Tại saohọctiếnganh–tạisaophải
hỏi?
Học tiếnganh để làm gì? Đối với nhiều người, tiếnganh là một phương tiện để
kiếm việc làm. Họ họctiếnganh vì xã hội cần họ phải học. Tư tưởng này là đúng
đắn và không ai phàn nàn về điều này cả. Tuy nhiên, mong muốn học tốt tiếnganh
chỉ vì nó là một công cụ tìm việc dường như không đủ để giúp cho người ta có
động lực học tốt nó.
Khi còn đi dạy học, tôi đã nói chuyện với rất nhiều sinh viên và tôi nhận ra rằng
sinh viên đang bị hạn chế trong chính suy nghĩ của họ về tiếng anh. Hàng ngày
họ than phiền với mọi người rằng mình muốn họctiếnganh nhưng không biết bắt
đầu từ đâu? họctiếnganh thật khó vì họ đã quá tuổi (tầm sau khi tốt nghiệp đại
học)… Tôi không đồng ý với việc này vì một người thực sự muốn họctiếnganh sẽ
không nói như thế. Họ hiểu rằng học ngoại ngữ là một quá trình dài và đòi hỏi
người họcphải có kỷ luật, kiên trì, và có động lực. Một khi động lực chỉ là học
tiếng anh cho có, bạn không bao giờ có thể học giỏi tiếnganh được.
Nói đi nói lại tôi muốn nói thẳng vào vấn đề là dạy và họctiếnganh ở Việt Nam
hiện nay là bế tắc. Người dạy (kể cả giáo viên rất giỏi kiến thức) chỉ cố gắng dạy
cho sinh viên kiến thức kỹ thuật hay cái bề ngoài của tiếng anh, chứ không hề giúp
họ yêu thích tiếnganh và biết cách sử dụng những kiến thức đó vào cuộc sống. Đặt
câu hỏi tạisao là cực kỳ quan trọng ở đây. Khi người ta học mà không biết để làm
gì, học chỉ như một cái máy, cố nhồi nhét vào đó một cách thụ động, liệu hiệu quả
sẽ đi đến đâu?
Trên khắp Việt Nam, các trung tâm dạy tiếnganh mọc lên như nấm bởi nhu cầu vô
cùng cao trên thị trường. Có nhiều trung tâm vô cùng làng nhàng nhưng vẫn có thể
sống sót? Vì sao? Vì người học thiếu trách nhiệm. Họ chỉ đăng ký đi học để chứng
tỏ là mình cũng đi họctiếnganh cho bằng bạn bằng bè. Họ đóng tiền xong rồi bỏ
đi một cách không thương tiếc. Hàng năm, có không biết bao nhiêu tiền của đã bị
lãng phí vào việc dạy và họctiếnganh ở Việt Nam liệu có ai tính được?
Quan điểm của tôi đó là, khi họctiếng anh, người ta trước hết phải đặt câu hỏi đó
là họctiếnganh để làm gì. Đối với tôi, tiếnganh không chỉ mang ý nghĩa là một
công cụ để kiếm việc làm. Tiếnganh là một ngôn ngữ quốc tế, và hầu như tin tức
và tài liệu trên thế giới này (từ những quốc gia giỏi nhất như Anh, Mỹ, Canada và
ngày nay là Trung Quốc) đều được in ấn phát hành bằng tiếng anh. Tiếnganh là
công cụ nhanh nhất để bạn tiếp cận với thế giới và trở thành một công dân toàn
cầu.
Ai đó đang đọc những dòng này có thể cười tôi vì đang nói những lời sáo rỗng.
Nhưng tôi muốn họ nghĩ lại một lần nữa về vấn đề này. Hàng ngày lướt qua những
trang báo Việt Nam mà ngày nay phủ đầy tin lá cải, liệu bạn sẽ học hỏi được gì?
Chưa kể rất nhiều thông tin về kinh tế chính trị xã hội thế giới không được (không
nên) được đăng tải ở Việt Nam. Cứ cho là bạn có thể đọc những bài dịch tin từ
người khác, nhưng bạn không thể tìm hiểu thêm hoặc tự tìm đến nguồn chính để
kiểm chứng nếu không biết tiếng anh. Một khi biết tiếnganh bạn có thể tiếp cận vô
số nguồn thông tin, ý tưởng… để phát triển các khả năng khác của mình. Sẽ chẳng
công ty nào lại chê một công dân toàn cầu cả.
Nếu bạn nghĩ chỉ cần biết tiếnganh đủ để giao tiếp mấy câu bình thường hàng
ngày, vượt qua được kỳ thi tuyển vào một công ty nhà nước, một ngân hàng nào đó
rồi sau đó chẳng bao giờ cần dùng lại nó nữa thì tôi cho rằng bạn đang sai lầm và
đang đánh mất cơ hội của chính bản thân mình. Hãy suy nghĩ lại và hãy bắt đầu
xác định động lực thực sự của việc họctiếng anh. Đừng chạy theo trào lưu cũng
đừng để những người không có tâm làm giàu từ chính việc bạn không đặt câu hỏi
tại sao mình nên họctiếng anh.
Chúc các bạn thành công !
.
Tại sao học tiếng anh – tại sao phải
hỏi?
Học tiếng anh để làm gì? Đối với nhiều người, tiếng anh là một phương tiện để
kiếm việc làm. Họ học tiếng. và học tiếng anh ở Việt Nam liệu có ai tính được?
Quan điểm của tôi đó là, khi học tiếng anh, người ta trước hết phải đặt câu hỏi đó
là học tiếng anh