SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP12 THPT
NĂM HỌC 2012 - 2013Môn thi: Lịchsử - Vòng1
(Khóa ngày 11 tháng 10 năm 2012)
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2,5 điểm).
Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt
Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 2 (1,5 điểm).
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã có những quyết định lựa chọn gì? Ý nghĩa của những
quyết định lựa chọn đó?
Câu 3 (2,5 điểm).
Nêu và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược và lực lượng cách mạng được Đảng ta xác
định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.
Câu 4 (2,0 điểm).
Những nhân tố chủ yếu nào đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở
châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ mạnh mẽ
và phát triển thắng lợi?
Câu 5 (1,5 điểm).
Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, khoa học - kĩ thuật nước Mĩ từ năm
1991 đến năm 2000. Các mục tiêu cơ bản trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” dưới thời
Tổng thống B.Clintơn?
Hết
Số báo danh:…………………
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP12 THPT
NĂM HỌC 2012 - 2013
(Khóa thi ngày 11 tháng 10 năm 2012)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔNLỊCHSỬ (vòng 1)
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. TÓM LƯỢC NỘI DUNG VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM
Nội dung Điểm
Câu 1
. Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong
xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
2,5
- Giai cấp địa chủ: Phân hóa thành 3 bộ phận là đại địa chủ, trung địa chủ và
tiểu địa chủ. Đại địa chủ trở thành tay sai của thực dân Pháp. Một bộ phận trung và
tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc, có ý thức chống Pháp và tay sai
- Giai cấp nông dân: Bị đế quốc, phong kiến thống trị; tước đoạt ruộng đất; bị
bần cùng hóa Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và địa chủ
phong kiến rất gay gắt. Họ là lực lượng đông đảo và là động lực của cách mạng.
- Giai cấp tiểu tư sản: Có ý thức dân tộc dân chủ, có tinh thần chống thực dân
Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất nhạy bén với thời
cuộc nên rất hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. Họ
là một lực lượng rất quan trọng của cách mạng.
- Giai cấp tư sản: Phân hóa thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân
tộc. Tư sản mại bản là bộ phận gắn chặt quyền lợi với thực dân Pháp và là đối
tượng của cách mạng. Tư sản dân tộc ít nhiều có ý thức chống đế quốc phong kiến,
họ là lực lượng có khuynh hướng dân tộc dân chủ nhưng cải lương, dễ thỏa hiệp.
- Giai cấp công nhân: Bị thực dân và tư sản bóc lột, có quan hệ gắn bó với
nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước , sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách
mạng vô sản, họ là động lực mạnh mẽ và nhanh chóng vươn lên thành giai cấp lãnh
đạo cách mạng.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã có những quyết định lựa chọn gì? Ý nghĩa
của những quyết định lựa chọn đó?
1,5
- Sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (7 - 1920), Nguyễn Ái Quốc quyết định lựa chọn
con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
Ý nghĩa: Sự kiện này đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu
nước cho dân tộc Việt Nam, giải quyết cuộc khủng hoảng về con đường giải phóng
dân tộc của nhân dân Viêt Nam
- Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp
(25 - 12 - 1920) họp tại thành phố Tua. Người đã đứng về phía đa số đại biểu bỏ
phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Ý nghĩa:
+ Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản, đồng thời là một trong những
người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu sự chuyển biến trong lập
trường của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.
+ Từ đây, Nguyễn Ái Quốc càng tích cực hoạt động và tiếp tục học tập,
nghiên cứu lí luận con đường cách mạng vô sản để truyền bá về Việt Nam.
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 3
. Nêu và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược và lực lượng cách mạng được
Đảng ta xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị
tháng 10 - 1930.
2,5
- Nhiệm vụ chiến lược:
+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư
sản phản cách mạng giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày
+ Nhận xét: Cương lĩnh đã xác định được hai nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng Việt Nam là dân tộc và dân chủ, trong đó đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên
hàng đầu
+ Luận cương chính trị: Đánh đổ phong kiến và đế quốc.
+ Nhận xét: Luận cương đã xác định được hai nhiệm vu cơ bản của cách
mạng Việt Nam nhưng không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng
về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Lực lượng cách mạng:
+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Lực lượng cách mạng là công nhân, nông
dân, tiểu tư sản, trí thức; còn đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi
dụng hoặc trung lập
+ Nhận xét: Cương lĩnh đã thấy rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng
của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Qua đó, phát huy sức mạnh dân
tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù.
+ Luận cương chính trị: Xác định động lực của cách mạng là công nhân và
nông dân.
+ Nhận xét: Đã xác định được động lực chính của cách mạng nhưng chưa
đánh giá đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc, một bộ phận
trung tiểu địa chủ
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4. Những nhân tố chủ yếu nào đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ mạnh mẽ và phát triển thắng lợi?
2,0
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và
khu vực Mĩ Latinh là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn cơ bản và rất căng thẳng. Đặc
biệt là mâu thuẫn dân tộc và giai cấp
- Các lực lượng xã hội như giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp vô sản ngày càng
lớn mạnh. Một số đảng cộng sản, đảng tư sản đã nắm ngọn cờ lãnh đạo phong trào
giải phóng dân tộc ở đây
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi của Liên Xô và các lực
lượng dân chủ, sự thất bại của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt đã tạo
điều kiện cho sự bùng nổ, phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, trở thành chỗ dựa vững chắc cho
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; sự lớn mạnh và phát triển của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, các lực lượng dân chủ, hoà bình đã tác động
trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5
. Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, khoa học - kĩ thuật nước
Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000. Các mục tiêu cơ bản trong chiến lược “Cam kết và
mở rộng” dưới thời Tổng thống B.Clintơn?
1,5
- Kinh tế:
+ Những năm đầu của thập kỉ 90: Kinh tế suy thoái nặng nề.
0,25
+ Từ 1993 kinh tế phục hồi và phát triển trở lại (Năm 2000, GDP là 9.765 tỷ
USD, GDP đầu người là 34.600 USD, tạo ra 25% tổng sản phẩm của toàn thế giới,
chi phối nhiều tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế như WTO, IMF, WB ) Mĩ vẫn là
nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới
- Khoa học - kĩ thuật: tiếp tục phát triển với đội ngũ chuyên gia đông nhất thế
giới
- Mục tiêu cơ bản của chiến lược Cam kết và mở rộng:
+ Bảo đảm an ninh với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao.
+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.
+ Sử dụng khẩu hiệu “dân chủ” như một công cụ can thiệp vào công việc nội
bộ của các nước khác.
0, 25
0,25
0,25
0,25
0,25
II. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI CHẤM
1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung. Thí sinh có thể trình bày
chi tiết nhưng phải đảm bảo tính chính xác và hợp logic Giám khảo căn cứ vào từng mức độ
để cho điểm. Phần trong ngoặc đơn thí sinh không nhất thiết phải trình bày.
2. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm.
HẾT
.
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2 012 - 2 013
Môn thi: Lịch sử - Vòng 1
(Khóa ngày 11 tháng 10 năm 2 012 ) .
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2 012 - 2 013
(Khóa thi ngày 11 tháng 10 năm 2 012 )
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH