Sâu đụctráiSầuriêng
Họ: Pyralidae- Bộ: Lepidoptera
Trứng hình bầu dục, dài khoảng 2-2,5 mm. Trứng mới nở có
mầu trắng sữa sau đó trở nên vàng nhạt.
Ấu trùng phát triển đầy đủ dài khoảng 22 mm, đầu nâu, thân
mình sâu có mầu trắng ửng hồng, hai đốt ngực (trước và
giữa) và hai đốt thân ở cuối đuôi thường có mầu trắng hơi
hồng, các đốt còn lại có mầu hồng.
Trong mỗi đốt ở sống lưng cơ thể có 4 đốm nâu nhạt, 2 đốm
trên to, hai đốm dưới dài và hẹp, trên mỗi đốm đều có lông
cứng nhỏ, mỗi đốt cơ thể cũng có một đốm nhỏ mầu nâu ở
bên hông cơ thể, kế bên khí khổng mầu đen. Cả phần mặt
bụng của cơ thể cũng có những đốm nâu nhạt với lông nhỏ.
Thành trùng hoạt động chủ yếu vào lúc ban đêm, chiều
dài sải cánh: 2,5 mm, chiều dài thân: 12mm. Toàn thân và
cánh mầu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen. Nhộng lúc đầu
mầu vàng hơi nâu, dần dần chuyển sang mầu nâu khi sắp vũ
hóa, dài khoảng 13mm, chiều ngang 4mm.
Kích thước thành trùng (ấu trùng, nhộng) và số lượng
chấm đen cũng như cách phân bố của chấm đen trên cánh tùy
thuộc vào thức ăn và các cây ký chủ. Thường C. puctiferalis
có kích thước lớn nhất khi gây hại trên Ổi và nhỏ nhất khi
gây hại trên Mãng Cầu Xiêm.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ GÂY HẠI
Loại này cũng được ghi nhận gây hại trên Nhãn, Ổi,
Chôm Chôm và cả trên Mãng Cầu Xiêm. Trên Sầu Riêng,
thành trùng đẻ trứng trên các vỏ trái non.
Âú trùng nở ra thường chọn nơi gần cuống trái để đục
vào bên trong trái. Đầu tiên sâu tấn công võ tráiSầu Riêng,
sau đó khi tuổi lớn, sâu tiếp tục đục vào phía trong tráiSâu
thường hóa nhộng ngay trên đường đục, gần bề mặt của vỏ
trái hoặc sâu chui ra ngoài, nhã tơ, kết lá và phân thành kén
rồi hóa nhộng trong kén ngay giữa các gai của trái, giai đoạn
nhộng: 8-12 ngày.
Sâu thường đụctrái ngay từ khi trái còn nhỏ, vào giai
đoạn này nếu bị gây hại, trái sẽ bị biến dạng và bị rụng sau
đó, nếu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm
mất phẩm chất của trái.
Bên cạnh đó, khi bị sâu gây hại, trái thường bị các loại
nấm bệnh tấn công làm thối trái. Triệu chứng để nhận diện là
từng đám phân mầu nâu đậm do sâu thải ra bên ngoài lổ đục.
Thường trái chùm bị gây hại nhiều hơn trên trái đơn.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Một qui trình phòng trị sâuđụctráiSầuriêng cũng đã
được IPM Thai-German Team đề nghị vào năm 1996 như
sau:
Hàng tuần theo dõi diển biến mật số sâu và thiên địch
của sâu (quan sát 10% cây trong vườn, 5 trái/cây và % trái bị
đục).
Phát huy vai trò của thiên địch trong tự nhiên như các
loại bọ xít ăn mồi, nhện và Kiến Vàng Oecophylla
smaragdina.
Tỉa bỏ trái bị nhiễm trong chùm trái non, trong chùm
trái chưa bị nhiễm nên sử dụng miếng giấy cứng hoặc miếng
cây để chêm giữa các trái để hạn chế sự gây hại .
Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi 10% số trái quan sát bị
nhiễm sâu.
Tại ĐBCL, các loại thuốc đã được sử dụng và tỏ ra có
hiệu quả đối với sâuđụctrái gồm có Sumi-Alpha 5ND;
Decis 2,5ND, Sevin. Thuốc có hiệu quả cao đối với sâu tuổi
nhỏ, khi chưa đụcsâu vào trong trái. Tuy nhiên do sâu có thể
tấn công các giai đoạn phát triển khác nhau của trái nên nông
dân vùng đồng bằng Cửu Long phải phun thuốc định kỳ nửa
tháng 1 lần.
Nhìn chung về phương hướng lâu dài, nhằm hạn chế
việc sử dụng thuốc định kỳ ảnh hưởng đến môi trường và sức
khoẻ con người, việc nghiên cứu trồng cây thấp để dễ chăm
sóc thì biện pháp bao trái sẽ là một biện pháp rất tốt, không
những ngừa được sâuđụctrái C. punctiferalis mà cả nhiều
loại côn trùng khác gây hại trên trái nữa.
. võ trái Sầu Riêng,
sau đó khi tuổi lớn, sâu tiếp tục đục vào phía trong trái Sâu
thường hóa nhộng ngay trên đường đục, gần bề mặt của vỏ
trái hoặc sâu. do sâu thải ra bên ngoài lổ đục.
Thường trái chùm bị gây hại nhiều hơn trên trái đơn.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Một qui trình phòng trị sâu đục trái Sầu riêng