Luận văn Kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định khảo sát thực tế công tác KTQTCP tại Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định, phân tích và đánh giá hiện trạng công tác KTQTCP, từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện KTQTCP tại Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định.
Trang 1
NGUYEN THI KIEU TRAM
KE TOAN QUAN TR] CHI PHi TAI CONG TY
CO PHAN VAT TU KY THUAT iG NGHIEP
BINH DINH
LUẬN VAN THAC SI QUAN TR] KINH DOANH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYEN THI KIEU TRAM
KE TOAN QUAN TRI CHI PHi TAI CONG TY CO PHAN VAT TU KY THUAT NONG NGHIEP
BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 60.34.30
LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH
Da Nẵng - Năm 2013
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
“Tác giả luận văn
Trang 4MUC LUC
MO BAU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục để tài 3
6 Tổng quan tải liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG I1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1, TONG QUAN VE KE TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 7
1.1.1 Bản chất của kế toán quản trị chỉ phí 7
1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán quản trị chỉ phí trong doanh nghiệp 8 1.13, Vai trồ của kế toán quản trị chỉ phí trong quản trị doanh nghiệp, 9
1.2, CHI PHi VA CAC CACH PHAN LOAI CHI PHi TRONG DOANH
NGHIỆP l0
1.2.1 Khái niệm về chỉ phí 10
1.2.2 Phân loại chỉ phí "
1.3 NOI DUNG CUA KE TOAN QUAN TRI CHI PHÍ TRONG DOANH
NGHIEP SAN XUAT 17
Trang 5KET LUAN CHUONG 1 35
CHUONG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUAN TRI CHI PHI TAL CONG TY CO PHAN VAT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BÌNH
ĐỊNH 36
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CÓ PHẦN VẶT TƯ KỸ THUẬT NƠNG
NGHIỆP BÌNH ĐỊNH 36
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Vật Tư Kỹ
Thuật Nông Nghiệp Bình Dinh 36
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 3
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 38
2.1.4 Đối thủ cạnh tranh 39
3.1.5 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 40
2.1.6 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 44
2.1.7 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế tốn tại cơng ty 46 2.2 THUC TRANG KE TOAN QUAN TRI CHI PHi TẠI CONG TY CO PHÀN VẶT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BÌNH ĐỊNH 47
2.2.1 Phân loại chỉ phí sản xuất kinh doanh 47 2.2.2 Công tác lập dự toán chỉ phí sản xuất kinh doanh 4
2.2.3 Kế toán chỉ phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm 58
2.2.4 Kiểm soát chỉ phí, phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết
định 65
23 BANH GIA THUC TRANG KE TOAN QUAN TRI CHI PHi TAL CONG TY CO PHAN VAT TU KY THUAT NONG NGHIEP BÌNH ĐỊNH66
2.3.1 Về phân loại chỉ phí 66
Trang 62.3.3 Về công tác lập kế hoạch, dự toán và phân tích chỉ phí cho việc ra
quyết định 67
2.3.4 Về cơng tác kiểm sốt chỉ phí 68
2.3.5 Vẻ tổ chức bộ máy kế toán phục vụ kế toán quản trị chỉ phí 69
24 NGUYÊN NHÂN CUA NHUNG HAN CHẾ TRONG VIỆC THỰC
HIEN KTQT CHI PHi TAI CONG TY CO PHAN VAT TU’ KTNN BÌNH
ĐỊNH 70
2.4.1 Nguyên nhân chủ quan 70
2.4.2 Nguyên nhân khách quan 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 7I
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TOÁN QUAN TR] CHI PHi TAL CONG TY CO PHAN VAT TU KY THUAT
NÔNG NGHIỆP BÌNH ĐỊNH R
3.1 SỰ CÂN THIẾT VÀ YÊU CÂU CỦA VIỆC HOAN THIEN KE TOAN
QUAN TRI CHI PHI TAL CONG TY CO PHAN VAT TƯ KỸ THUẬT
NONG NGHIEP BINH ĐỊNH 72
3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chỉ phí tại Công ty Cổ
phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Dinh n
3.1.2 Yêu cầu của việc hồn thiện kế tốn quản trị chi phi tại Công ty Cổ
phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định 72
3.2 HOAN THIEN KE TOAN QUAN TRI CHI PHi TAI CONG TY CO
PHAN VAT TU'KTNN BINH ĐỊNH 73
3.2.1 Hồn thiện cơng tác phân loại chi phí phục vụ cho yêu cầu quản trị73
Trang 7KET LUẬN CHUONG 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MUC CAC CHU VIET TAT BCTC BHTN BHXH BHYT CPBH CPQLDN CPSX CPSXC CVP DN KPCĐ KQKD KTQT KTTC NCTT NVLTT SXKD TSCĐ TGLD
Báo cáo tài chính
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo yté
Chi phi ban hang,
“Chỉ phí quản lý doanh nghiệp
Chỉ phí sản xuất Chỉ phí sản xuất chung
Chi phi - khối lượng - lợi nhuận
Doanh nghiệp Kinh phí công đoàn
Kết quả kinh doanh Kế toán quản trị Kế toán tài chính Nhân công trực tiếp
"Nguyên vật liệu trực tiếp
Sản xuất kinh doanh
Trang 9
Số hiệu bảng “Tên bảng, Trang
2.1 | Đanh mục sản phim NPK Mat Trot 38
22 _ | Bang cơ cầu thị trường theo Khu vực của công ty, 39 23 | Bang dinh mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất các loại
phân bón MT năm 2012 (Tính cho một tắn phân NPK các
loại) s0
2:4 [Bảng dự toán chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 [ "ST 25 [Bảng tổng hợp dự toán chỉ phí nguyễn vật liệu trực tiếp
năm 2012 52
26 | Bang dinh mic tién Twong nhân công truc tigp nim 2012 [53 2.7 _| Bang du todn chi phi tign long nhan công trực tiếp năm
2012 54
28 _ | Bang dự toán chỉ phí sản xuất chung năm 2012 35 29 [Bảng tổng hợp dự toán chỉ phí sản xuất năm 2012 56 2.10 | Bang dự toán giá thành sản xuất sản phẩm năm 2012 37 2AT_| Bang tong hop chi phi san xuat— Quy 1/2012 s0 2.12 _| Bang tinh hệ số phân bỗ chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp
NPK-MT Quy 11/2012 61
2.13 | Bang tinh gid thinh thanh phim — Quy 1/2012 “ 3.1 [Bảng tổng hop chỉ phí điện sản xuất năm 2012 T8 3-2 [Băng tính giá thành theo phương pháp trực tiếp - Quý
1/2012 76
3-3 [Bãng dự toán chỉ phí sản xuất chung năm 2012 7
Trang 10
[34 [ Bảng dự toán chi phí bán hàng năm 2012 79 3.5 | Bảng dự toán chỉ phí quản lý doanh nghiệp- năm 2012 80
3.6 | Bảng dự toán giá thành sản xuất sản phâm NPK 20-20-15 — năm 2012 82 3.7 | Bảng dự toán chỉ phí linh hoạt sản phâm NPK 20-20-15 -
năm 2012 82
3.8 [ Bảng phân tích biến động chỉ phí nguyên vật liệu trực
tiếp ~ NPK 20-20-15 ~ Quý II/2012 84
3.9 _ | Bảng phân tích biến động chỉ phí nhân công trực tiếp —
Quy 1/2012 86
Trang 11
Số hiệu so db "Tên sơ đồ R Trang
