Chăm dakhôngàyhè
Làn dakhô ráp không đơn thuần do thiếu nước mà đôi khi do chính sự
vô tình của bạn gây nên. Dakhô sẽ càng tệ hơn trong những ngàyhè
nóng bức, oi ả.
Những kiến thức cơ bản, bổ ích sau đây sẽ giúp bạn “điều trị” làn da
cằn cỗi này.
Vì sao da bị khô?
Hiểu đơn giản dakhô là do hàm lượng chất nhờn và độ ẩm trên da
quá thấp. Dakhô có biểu hiện rất dễ nhận biết như da bị bong vảy,
nứt nẻ, khi chạm tay lên da có cảm giác thô ráp.
“Thủ phạm” nào khiến da khô? Các tuyến nhờn trên da có tác dụng
tiết ra chất nhờn đem lại độ mềm mại cũng như cảm giác mịn màng
cho da. Nhưng nếu tuyến nhờn bị suy giảm chức năng không đảm
nhận tốt vai trò này thì da sẽ bị khô.
Da khô cũng có thể do điều kiện thời tiết như thời điểm hanh khô,
thiếu độ ẩm da dễ bị khô. Hoặc trong những ngàyhè bạn chỉ quen
ngồi ỳ trong phòng điều hòa để tận hưởng cảm giác mát mẻ thì làn
da cũng vì thế phải gánh chịu hệ lụy khôda do điều hòa đã “hút
sạch” độ ẩm trong không khí.
Chế độ ăn uống nghèo nàn thiếu vitamin và khoáng chất là những
thành phần trọng yếu của làn da cũng khiến da bị khô.
Những nhân tố khác như ánh nắng mặt trời, dùng sai mỹ phẩm, rửa
mặt hoặc tắm quá nhiều với xà bông có hoạt tính mạnh cũng có thể
dẫn đến khô da.
Đặc biệt, việc không có ý thức bảo vệ da dưới sự “tấn công” của ánh
nắng mặt trời sẽ càng khiến da dễ bị khô và cháy nắng.
Một số căn bệnh ảnh hưởng đến da như vảy nến, chàm, nấm… cũng
có biểu hiện khiến da bị khô.
“Tưới nước” cho làn dakhô
Uống đủ nước: Là “cứu tinh” của làn da, giúp da không chỉ tươi trẻ
mịn màng mà còn phòng tránh được chứng khô và lão hóa da. Ngoài
nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm nước hoa quả để tăng cường
vitamin cho da.
Bảo vệ da khi ra nắng: Bảo vệ da khi đi nắng và trong cả những ngày
mùa đông để phòng tránh tình trạng da khô, cháy nắng và sạm đen
do tác động xấu của ánh nắng mặt trời. Bên cạnh kem chống nắng,
bạn cũng nên chuẩn bị thêm khẩu trang, mũ rộng vành và áo chống
nắng để “ngụy trang” trước khi ra nắng.
Không rửa mặt quá nhiều: chất nhờn tiết ra trên da khiến bạn có cảm
giác nhớp nháp, khó chịu và cũng là môi trường thuận lợi cho vi
khuẩn hình thành và gây nên mụn trứng cá, tuy nhiên chất nhờn
không hoàn toàn xấu vì nó có khả năng làm mềm da, tạo độ ẩm cho
da. Vì thế, chỉ nên rửa mặt tối đa 2 lần/ngày. Khi độ ẩm trong không
khí quá thấp hoặc ngồi trong phòng điều hòa, bạn hãy dùng máy tạo
ẩm không khí để hạn chế tình trạng da bị khô nẻ.
Ăn uống: Hãy ưu tiên bổ sung tăng cường những loại rau xanh và
trái cây giàu vitamin và vi chất có lợi cho vào trong thực đơn. Nhớ
đừng rập khuôn, hãy ăn đa dạng cả về hương vị, màu sắc.
