1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Thánh địa Mỹ Sơn: ấn tượng một điểm đến docx

6 664 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

Thánh địa Mỹ Sơn: ấn tượng một điểm đến Cùng với vẻ đẹp của kiến trúc đền đài song hành cũng lịch sử từ thế kỷ thứ 4 đến nay, thánh địa Mỹ Sơn thâm nghiêm, tráng lệ và bí ẩn luôn là một trong những điểm đến thú vị gây ấn tượng mạnh đối với du khách trong suốt hàng trăm năm qua. Thánh địa Mỹ Sơn. Nguồn: internet Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẫng khoảng 69km về phái nam, cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20km và là tổ hợp bao gồm nhiều đền đại theo kiến trúc Chăm pa cổ, trong một thung lũng được bao quanh bởi đồi núi. Bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 4, trong nhiều thế kỷ, từng ngọn tháp lớn nhỏ được bổ sung và hình thành nên thánh địa này. Xưa kia, Mỹ Sơn là một cấm địa, nơi tổ chức các nghi lễ cúng tế của vương triều Chăm pa và cũng là nơi chôn cất các vị vua hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á gồm đền chính, các đền phụ, các đền nhỏ và các công trình phục vụ tế lễ. Đồng thời, đây cũng là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Vẻ đẹp của một thánh địa Mỹ Sơn thâm nghiêm, tráng lệ và bí ẩn. Ảnh minh họa. Nguồn: internet Tuy nhiên, suốt trong một thời gian dài từ khi vương quốc Chiêm Thành lụi tàn, thánh địa Mỹ Sơn đã chìm vào quên lãng trong nhiều thế kỷ tới khi các nhà nghiên cứu người Pháp phát hiện ra nó vào năm 1885. Hiên nay, những dấu tích của thánh địa Mỹ Sơn, những ngọn tháp vẫn còn đó, uy nghi tráng lệ cùng những biến động không ngừng của thiên nhiên và thời gian. Điều mà du khách không khỏi ngạc nhiên khi tới thăm di sản này là câu chuyện về bí quyết làm gạch xây tháp, về bí quyết găn kết các viên gạch… để từng ngọn tháp vẫn đứng vững dẫu trải qua hàng thế kỷ và trở thành nơi lưu giữ ký ức một nền văn hóa đặc sắc, của một dân tộc kỳ bí đã biến mất trong lịch sử. Những dấu tích còn lại của một nền văn minh đã biến mất. Nguồn: internet Năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C(II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Nơi đây cũng được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Mới đây, Thánh địa Mỹ Sơn vừa được Asia One bình chọn là một trong những tổ hợp đến đài đẹp và nổi danh nhất Đông Nam Á. Trong danh sách của Asia One còn có các đền đài như Bagan (Myanmar), đến Angkor (Campuchia), Công viên lịch sử Ayutthaya – Thái Lan, Yogyakarta – Indonesia, Shwedagon – Yangon, Myanmar, Luang Prabang – Lào, Chiang Mai – Thái Lan, Ubud – Indonesia, Kek Lok Si – Penang, Malaysia. Đến Mỹ Sơn, nhìn ngắm vẻ đẹp kiến trúc Chăm pa cổ, nghe những câu chuyện lịch sử, và tìm hiểu cuộc sống tâm linh của một nền văn minh đã qua, khiến du khách như đi vào cõi mộng. Thời gian vẫn cứ trôi, nhưng những thành quách đó, những rêu phong đó vẫn còn mãi, trường tồn cùng lịch sử nước nhà./. . Thánh địa Mỹ Sơn: ấn tượng một điểm đến Cùng với vẻ đẹp của kiến trúc đền đài song hành cũng lịch sử từ thế kỷ thứ 4 đến nay, thánh địa Mỹ Sơn. là một trong những điểm đến thú vị gây ấn tượng mạnh đối với du khách trong suốt hàng trăm năm qua. Thánh địa Mỹ Sơn. Nguồn: internet Thánh địa Mỹ

Ngày đăng: 10/03/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w