1.1 [Sơ đỗ phân loại chỉ phí theo cách ứng xử chỉ phí 14 12 [Tính giá thành sản xuất sàn phẩm theo phương pháp toàn bộ 23 13 | Tinh giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp trực tiếp 2z 21 | Quy trinh sản xuất phân NPK một hạt hoặc bản thành phẩm 4 22 [Quy trình công nghệ phối trộn phân NPK dang hạt và dạng bột 4
23 [Sơ đỗ cơ cầu tô chức bộ máy quản lý của Công ty +“
2.4 | Sơ đỗ bộ máy kế toán 46
Trang 12MO BAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, Nhà nước chủ trương thực hiện đường
lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng và có sự điều tiết của Nhả nước Do đó nền kinh
tế nước ta đã có những bi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ trên nÏ
lĩnh vực
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng được xem là nền móng chủ đạo của nền kinh tế và nó khơng ngừng đổi mới, hồn thiện
cho phủ hợp với cơ chế thị trường cũng như những thách thức của quá trình
hội nhập kinh tế thế giới Đặc biệt là khi Việt Nam là thành viên của Tổ
chức thương mại WTO, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn, cũng như đang phải đối mặt với một môi
trường cạnh tranh khốc liệt nhất, vì vậy các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị
tốt về mọi mặt
"Trước bồi cảnh kể trên, trách nhiệm của các nhà quản trị doanh nghiệp là
rất nặng nề Các nhà quản trị phải điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sao cho thật hiệu quả, tiết kiệm, tạo được ưu thể cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Muốn vậy, các nhà quản trị phải cần rất nhiều thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phục vụ cho công tác quản lý Kế toán tài chính với chức năng cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng liên quan đã hỗ trợ một phần cho công tác quản lý doanh
nghiệp của các nhà quản trị Tuy nhiên, những thong tin của kế toán tài chính đều mang tính quá khứ, phản ánh những nghiệp vụ kinh tế đã qua, nên không, thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thông tin của các nhà quản trị trong doanh
nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Trang 13KTQT vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ và chưa được chú trọng đúng mức tại các doanh nghiệp, trong khi trên thể giới nó đã được ứng dụng từ khá lâu Đề
theo kịp với tiến độ phát triển của các doanh nghiệp trên thế giới thì việc ứng
dụng KTQT vào công tác quản lý tại các doanh nghiệp Việt Nam là hết sức
cần thiết
Trong KTỌT, công tác quản trị chỉ phí tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có thể cạnh tranh được với các doanh
nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường Công tác KTQT nói chung và Kế
toán quản trị chỉ phí (KTQTCP) nói riêng ở Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật
Nông nghiệp Bình Định đã được triển khai áp dụng trong những năm gần đây,
tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định như sau:
~ Công ty chưa phân loại chỉ phi theo cách ứng xử chỉ phí để phục vụ quản trị chỉ phí
~ Công tác xây dựng định mức, lập dự toán các loại chỉ phí chưa hoàn chỉnh
~ Tổ chức kế toán chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chưa cung cắp thông tin kịp thời cho việc ra các quyết định của nhà quản trị
~ Việc tổ chức phân tích thông tin để phục vụ kiểm soát chỉ phí chưa
được quan tâm
~ Chưa thực hiện việc sử dụng thông tin KTQT phục vụ ra các quyết định
~ Việc tổ chức bô máy kế toán quản trị chưa được quan tâm đúng mức
Từ thực tế đó, Công tác KTQTCP tại Công ty là một yêu cầu cấp thiết nhằm giúp Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tạo thế
đứng vững trên thị trường và đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài * Kế toán cquản trị chỉ phí tại Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định”
Trang 142 Mục tiêu nghiên cứu
~ Về cở sở |ÿ luận: hệ thông hóa những vấn đề lý luận về KTQTCP
trong doanh nghiệp sản xuất
- VỀ thực tế Khảo sát thực tế công tác KTQTCP tại Công ty Cổ phần
Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định, phân tích và đánh giá hiện trạng công tác KTQTCP, từ đó đề ra một số giải pháp hồn thiện KTQTCP tại
Cơng ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
~ Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề
về lý luận KTQTCP, thực trạng KTQTCP và các giải pháp hoàn thiện KTQTCP tại Công ty Cỏ phần Vật tư Kỳ thuật Nông nghiệp Bình Dinh
~ Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cả phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp
Bình Định đăng ký kinh doanh nhiều lĩnh vực nhưng hiện tại công ty chủ yếu
sản xuất phân bón NPK Mặt rời, do đó đề tài sẽ tập trung chủ yếu nghiên cứu
tình hình công tác KTQTCP với sản phẩm phân bón NPK Mặt Trời 4 Phương pháp nghiên cứu
~ Khảo sát thực tẾ với tinh
inh van dụng KTQTCP tại Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định thông qua các báo cáo kết hợp với việc phỏng vấn cán bộ, nhân viên phụ trách kế toán của đơn vị
~ Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến KTQTCP từ đó hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý luận vận dụng vào thực tế tại Công ty
~ Tổng hợp, phân tích và so sánh qua đó để đẻ xuất các giải pháp hoàn thiện KTQTCP tại Công ty
5 BO cục đề tài
Luận văn ngoài phần Mỡ đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:
Trang 15Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác KTQTCP tại Công ty Cổ
phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định 6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Kế toán quản trị được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên tất cả đều thống nhất chung mục đích KTQT là cung cấp thông tin định
lượng tình hình kinh tế - tài chính về hoạt động của doanh nghiệp cho các nhà quản trị ở doanh nghiệp và KTQT là một bộ phân kể toán linh hoạt do doanh
nghiệp xây dựng phủ hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tổ chức quản lý của
doanh nghiệp
oO
chế độ kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp Tuy nhiên, KTQT chỉ mới được đề cập một cách hệ thống vào đầu những năm 1990 trở về đây và trở thành
yêu cầu cấp bách trong xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu những
chính sách
lệt Nam, KTQT cũng đã xuất hiện, phát triển
