Cây Hẹ
Tên khoa học: Allium odorum L. (Allium tuberosum Roxb.)
Họ: Hành tỏi (Liliaceae)
Chọn đất có nhiều mùn, tơi xốp và thoát nước.
Trồng bằng củ
Cày bừa, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 20 - 30 cm, rộng 1,2 -
1,4 m.
Trên 1 ha: bón 15 - 20 tấn phân chuồng hoai . 3 - 5 kg phân
lân, có thể bón trộn vào đất trước khi lên luống hoặc bón
thẳng vào rãnh, rãnh này cách rãnh kia 20 - 25 cm. Lấp đất
rồi trồng từng tép hẹ lên rãnh cách nhau 7 - 10 cm một tép,
lấy tay ấn mạnh đất cho chặt, sau đó phủ luống bằng rơm rạ
mục, tưới nước đủ ẩm.
Phủ một lớp cành cây, lưới để gà không bươi rơm rạ làm hư
hẹ.
Trồng câyhẹ bằng hạt
Đất cũng được lên luống giống như trồng bằng củ. Bón phân,
làm luống cho bằng, đất cần mịn.
Ngâm hạt vào nước ấm 35 - 370C trong nửa ngày, sau đó
trộn với tro bếp, vò cho tơi rồi gieo.
Có thể gieo vãi như làm mạ, cũng có thể gieo vào rãnh như
trường hợp trồng củ, gieo xong khỏa một lớp đất bột cho kín.
Tưới nước đủ ẩm.
Sau khi mọc 7 - 10 ngày cần hoà 300 - 500 gr phân urê để
tưới cho 100 m2 đất, đến khi hẹ được 10 - 15 cm nhổ cả đất,
cấy ra luống khác.
Hẹ dễ sống, dễ nảy mầm, nên khi trồng củ, hẹ mọc tốt, ta vẫn
tỉa trồng ra luống khác như hẹ gieo bằng hạt.
Hẹ rất cần lân, kali (có thể thay thế bằng tro bếp). Bánh dầu
ngâm tưới cho hẹ rất tốt. Cứ 7 - 10 ngày lại hoà phân tưới
cho hẹ 1lần.
Chăm sóc
Do có phủ luống, và do đất được phơi ải, đồng thời hẹ được
trồng hoặc gieo dày nên rất có khả năng cạnh tranh với cỏ
dại. Vì vậy việc làm cỏ cho hẹ không tốn công lắm.
Mỗi lần tưới phân cho hẹ kết hợp nhổ bỏ các cây cỏ mọc giữa
luống hoặc xung quanh luống. Ta thường gặp các loại cỏ
chát, cỏ gấu, và các loại cỏ lá rộng nên cần nhổ tận gốc phơi
cho chết hoặc đào hố lấp xuống đất. Công việc chăm sóc
chính là bón phân, xới đất cho tơi, nhổ tỉa chỗ hẹ dày, trồng
dặm chỗ mất cây. Hẹ thường ít bị các loại sâu bệnh phá như
những cây trồng khác. Vì vậy công tác phòng trừ sâu bệnh
hại trên hẹ cũng đơn giản. Trước mỗi lần tưới phân chỉ cần
bón một ít tro bếp quanh gốc hẹ, sau đó hoà phân tưới chỗ
gần gốc, dùng cào nhỏ xới giữa hai hàng hẹ, vun nhẹ vào gốc
làm cho đất tơi xốp, hẹ phát triển nhanh.
Trong trường hợp trồng hẹ để dùng trong nhà, có thể lấy một
vài chậu sành to, cho đất nhiều mùn vào đầy chậu rồi trồng
hẹ lên, khi hẹ mọc tốt cũng chăm sóc như hẹ trồng ở vườn,
tuy nhiên thời gian tưới phân cần nhiều hơn, vì đất trong
chậu ít.
Thu hoạch
Hẹ có thể trồng được quanh năm trong vườn, chậu, thùng gỗ,
nhựa.
Hẹ được trồng vào tháng 10, tháng 11 để có bán vào dịp tết.
Do khả năng tái sinh của hẹ rất dễ dàng nên nếu cần dùng lá,
ta cắt hẹ, chừa lại 2 - 3 cm trên mặt đất, đến chiều tưới nước
đủ ẩm, hôm sau hẹ mọc lá non lên, sau đó lại tưới phân để hẹ
mọc nhanh. Nếu cần nhổ tỉa chỗ cây dày, bó thành bó nhỏ
đem bán.
Để giống bằng củ
Luống hẹ được nhổ tỉa cây để ăn hoặc bán, chừa lại cây khoẻ
mọc đều theo khoảng cách cây cách cây 12 - 15 cm, sau đó
bón thêm lân, tro bếp, bánh dầu, vun nhẹ gốc, tưới nước,
chăm sóc để hẹ có củ to, mập. Nếu có đất rồi, cần trồng hẹ,
có thể nhổ cây, vặt bớt lá đem trồng như đã nói ở trên. Hoặc
chờ hẹ có củ chắc, lá tàn bớt, nhổ cả cây buộc túm, treo trên
dây, phơi trong bóng râm, sau phơi ngoài nắng, rồi đem bảo
quản để trồng vụ sau. Cần kiểm tra củ thường xuyên vì hẹ có
thể bị thối củ trong quá trình bảo quản. Trường hợp phát hiện
có thối củ, cần loại bỏ, đem hẹ phơi ngoài nắng 5 - 6 giờ lại
đem vào bảo quản, chú ý không để thành đống to, nhiệt độ
cao dễ thối.
Để giống bằng hạt
Cũng để câyhẹ tốt lên luống, chăm sóc cho hẹ ra hoa, kết
quả, thu quả về, chà lấy hạt (chỉ chà nhẹ bỏ bớt vỏ ngoài)
phơi khô ở nhiệt độ 35 - 400C, để nguội cho vào chai lọ, đậy
kín để gieo vụ sau. Trong thực tế nhu cầu trong hẹ chỉ có trên
diện tích nhỏ, từ khi trồng đến lúc thu hoạch hạt chiếm nhiều
thời gian nên phương pháp trồng bằng hạt ít được áp dụng.
. chỗ hẹ dày, trồng
dặm chỗ mất cây. Hẹ thường ít bị các loại sâu bệnh phá như
những cây trồng khác. Vì vậy công tác phòng trừ sâu bệnh
hại trên hẹ cũng. phân để hẹ
mọc nhanh. Nếu cần nhổ tỉa chỗ cây dày, bó thành bó nhỏ
đem bán.
Để giống bằng củ
Luống hẹ được nhổ tỉa cây để ăn hoặc bán, chừa lại cây khoẻ