Chăm sóc da khi ngồi điều hòa: Cần duy trì thói quen uống nước đều
đặn mỗi ngày. Trung bình cơ thể cần khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Để
“kích thích” cơ thể uống nước, bạn nên để trên bàn làm việc một chai
nước lọc hoặc 1 cốc nước lớn để có thể “thưởng thức” thường
xuyên.
Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể dùng thêm nước quả tươi để
tăng cường vitamin cho da, nhưng nên tránh những thức uống khiến
da bị khử nước như đồ uống có cồn, cafein hoặc đồ uống có gas.
Nên sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên cho da, đây cũng là một
cách để “cứu nguy” cho làn dakhô hiệu quả.
Mỗi ngày nên dành thời gian khoảng 2-3 lần vỗ nước lên da sẽ giúp
làn da có cơ hội được “ăn” nước, mang lại hiệu quả làm mềm da và
tránh tình trạng da khô.
Cuối cùng, nên hạn chế tối đa thời gian ngồi hoặc ở trong phòng điều
hòa, ngoài thời gian ở công sở bạn nên dành thời gian thư giãn ở nơi
mát mẻ, nhiều cây xanh. Như vậy làn da sẽ có “cơ hội” được trao đổi
chất và “hít thở” dễ dàng hơn.
Mặt nạ cho da khô: Bằng những nguyên liệu có xuất xứ tự nhiên,
đơn giản, dễ kiếm và rẻ tiền, bạn có thể tự tay điều chế thành những
loại mặt nạ bổ sung dưỡng chất cho da, ngăn ngừa tình trạng “sa
mạc hóa” của làn da.
Cách 1: Trộn 1 lòng đỏ trứng gà với 1 thìa mật ong cùng ½ thìa dầu
oliu và vài giọt nước hoa hồng. Đánh đều hỗn hợp này rồi thoa đều
lên da mặt khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước thường.
Cách 2: Dùng 1 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa nước cam, 1 thìa tinh dầu
oliu, một vài giọt nước hoa hồng và nước cốt chanh. Khuấy thật đều,
dùng bông gòn thấm lên da mặt, có thể cả vùng da cổ, khoảng 15-20
phút và rửa sạch lại bằng nước lạnh.
Cách 4: Nghiền nát nửa trái bơ chín, thêm 1 chút tinh dầu oliu và 1-2
thìa sữa chua tạo thành hỗn hợp bột nhão. Đắp lên da mặt, tránh
vùng mắt, thời gian 10-15 phút, sau đó rửa mặt bằng nước ấm.
Cách 5: Nghiền nát một trái chuối chín, đánh cùng 1 lòng đỏ trứng gà
và 2 thìa sữa chua. Đắp hỗn hợp lên mặt trong vòng 15 phút sau đó
rửa sạch lại bằng nước ấm.
Cách 6: Dùng một trái dưa leo tươi ép lấy nước rồi trộn với 2 thìa
nước cốt chanh. Dùng bông gòn thấm lên da. Loại mặt nạ này vừa
giúp làm mát da, tăng cường độ ẩm lại có khả năng chống nhờn cho
da dầu.
Lưu ý: Trước khi đắp mặt nạ nên rửa sạch da mặt bằng nước và sữa
rửa mặt. Không nên để mặt nạ “lưu giữ” trên da quá lâu, thời gian tối
đa là 20 phút. Cũng không nên đắp mặt nạ nhiều lần trong tuần mà
chỉ 2-3 lần là đủ. Không đắp bất cứ loại mặt nạ nào lên da khi da bị
tổn thương hay có vết thương hở vì dễ gây nhiễm trùng.
.
Chăm da khô ngày hè
Làn da khô ráp không đơn thuần do thiếu nước mà đôi khi do chính sự
vô tình của bạn gây nên. Da khô sẽ càng tệ hơn trong những ngày. trò này thì da sẽ bị khô.
Da khô cũng có thể do điều kiện thời tiết như thời điểm hanh khô,
thiếu độ ẩm da dễ bị khô. Hoặc trong những ngày hè bạn chỉ