năm 2000 khi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý để tăng năng
lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh không những ở phạm vỉ thị trường
Việt Nam mà còn mở rộng ra thị trường khu vực, thị trường thé giới VỀ mặt
luật pháp, thuật ngữ KTQT cũng chỉ vừa được ghi nhân chính thức trong Luật
kế toán Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 5 năm 2003
Trong KTQT, công tác KTQTCP tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có thể cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường KTQTCP có chức năng đo lường,
phân tích về tỉnh hình chỉ phí và khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ; phục vụ cho các quyết định quản trị sản xuất, định hướng kinh doanh cho các bộ phận, tổ chức, điều chỉnh tình hình sản xuất theo thị trường; phục vụ tốt hơn quá trình kiểm soát chỉ phí, đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả
Trang 16
năng lực cạnh tranh
Đề nghiên cứu cơ sở lý luận về KTQTCP, tác giá đã tìm hiểu một số sách và giáo trình của những tác giả như: PGS.TS Trương Bá Thanh (2008), Giáo trình kế toán quản trị, NXB Giáo dục, Hà Nội, TS Phan Đức Dũng (2006), Kể toán chỉ phí giá thành, NXB Thông kê, Hà Nội; PGS.TS Pham 'Văn Dược, TS Trần Văn Tùng (201 1), Kể roán quản trí, NXB Lao động, Hà Nội; TS Huỳnh Lợi (2009), Kể đoán chi phí, NXB Giao thông vận tải, Hà
Nội Trong nội dung của các sách và giáo trình này các tác giả đã đẻ cập đến
các nội dung cơ sở lý luận của KTQTCP như chỉ phí và các cách phân biệt chỉ phí, lập dự toán, kế toán chỉ phí và tính giá thành sản phẩm, kiếm soát chỉ phí,
phân tích thông tin phục vụ cho việc ra các quyết định
Bên cạnh đó, tác giả Luận văn cũng đã nghiên cứu một số công trình
nghiên cứu ứng dụng KTQTCP trong các ngành, công ty cụ thể để phục vụ cho việc viết đề tải nghiên cứu của mình như: tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh
(2011) nghiên cứu về “Hoàn thiện kế toán quản trị chỉ phí tại Công ty bia
Huế" — Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, chuyên ngành kế toán, Đại học
Đà Nẵng Trong luận văn này đã nêu lên được cơng tác kế tốn quản trị chỉ
phí tại doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện kế toán quản trị
chỉ phí như: phân loại chỉ phí theo cách ứng xử, lập dự toán linh hoạt, xác
định lại đối tượng hạch toán chỉ phí sản xuất và hoàn thiện phương pháp phân 'bổ chỉ phí sản xuất chung Dù vậy, luận văn này chỉ chủ yếu tập trung vào đặc
trưng của một vải doanh nghiệp bỉa tiêu biểu, chưa thực sự đưa ra những giải
pháp hiệu quả thực sự đối với các doanh nghiệp bia trên địa bàn thành phố
Huế Ngoài ra, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng của tác giả Nguyễn Thanh Trúc (2007) “Nghién cứu kế toán quản trị chỉ phí tại các công ty cà phê nhà nước trên địa ban tink Bitk Lak”
Trang 17
đi vào những đặc trưng của doanh nghiệp cà phê từ đó đưa ra những giải pháp
hoàn thiện đồng thời số lượng doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn
này khá lớn và có quy mô ứng dụng kế toán quản trị khác nhau nên giải pháp đưa ra chưa thực sự phủ hợp Nhìn chung các tác giả đã hệ thống các nội dung
cơ bản của hệ thống KTQTCP vào các ngành, công ty cụ thể cũng như việc kiểm soát đánh giá thực trạng công tác KTQTCP tại từng đơn vị và đề xuất
các giải pháp hoàn thiện nhằm phục vụ cho việc thu thập các thông tỉn liên chỉ phí phục vụ cho mục đích quản trị chỉ phí và kiểm soát chỉ phí
quan
theo các bộ phận một cách kịp thời va chính xác cho lãnh đạo của đơn vị
Tuy nhiên, KTQT còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nên việc triển khai công tác KTQTCP chưa đồng bộ còn mang tính tự phát và kinh
nghiệm Các giải pháp của các tác giả trên nêu ra chủ yếu được rút ra từ
nghiên cứu lý luận, trong điều kiện sự phát triển không ngừng của lý luận và thực tế luôn có sự thay đổi
Mặc dù đà có nhiều cơng trình nghiên cứu, hồn thiện KTQTCP tại một
số công ty, nhưng hiện tại ở Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp
tình hình áp
dụng KTQTCP tại Công ty Vì vậy qua đề tài nghiên cứu này tác giả sẽ hệ
Bình Định vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu
thống hóa cơ sở lý luận về KTQTCP trong doanh nghiệp sản xuất, phân tích thực trạng KTQTCP tại Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình
Trang 18CHUONG 1
CO SO LY LUAN VE KE TOAN QUAN TR] CHI PHI
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 TONG QUAN VE KE TOAN QUAN TR] CHI PHI 1.1.1 Bản chất của kế toán quản trị chỉ phí
Theo Viện kế toán viên quản trị của Mỹ (IMA), kế toán chỉ phí được
định nghĩa là * kỹ thuật hay phương pháp để xác định chỉ phí cho một dự án, một quá trình hoặc một sản phẩm Chỉ phí này được xác định bằng việc do lường trực tiếp, kết chuyển tùy ý, hoặc phân bổ một cách có hệ thống và hợp
4, tr19] Theo định nghĩa này, kế tốn chỉ phí khơng phải là một bộ phận độc lập mà kế toán chỉ phí vừa là một bộ phận của KTTC và vừa là một bội phận của KTQT hay nói cách khác kế toán chỉ phí là phần giao thoa của KTTC và KTQT Nội dung của kế toán ch phí là tập hợp, phân loại, tính giá
theo yêu cầu nhất định của kế toán tài chính Với kế toán tài chính, bộ phận kế
toán chỉ phí có chức năng tính toán, đo lường chỉ phí phát sinh trong tổ chức
theo đúng các nguyên tắc kế tốn để cung cấp thơng tin về giá vốn hàng bán,
các chỉ phí hoạt động trên báo cáo kết quả kinh doanh và giá trị hàng tồn kho
trên bảng cân đối kế toán Với KTQT, bộ phân kể toán chỉ phí có chúc năng đo lường, phân tích về tình hình chỉ phí và khả năng sinh lời của các sản
phẩm, dịch vụ, các hoạt động và các bộ phận của tổ chức nhằm nâng cao hiệu
‘quai va hiệu năng của quá trình hoạt động kinh doanh
Nhu vậy, bộ phận kế toán chi phí trong hệ thống KTQT được gọi là
KTQT chỉ phí KTQT chỉ pt
là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị
nhằm cung cấp thông tin về chỉ phí để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản
Trang 19
lâm sao kiểm soát được các khoản chỉ phí Nhận diện, phân tích các hoạt động
sinh ra chỉ phí là mắu chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó có những quyết
định đúng đắn trong hoạt động SXKD KTQT chi phí cung cấp bao gồm cả
