như già làng, trưởng thôn buôn có nhiều đóng góp công
sức với làng, nước thì tượng phải to, cao. Có tượng cao tới
vài thước, có tượng chỉ mấy mươi phân.
Theo quan niệm của từng dân tộc, đầu mộ dựng một cột cao
vút là là đường cho người chết lên trời. Tượng hình người
ngồi ở bốn góc là sự thay thế người còn sống để mà thở than,
chia sẽ với người yên nghỉ. Tượng người đánh trống, gõ
chiêng làm cho người chết tiêu tan sầu muộn. Tượng người
cầm dao, giương cung nỏ là những lính canh bảo vệ linh hồn
người an nghỉ. Những tượng hình người, khỉ đứng, quì, ngồi
với các tư thế khác nhau với nét buồn rười rượi là thể hiện sự
đau đớn, xót thương người quá cố
Ngoài tượng, đồng bào mình còn làm ra các thứ đồ dùng như
hoa quả, thú vật, chum ché… đẽo bằng gỗ, những vật dụng
tượng trưng tục “chia của” cho người chết và lễ “bỏ mả”.
Làm như vậy, người chết vĩnh viễn về cõi vĩnh hằng, người
sống yên tâm làm ăn, không ai đòi hỏi ở ai nữa. Vì quan niệm
xưa, sau lễ bỏ mả họ không đi lại thăm viếng, tu tảo mồ mả
như người kinh.
Từ tục đến nghệ thuật tạo hình
Điều kỳ lạ là những nghệ nhân đẽo tượngnhàmồ họ chưa
bao giờ học qua trường lớp về nghệ thuật tạo hình, điêu khắc
nhưng khi được chiêm ngưỡng những tác phẩm của họ chúng
ta cứ ngỡ đó là những tác phẩm nghệ thuật của những nhà
điêu khắc thực thụ. Tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch
các dân tộc tỉnh Phú Yên được quan sát nghệ nhân Nay Y
Thanh, ở buôn Lé B, xã Krôngpa (Sơn Hòa) biểu diễn đẽo
tượng nhà mồ, ai cũng phải trầm trồ thán phục. Trong tay
nghệ nhân chỉ là một chiếc rìu lá mít, vật liệu đẽo tượng chỉ
là một khúc gỗ tròn; người đẽo tượng không dùng dao rạch
hay bút vẽ để phác thảo hình dạng, mảng khối? Mà dường
như đường nét, hình dạng của mỗi thân tượng đều đã “thuộc
lòng” trong trí tưởngtượng của nghệ nhân! Những nhát rìu
khi đã “bập” vào thân gỗ là láng trơn, chính xác đến từng chi
tiết. Từ một thân gỗ tròn không lắp ghép, chắp nối với một
phần gỗ nào khác, người Êđê đã tạo ra một mặt phẳng hình
bầu dục và tạo ra khuôn mặt tượng, hình cong nổi lên, hai
bên đầu là tai, dưới mặt tượng vuốt thon nhỏ là cổ; tiếp đến
cả khổi phẳng bên dưới là thân tượng; các chi tiết như mắt,
mũi, miệng chỉ là những mảnh khoét chìm vào thân tượng.
Các chi tiết như bụng, ngực, vai, má, cằm được cách điệu
bằng những nhát rìu đẽo dẹt, vẽ nên đường nét hình khối, chỉ
gợi lên chứ không đi vào tả thực nhưng đã tạo nên những bức
tượng sống động, có hồn. Nhìn vườn tượngnhàmồ trong
nghĩa địa đìu hiu vắng vẻ, để lại cho người xem nhiều suy
tưởng về cái nghĩa của tình người với linh hồn người đã
khuất.
Năm tháng đi qua, nắng mưa của núi rừng Trường Sơn dữ
dội, cây rừng nhanh chóng phủ mất lối đi. Vậy mà những pho
tượng, những quần thể vườn tượngnhàmồ vẫn tươi nguyên
bóng dáng, đọng hồn người. Tài năng điêu khắc của nghệ
thuật tạo hình - những nghệ nhân miền núi không lưu danh
tên tuổi… thật đáng ca ngợi./.
.
Kỳ Thú Tượng Nhà mồ
Mạnh Minh Tâm
Nói đến nghệ thuật tạo hình, điêu khắc tượng nhà mồ của các
dân tộc thiểu số ở Phú Yên phải nói đến những pho tượng. huyện
Sơn Hòa (Phú Yên) đã có thâm niên trên 40 năm đẽo tượng
nhà mồ. Ông cho biết, đẽo tượng nhà mồ tuy không phải là
một nghề để “kiếm cơm”, nhưng “mình