những thông tin quá khứ và thông tin có tính dự báo thông qua việc lập kế
hoạch và dự toán trên cơ sở định mức chỉ phí nhằm kiểm soát chỉ phí thực tế, đồng thời làm căn cứ cho sự lựa chọn quyết định vẻ giá bán sản phẩm, ký kết hợp đồng, tiếp tục sản xuất hay thuê ngoài KTQT chỉ phí nhắn mạnh đến việc dự báo của thông tin và trách nhiệm của các nhà quản trị các cấp nhằm gắn
trách nhiệm của họ với chỉ phí phát sinh qua hệ thống thông tin chỉ phí được
cùng
cho thấy, KTQT chỉ phí mang nặng bản chất của KTQT hơn là kế toán chỉ phí
bởi các trung tâm chỉ phí được hình thành trong đơn vị Điều này
thuần túy và cung cắp các thông tin vẻ chỉ phí nhằm thực hiện các chức năng
quản trị
1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán quản trị chỉ phí trong doanh nghiệp
Vide tổ chức hệ thống thông tin KTQTCP không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán và có thể được thực hiện theo những quy định
nội bộ của doanh nghiệp nhằm tạo lập hệ thống thông tin quản lý thích hợp theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp
'Nhiệm vụ cụ thể của KTQTCP trong doanh nghiệp bao gồm:
~ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về chỉ phí theo phạm vi, nội dung kế
Trang 20định bởi nhu cầu thông tin trong tắt cả các khâu của quá trình tô chức, quản lý: sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành, ra quyết định Kỳ
KTQTCP thường là tháng, quý, năm như kỳ kế toán tài chính, Doanh nghiệp
được quyết định kỳ KTQTCP khác theo yêu cầu của mình
- Kiểm tra, giảm sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán: KTQTCP là phương tiện để ban giám đốc kiểm soát một cách có hi
»u quả chỉ phí nói riêng, và hoạt động của doanh nghiệp nói chung Chính vì vậy, KTQTCP phải biết xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, biết lập dự toán chỉ phí, tiên liệu
kết quả và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, dự toán đã đề ra
~ Cung cắp thông tin theo yêu câu quản trị nội bộ của đơn vị bằng bảo
au
vận dụng các chứng từ kế toán, thiết kế các mẫu báo cáo cần thiết phục vụ
cho KTQTCP của doanh nghiệp Doanh nghiệp được sử dụng mọi thông tin,
nh, đề phối hợp và phục vụ cho KTQTCP
cáo kế toán quản trị chỉ phí: Doanh nghiệp được toàn qu định việc
số liệu của phần kế toán tài
~ Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra
quyết định của ban lãnh dạo doanh nghiệp: KTQTCP phải thụ thập, xử lý, phân tích thông tin trong suốt quá trình từ lúc mua hàng hóa, nguyên liệu; xác định chỉ phí sản xuất và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, từng ngành hoạt động, từng loại dịch vụ Từ đó tập hợp được các dữ kiện cần thiết để
phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh cũng như dự kiến được
phương hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp
1.1.3 Vai trò của kế toán quán trị chỉ phí trong quản trị doanh nghiệp Như nội dung đã trình bày, KTQTCP là một bộ phận của hệ thống kế
toán nhằm cung cấp cho các nhà quản lý thông tin về chỉ phí để giúp nhà quản
lý thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp Các chức năng cơ bản của
Trang 21Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải lập cả kế
hoạch ngắn hạn và dài hạn Từ kế hoạch chung của doanh nghiệp các bộ phận
triển khai thành kế hoạch riêng của bộ phận, đơn vị mình Đề thực hiện vai trò
của mình, KTQTCP tiến hành lập dự toán chỉ phí dé trợ giúp các nhà quản trị
thực hiện chức năng lập kế hoạch Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các mục
tiêu mà kế hoạch đã đẻ ra, KTQTCP cung cấp thông tin cho việc quản lý đến
từng công việc cụ thé: quan lý sản xuất tác nghiệp, quản lý tồn kho, quản lý chỉ
phí KTQTCP còn được coi là công cụ để đánh giá quá trình thực hiện mục
tiêu kế hoạch thông qua việc phân tích các chỉ phí, từ đó có những quyết định hợp lý để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao hơn
KTQTCP giúp thực hiện chức năng kiểm tra của quản lý một cách hiệu quả
thông qua việc thu thập và cung cấp các thông tin chỉ tiết về tình hình thực hiện
kế hoạch, phát hiện các khoản chênh lệch so với kế hoạch và các nguyên nhân
dẫn đến tình hình đó, giúp nhà quản lý nắm bắt hoạt động nào đem lại lợi ích,
hoạt động nào dang duy trì lợi thể cạnh tranh cho doanh nghiệp Có thể nói, KTQTCP còn đóng vai trỏ kiểm sốt tồn bộ các khâu của hoạt động kinh
doanh một cách cụ thể, chỉ tiết và thường xuyên Ngoài ra, trong một số tình
huồng đặc biệt, các thông tin về chỉ phí đóng vai trò vô củng quan trọng trong
việc xác định giá bán sản phẩm, nhất là trong các trường hợp sản xuất theo yêu cầu của khách hàng mà chưa có giá trên thị trường
Trang 22đó Bản chất của chi phi là phải mắt đi để đôi lấy một kết quả, kết quả đó có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng hoặc không có dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ được phục vụ
1.2.2 Phân loại chỉ phí
Các chỉ phí phát sinh là để sử dụng cho những mục đích khác nhau và cách thức sử dụng chỉ phí sẽ ra quyết định cách thức KTQTCP, trong phần
này Luận văn khái quát các cách phân loại chỉ phí cơ bản như sau: 4a Phan loại chỉ phí theo chức năng hoạt động
Phan loại chỉ phí theo chức năng hoạt động là cách phân loại cơ sở, hầu
như phải thực hiện trước khi tiền hành các cách phân loại khác đối với tông chỉ phí nhằm đáp ứng những yêu cầu quản lý khác nhau Theo chức năng hoạt động, chỉ phí được phân thành chỉ phí sản xuất và chỉ phí ngoài sản xuất:
~ Chỉ phí sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động, nguyên liệu và thiết
bị sản xuất để tạo ra sản phẩm, do đó chỉ phí sản xuất bao gồm 3 loại sau: + Chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): là bộ phận cơ bản cấu
tạo nên sản phẩm gọi là vật liệu chính như vải trong doanh nghiệp sản xuất may mặc, sắt thép trong doanh nghiệp sản xuất cơ khí Ngoài ra trong quá trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên liệu có tác dụng phụ, kết hợp với nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm, làm tăng chất lượng sản phẩm, tạo màu sắc, mùi vị gọi là vật liệu phụ Ngoài ra, trong quá trình sản xuất còn
phát sinh những loại nguyên liệu không tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất, không cấu thành nên thực thể sản phẩm, chúng được sử dụng chung
trong phân xưởng Những loại nguyên vật liệu này được gọi là nguyên vật
liệu gián tiếp và vì chúng được sử dụng chung cho quá trình sản xuất nên
được tính là một phần của chỉ phí sản xuất chung
+ Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): là những người công nhân
Trang 23vào quá trình sản xuất, ngoài số công nhân trực tiếp sản xuất còn có một số
lao động khác nhằm phục vụ hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, những lao động này gọi là lao động gián tiếp không thể thiếu được trong quá trình sản xuất và khoản chỉ phí này được coi là một phẩn của chỉ
phí sản xuất chung
+ Chỉ phí sản xuất chung (CPSXC): là những khoản chỉ phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất, ngoài hai loại chỉ phí trực tiếp nói trên Theo đó, chỉ phí sản xuất chung sẽ bao gồm: chỉ phí nguyên vật liệu gián tiếp, chỉ phí nhân
), chi phí khẩu hao TSCĐ, chỉ phí sửa chữa máy móc, thiết bị
~ Chỉ phí ngoài sản xuất là các loại chỉ phí phát sinh ngoài quá trình sản công gián ti
xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Chi phí
ngoài sản xuất được chia thành các loại sau:
+ Chỉ phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chỉ phí vật tư, nhân công và tắt cả các khoản chỉ phí phát sinh ở các bộ phận lãnh đạo, kiếm tra và hành chính Ví dụ: chỉ phí khấu hao trụ sở văn phòng, các thiết bị văn
phòng; tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của Ban Giám đốc, nhân viên các phòng kế hoạch, phòng hành chính, phòng kế toán
+ Chỉ phí bán hàng là những khoản chỉ phí vật tư, nhân công và
cả
những khoản chỉ phí phát sinh trong quá trình xúc tiến bán hảng Chẳng hạn chỉ phí in ấn catologue giới thiệu sản phẩm, tiền lương và hoa hồng của bộ
phân bán hàng
+ Chỉ phí tải chính là những khoản chỉ phí liên quan tới hoạt động tai chính như tiền lãi vay, góp vốn liên doanh
b Phân loại chỉ phí theo nội dung kinh tế
Trang 24ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến chức năng cụ thể, địa điểm phát
sinh Chi phí được phân theo nội dung kinh tế, cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chỉ phí Đồi với công ty sản xuất, toàn bộ chỉ phí phát
sinh trong kỳ đều được chia thành các yếu tổ chi phi cơ bản là: chỉ phí nguyên
vật liệu, chỉ phí công cụ dụng cụ sản xuất, chỉ phí nhiên liệu, chỉ phí nhân công, chỉ phí khấu hao TSCĐ, chỉ phí dịch vụ mua ngoài, chỉ phí bằng tiền
khác
'Việc phân loại chỉ phí thành các yếu tố chỉ phí chủ yếu là phục vụ cho việc quản trị chỉ phí nhằm góp phân kiểm soát được chỉ phí
e Phân loại chỉ phí theo mối quan hộ với báo cáo tài chính
Căn cứ theo mối quan hệ với báo cáo tải chính thì chỉ phi được phân thành hai loại là chỉ phí sản phẩm và chỉ phí thời kỳ
~ Chỉ phí sản phẩm: bao gồm các chỉ phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc mua vào để bán lại Đối với doanh nghiệp sản xuất, chỉ
phí sản phẩm gồm CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC Như vậy, chỉ phí sản
phẩm luôn gắn liền với sản phẩm và chỉ được thu hồi khi sản phẩm tiêu thụ khi chưa tiêu thụ thì chúng được nằm trong sản phẩm tồn kho
~ Chỉ phí thời kỳ: bao gồm những khoản chỉ phí phát sinh trong kỳ hạch
toán và trực tỉ
kỳ không phải là những chỉ phí tạo thành thực thể sản phẩm hay nằm trong
lâm giảm lợi tức trong kỳ mả chúng phát sinh Chỉ phí thời các yếu tổ cấu thành giá vốn của hàng hóa mua vào, mà là những khoản chỉ
phí hoàn toàn biệt lập với quá trình sản xuất sản phẩm hoặc hàng hóa mua
vào Vi vậy, chi phí thời kỳ bao gồm các chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp
44 Phân loại chỉ phí theo cách ting xử chỉ phí
Trang 25co sở đó ra quyết định lựa chọn phương án tối ưu
Khi phân loại chỉ phí theo cách ứng xử chỉ phí thì KTQT chia tổng chỉ phí im 3 loại: định phí, biến phí và chỉ phí hỗn hợp, được thể hiện qua sơ đồ 1 “Tổng chỉ phí Biển phí 4| Chiphíhồnhợp |, Định phí
Biển phí phí | [ Phân tich chi phi Định phí Dinh phi tylệ cấp bậc hỗn hợp bit bude tiyý
‘So dé 1.1 Sơ đồ phân loại chỉ phí theo cách ứng xử chỉ phí
~ Định phí là loại chỉ phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ
hoạt động của doanh nghiệp thay đổi trong phạm vi phủ hợp, bao gồm chỉ phí
thuê nhà, chỉ phí khấu hao TSCĐ, chỉ phí công cụ, dụng cụ Khi xét định phí trên một đơn vị sản phẩm thì tỷ lệ nghịch với khối lượng sản phẩm Theo xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, trình độ kỹ thuật của sản xuất ngày cảng cao sẽ làm cho tỷ trọng của định phí ngày càng tăng lên trong tổng số chi phi Sự thay đổi ty trọng định phí tăng lên làm cho nhà quản lý càng ít lựa
chọn quyết định hàng ngày, bởi vì về nguyên tắc phương án có nhiễn lượng
định phí thường được lựa chọn Định phí chia thành hai loại:
+ Định phí bắt buộc là những chỉ phí liên quan đến việc đầu tư cơ sở hạ
tầng, nhà xưởng, chỉ phí lương bộ phận văn phòng Định phí bắt buộc có đặc
Trang 26
kế hoạch Nhà quản trị thường quyết định số lượng định phí này trong từng kỳ
kinh doanh cho phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp Định phí tùy ý gồm: chỉ phí quảng cáo, đảo tạo, hoạt động nghiên cứu khoản chỉ phí này
có đặc điểm mang tính chất ngắn hạn và trong một số trường hợp có thể cắt
giảm được
~ Biến phí: là loại chỉ phí sẽ tăng, giảm theo sự tăng, giảm của mức độ hoạt động Tổng số biến phí sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại Biến phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường bao gồm: CPNVTT, CPNCTT và một số khoản chỉ phí sản xuất chung như chỉ phí nhân công,
điện, nước Tuy nhiên, nếu tính cho một đơn vị của mức độ hoạt động thì biển phí không thay đổi trong phạm vi phù hợp Xét theo mỗi quan hệ biến phí và mức độ hoạt động thì chia thành biến phí tỷ lệ và bi
+ Biến phí tỷ lệ là những khoản chi phí tỷ lệ trực tiếp với mức độ hoạt động, bao gồm chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp, chỉ phí nhân công trực tiếp
+ Biến phí cấp bậc là những khoản chỉ phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng
~ Chỉ phí hỗn hợp: là loại chỉ phí bao gồm cả định phí và biến phí Loại chỉ phí này xuất hiện khá phổ biến trong thực tế hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp Mức độ hoạt động cơ bản, chỉ phí hỗn
hợp thường thể hiện đặc điểm của định phí, còn với mức hoạt động vượt quá
mức cơ bản nó lại thể hiện đặc điểm của yếu tố biến phí Để lập kế hoạch,
kiểm soát hoạt động kinh doanh và chủ động trong quản lý chỉ phí vấn đề
đặt ra với các nhà quản trị là xác định được thành phần của chỉ phí hỗn hợp, đồng thời phân tích chúng nhằm lượng hóa, tách riêng yếu tố định phí và
biến phí Việc phân tích chỉ phí này được thực hiện bằng một trong ba phương pháp: bình phương bé nhất, phương pháp cực đại ~ cực tiểu, phương,
Trang 27Điều này thể hiện qua một số khía cạnh:
~ Cách phân loại này là tién đề cho công tác xác định định mức chỉ phí
và dự toán chỉ phí cho từng đơn vị sản lượng, từng mặt hàng kinh doanh và
í là đối tượng của công,
từng bộ phân trong don vi Chi phí thuộc loại biến pl
tác định mức chỉ phí cho từng đơn vị sản phẩm, còn định phí là đối tượng của
cơng tắc dự tốn
~ Cách phân loại này thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ phí sản lượng
và kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, thông qua đó nhà quản trị đưa ra
được nhiều quyết định hợp lý thuộc chức năng hoạch định như điều chỉnh cơ cầu mặt hàng kinh doanh, định giá bán
e Các cách phân loại chỉ phí khác nhằm mục đích ra quyết định
Trong quá trình ra quyết định, nhà quản trị còn xem xét một số cách
phân loại chỉ phí khác như:
~ Chỉ phí trực tiếp - chi phi gián tiếp:
+ Chi phí trực tiếp là các khoản chỉ phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các đơn đặt hàng, do vậy có 'thể tính trực tiếp cho từng sản phẩm hay don dat hang
+ Chi phi gin tiép là những khoản chỉ phí phát sinh cho mục đích phục
vụ và quản lý chung, liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ nhiễu loại sản
đơn đặt hàng cần được tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử
phẩm, nhĩ
‘dung chi phi
- Chỉ phí kiểm soát được ~ chỉ phí khơng kiễm sốt được:
Một khoản chỉ phí được xem là chỉ phí có thể kiểm sốt được hoặc khơng kiểm soát được ở một cắp bậc quản lý nào đó tùy vào khả năng cấp,
Trang 28đó hay là không Như vậy, nói đến khía cạnh quản lý chỉ phí bao giờ cũng gắn
liền với một cấp bậc quản lý nào đó có quyền ra quyết định đẻ chỉ phối nó thì
được gọi là chỉ phí kiểm soát được, nếu ngược lại thì gọi là chỉ phí khơng kiểm sốt được
~ Chỉ phí lặn: khoản chỉ phí này nảy sinh khi ta xem xét các chỉ phí gắn
liền với phương án hành động liên quan đến tình huống cần ra quyết định lựa
chọn Ch phí lặn được hiểu là khoản chỉ phí đã bỏ qua trong quá khứ và sẽ
'biểu hiện ở tất cả mọi phương án với giá trị như nhau Hiểu một cách khác chỉ phí lăn là một khoản chỉ phí không thể tránh được cho dù người quản lý quyết
định lựa chọn thực hiện theo phương án nào
~ Chỉ phí chênh lộch: chỉ phí chênh lệch được hiểu là phần giá trị khác nhau của các loại chỉ phí của một phương án so với một phương án khác Chỉ
phí chênh lệch có thể là định phí hoặc biến phí
~ Chỉ phí cơ hội: là những thu nhập tiềm tàng bị mắt đi khi lựa chọn
phương án này thay cho phương án khác Chi ph
cơ hội là một yếu tổ đòi hỏi
luôn phải được tính đến trong mọi quyết định của quản lý Để đảm bảo chất lượng của các quyết định, việc hình dung và dự đoán hết tắt cả các phương án 'hành động có liên quan đến tình huống cần ra quyết định là rất quan trọng
1.3 NOL DUNG CUA KE TOAN QUAN TRI CHI PHi TRONG DOANH NGHIEP SAN XUẤT
1.3.1 Lập dy toán chỉ phí và ý nghĩa cũa dự toán chỉ phí a Xây dựng định mức chỉ phí
* Khái quát về định mức chỉ phí
Định mức chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao
động sống và lao động vật hóa theo tiêu chuẩn để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm ở điều kiện hoạt động nhất định
Trang 29hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì chỉ phí định mức là tiêu chuẩn, cở sở để đánh giá góp phần đưa ra các thông tìn kịp thời cho các nhà quản lý ra
quyết định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời; đồng thời gắn liền trách nhiệm cả
công nhân đối với việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm
Định mức chỉ phí sản xuất được thể hiện tổng quát như sau:
Định mức Dịnh mức lượng, Định mức
chỉ phí sản xuất — — sản xuất * giá
* Xây dựng định mức chỉ phí sản xuất
+ Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: được xây dựng theo từng loại nguyên vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm có thể khái quát như sau:
Định mức Định mức lượng Định mức giá
chỉ phí nguyên pains = nguyên vật liệu trực tiếp ” nguyên vật liệu trực tiếp x
vật liệu trực tiếp
+ Định mức chỉ phí nhân công trực tiếp: được xây dựng theo từng loại nhân công trực tiếp cho toản bộ quy trình sản xuất sản phẩm hoặc từng công đoạn quy trình sản xuất sản phẩm, có thể khái quát như sau:
Định mức Định mức lượng Định mức giá
CPNCTT nhân công trực tiếp Ấ _ nhân công trực tiếp + Định mức chỉ phí sản xuất chung:
ˆ* Định mức biến phí sản xuất chung có thể xây dựng theo từng trưởng hợp:
Nếu biến phí sản xuất chung lớn gồm một số mục đơn giản thì định
Trang 30Nếu biến phí SXC gồm nhiều thành phần chỉ tiết khó có thể tách riêng
từng mục có thể xây dựng định mức bằng một trong hai phương pháp sau: "Tỷ lệ trên chỉ phí trực tiếp như CPNVILTT hoặc CPNCTT
Định mức Định mức lượng, Ty lệ
biến phí sản xuất chung chỉ phí trực tiếp biển phí SXC
Tylebién _— _ Tổng biến phí sản xuất chung tước tính
phi SXC “Tổng chỉ phí trực tiếp ước tính
Tính theo mức độ hoạt động sản xuất sản phẩm:
Định mứcbiến _ Mức độ hoạtđộng cho Don gid bién phi SXC
phi SXC = “méisan phim * mỗidơnvihoạtdông
Đơn giá “Tổng biến phí sản xuất chung ước tính
biến phí SXC' s Mức độ hoạt động bình quân
* Định mức định phí sản xuất chung:
tính định phi trong kỳ và mức độ hoạt động trung bình Quá trình ước tính chỉ phí
sản xuất chung có thể tính theo từng mức độ hoạt động sản xuất sản phẩm
Định mức định phí sản xuất chung được xây dựng theo mức ướ
"hoặc toàn bộ hoạt động trong ky
định phí SXC Mức độ hoạt động bình quân ( giờ công, giờ máy )
5 Lập dự toán chỉ phí
>_ Khái quát về dự toán chỉ phí
'Dự toán chỉ phí sản xuất kinh doanh là việc lập dự kiến chỉ tiết các chỉ
tiêu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng kỳ
Trang 31trong KTQTCP Để sử dụng chỉ phí trong quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần phải lập dự toán chỉ phí sản xuất kinh doanh Trên
cở sở các dự toán chỉ phí, doanh nghiệp có kế hoạch cụ thể trong quá trình sử dụng các nguồn lực có hạn của mình sao cho phù hợp và là cơ sở để đánh giá
hiệu quả chỉ phí của doanh nghiệp
>_ Các dự toán trong dự toán chỉ phí sản xuất kinh doanh
Các doanh nghiệp định kỳ thường tiến hành lập dự toán tổng quát bao gồm tập hợp tắt cả các dự toán chỉ tiết của quá trình hoạt động sản xuất kinh
đoanh tại đơn vi Trong dự toán tổng quát đó một bộ phân không thể thiếu là
dự toán chỉ phí sản xuất kinh doanh bao gồm dự toán chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự tốn chỉ phí nhân cơng trực tiếp, dự toán chỉ phí sản xuất chung,
cdự toán chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp Các dự toán này được tập đựa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong kỹ lập dự toán
+ Dự toán chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp: được tính căn cứ vào định
mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá dự toán nguyên vật liệu
Dự toán Dự toán : Định mức lượng Định mức CPNVLTT = sốlượng NVLSP x giá NVL trực tiếp SPSX Đơn giá nguyên vật liệu do bộ phân mua hàng xác định, vấn đ đặt ra là bộ phân mua hàng cần lựa chọn nhà cung ứng với nguyên liệu có chất lượng tốt và giá cả hợp lý
+ Dự toán chỉ phí nhân công trực tiếp: được tính trên căn cứ vào đơn
giá lương được xây dựng cho từng sản phẩm và sản lượng sản phẩm dự kiến
sản xuất
Dự toán Dự toán số Định mức Định mức đơn
chiphi = lượng x thờigian x giáthờigiawgiờ
Trang 3221
+ Dự toán cải phí sản xuất chung: được lập dựa trên cơ sở định phí sản xuất chung và biển phí sản xuất chung
Dự toán này được tính như sau
Dự toán Dự toán Dự toán
chỉphSXC ` biếnphSXC ` — địhphíiSXC
Trong đó:
Dự toán biển phí _ Dựtoánbiếnphí 'Dự toán sản lượng
sxc © don vi SXC ` sản xuất
Dự toán định phí Định phi SXC "Tỷ lệ tăng (giảm) định phí
SXC ~ thực tế kỳ trước * SXC theo dự kiến
+ Dự toán chỉ phí bản hàng:
Dự toán Dự toán biến phí Dự toán định phí
chi phi bin hang bán hàng * bán hàng
Trong đó:
Dự toán biển phí _ Dự toán biến phí Số lượng tiêu thụ
bánhàng đơnvibánhàng = dự toán
Dự toán định phí _ Đinh phíbánhàng Tỷ lệ tăng (giảm) định phí
bán hàng thực tế kỳ trước bán hàng theo dự kiến
+ Dự tốn chỉ phí quản lơ doanh nghiệp: dự toán này được lập dựa vào
dự toán biến phí, định phí quản lý doanh nghiệp
Dự toán 'Dự toán biến phi + Dự toán định phí
chỉ phí QLDN QLDN QLDN
> Ynghia co ban ctia dy todn chi phi:
Trang 33mục tiêu hoạt động thực tiễn cho nha quan tri, trên cơ sở đó sẽ thực hiện đánh giá, so sánh giữa kết quả thực hiện và dự toán để nhận biết sự biến động các
chỉ tiêu
+ Dự toán là cơ sở để nhà quản lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp, là phương tiện để phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp
và giúp các nhà quản lý biết rõ cách thức các hoạt động trong doanh nghiệp
+ Dự toán là phương thức để các nhà quản lý trao đổi các vấn đẻ liên quan đến mục tiêu, quan điểm và kết quả đạt được Lập dự toán cho phép các nhà quản lý xây dựng và phát triển nhận thức về sự đóng góp của mỗi hoạt động đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp
1.3.2 Xác định giá thành sản xuất sản phẩm
a Xie định giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp toàn bộ
Phương pháp tính giá toàn bộ là phương pháp mà tắt cả các chỉ phí
tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm (chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chỉ phí nhân công trực tiếp và chỉ phí sản xuất chung) đều được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành Cơ sở để tính các chỉ phí này vào giá thành được
chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho và cả chuẩn mực kế toán Việt ‘Nam chắp nhận như là một nguyên tắc khi xác định giá gốc của thành phẩm ở doanh nghiệp sản xuất
Phương pháp tính giá thành toàn bộ
sản phẩm là hệ thống tính giá thành theo công việc (áp dụng phổ biến ở các
Trang 342B
phương pháp này có ich cho nha quản lý trong việc ra các quyết định chiến
lược Thí dụ, về mặt dai hạn giá bản sản phẩm phải bù đắp được cả các chỉ phí biến đổi và chỉ phí cố định để sản xuất sản phẩm Tuy nhiên phương pháp
này không đáp ứng được yêu cầu cho các nhà quản trị trong việc lập các kế
hoạch linh hoạt đáp ứng nhu cầu thông tin về chỉ phí đơn vị trong các tình
huống quy mô sản xuất khác nhau và các quyết định về giá bán sản phẩm với
mức sản lượng khác nhau Tính giá thành sản xuất theo phương pháp toàn bộ
được thé hiện ở sơ đỏ 1.2
Biến phí trực tiếp trong giáthành | „| Tổng
Biến phí sản xuất giá ` Í Biển phí gián tiếp trong giáthành || thành | | Sản sản xuất toàn bộ Định phí trực tiếp trong giá thành _ |+| Định phí gián Giá vốn hàng bán Doanh thụ Chiphihờikỳ | Lãi Kết quả sp
Trang 35Như vậy, khác với phương pháp trên, theo phương pháp tính giá trực
tiếp thì chỉ có những chi phí của quá trình sản xuất mà trực tiếp biến động theo hoạt động sản xuất mới được xem là chi phí sản xuất, bao gồm: chỉ phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chỉ phí nhân công trực tiếp và chỉ phí sản xuất chung khả biến Chỉ phí sản xuất chung bắt biến được coi là chỉ phí thời kỳ và
được tính vào chỉ phí kinh doanh ngay khi phát sinh
Phương pháp chỉ phí trực tiếp sẽ có ích hơn trong việc đánh giá hoạt động của nhà quản lý vì lợi nhuận báo cáo theo phương pháp này phản ánh
đúng đắn hơn thực chất kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Phương pháp nay được sử dụng nhiều trong kế toán quản trị như: định giá bán sản phẩm,
lập dự toán linh hoạt, lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, cơ sở đễ thực hiện cơng tác kiếm sốt, đánh giá tình hình thực hiện chỉ phi, img dụng trong án lượng — lợi nhuận Tinh giá thành sản
phân tích mối quan hệ chỉ phí
xuất theo phương pháp trực tiếp được thể hiện sơ đồ 1.3 án nhí rực tế Giá thành sản phẩm
Biến ph trực tiếp ` Sản phẩm tổn kho
Biến phí gián tiếp sản xuất
Biển phí của | z
5 - hàng bán =
Định phí trực tết Định phí ¬ 3
Dinh phi gidn tiếp Kết quả - äi trên biển | A phí
.Sơ đồ 1.3 Tính giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp trực tiếp 1.3.3 Phân tích biến động chỉ phí phục vụ cho kiểm soát trong
doanh nghiệp
Trang 3635
pháp này là giúp kiểm soát chỉ phí chặt chẽ hơn thông qua việc phân tích nhân
Phân tích biến động chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp [13, tr232-233] Chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chỉ phí nguyên liệu, vật
liệu chính, vật liệu phụ hao phí cho từng quá trình sản xuất Phân tích biến động của CPNVLTT có thể được kiểm soát gắn liền với các nhân tố giá và
lượng có liên quan
~ Biển động nhân tổ giá: sự chênh lệch giữa giá NVLTT thực tế với giá 'NVLTT theo dự toán để sản xuất ra lượng sản phẩm nhất định Nếu tính trên
một đơn vị sản phẩm thì nó phản ánh giá cả của một đơn vị nguyên vật liệu để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đã thay đổi như thể nảo so với dự toán
Ảnh hưởng về Đơn giá Đơn giá Lượng
giáđếnbiến _ | NVLTT NVLIT | | NVLTT
động thực tế dự toán
Ảnh hưởng của biến động giá có thể là âm (-) hay dương (+) Nếu ảnh
hưởng là âm (-) chứng tỏ giá vật liệu thực tế thấp hơn giá vật liệu dự toán đặt
ra Tình hình này được đánh giá là tốt nếu chất lượng vật liệu đảm bảo
Ngược lại, ảnh hưởng dương (+) thể hiện giá vật liệu tăng so với dự toán và
sẽ làm tăng tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp Xét trên phương diện các trung tâm trách nhiệm thì biến động về giá gắn liền với trách nhiệm của bộ phận cung ứng vật liệu Khi kiểm soát biến động về giá, cần quan tâm đến các
nguyên nhân do bi qd
động của giá vật liệu trên thị trường, chỉ phi thu mua, lượng nguyên vật liệu, thuế và cả các phương pháp tính giá nguyên vật liệu (nếu có)
Trang 37Biến động về lượng phản ánh tiêu hao vật chất thay đổi như thể nào va ảnh
hưởng đến tổng chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp ra sao Biến động về lượng
được xác định:
Ảnh hưởng về NVLTT NVLTT Đơn giá
lượngđếnbiến _ | thyeté _ — dựtoán x NVLTT
động NVLTT sử dụng sử dụng dự toán
Biến động về lượng nếu là kết quả dương thể hiện lượng vật liệu sử dụng thực tế nhiều hơn so với dự toán; còn nếu là kết quả âm thể hiện lượng vật liệu sử dụng tiết kiệm so với dự toán Nhân tố lượng sử dụng thường do
nhiều nguyên nhân như trách nhiệm của bộ phận sử dụng vật liệu (phân
xưởng, tổ, đội ) Đó có thể là do khâu tổ chức sản xuất, mức độ hiện đại
của công nghệ, trình độ công nhân trong sản xuất Ngay cả chất lượng nguyên vật liệu mua vào không tốt dẫn đến phế liệu hoặc sản phẩm hong
nhiều làm cho lượng tiêu hao nhiều Khi tìm hiểu nguyên nhân của biến
động về lượng cũng cần xem đến các nguyên nhân khách quan như: thiên
tai, hóa hoạn, mắt điện
5 Phân tích biến động chỉ phí nhân công trực tiếp [13, tr237-238]
Chỉ phí nhân công trực tiếp bao gồm chỉ phí lương và các khoản trích
theo lương tính vào chỉ phí, như kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN
của công nhân trực tiếp vận hành từng quá trình sản xuất Phân tích biến động 'CPNCTT gắn liền với các nhân tổ giá và lượng liên quan
Trang 3827
Ảnh hưởng của Đơn giá Đơn giá “Thời gian lao
giddénbién =| NCTT - NCT | x dongthyeté
động CPNCTT thực tế dự toán sử dụng
Biến động giá thường do các nguyên nhân gắn liền với việc trả công lao
động như chế độ lương, tình hình thị trường cung cầu lao động, chính sách
của nhà nước vv Nếu ảnh hưởng tăng (giảm) giá là thể hiện sự lang phi
hoặc tiết kiệm chỉ phí nhân công trực tiếp thì việc kiểm soát chỉ phí nhân công
còn cho phép ta làm rõ bộ phận chịu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chỉ phí và giá thành Nhân
tốt hay không tốt phải căn cứ vào chất lượng công nhân tức trình độ và năng
giá tăng hay giảm đều được đánh giá là
lực làm việc của công nhân Nếu giá giảm so với dự toán nhưng chất lượng vẫn đảm bảo thì sự biến động đó là tốt và ngược lại
~ Biến động nhân tố lượng: là sự chênh lệch giữa số giờ công lao động trực tiếp thực tế với dự toán để sản xuất ra lượng sản phẩm nhất định Nhân tố
này phản ánh sự thay đổi về số giờ công để sản xuất sản phẩm ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp hay gọi là nhân tố năng suất Ảnh hưởng của nhân tố lượng thể hiện như sau:
Ảnh hưởng Thời gian Thời gian Đơn giá nhân
của TGLĐ “| laođông - lIaođộng | X công trục tiếp
én biến động thực tế dự toán ~-
Nhân tổ thời gian lao động do nhiều nguyên nhân: có thể là do năng
lực, trình độ người lao động, do điều kiện trang thiết bị máy móc, chính sách
lượng của doanh nghiệp Biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến chỉ phí sản xuất có thể do chính quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Trang 39động chỉ phí sản xuất theo các khoản mục và theo nhân tố giá, nhân tổ lượng,
giúp người quản lý phát hiện, xem xét các yếu tố đã gây ra biển động nhằm đưa ra biện pháp đúng đắn và kịp thời để chấn chinh hoặc phát huy các nhân
tố đó theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp
e Phân tích biễn động chỉ phí sản xuất chưng [13, tr.241-243]
Biến động của chỉ phí sản xuất chung là do sự biến động của biến phí sản xuất chung và biến động của định phí sản xuất chung
~ Kiểm soát biển động biến phi SXC:
Biến phí sản xuất chung gồm những chỉ phí gián tiếp liên quan đến
phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất Chỉ phí này thường thay đổi theo sự biến th của mức độ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như: chỉ phí vật tư gián tiếp, tiền lương bộ phận quản lý trả theo sản phẩm gián tiếp, chỉ phí
năng lượng thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất
Biến động của chỉ phí sản xuất chung do nhiều nguyên nhân nhưng về
phương pháp phân tích trong kiểm tra, nó cũng được phân tích thành ảnh
hưởng của nhân tổ giá và nhân tố lượng như đối với chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp và chỉ phí nhân công trực tiếp
Ảnh hưởng của nhân tố giá đến biến phí sản xuất chung thường do sự thay đổi của các mức chỉ phí được xem là biến phí sản xuất chung Các mức
này thay đổi thường do nhiều nguyên nhân như đơn giá vật tư gián tiếp, cũng như các chỉ phí thu mua thay dồi, sự biển động giá cả chung của thị trường,
nhà nước thay đổi mức lương Nếu biển phí sản xuất chung được xây dựng chung cho nhiều yếu tố chi phí theo mức hoạt động thì ảnh hưởng của nhân tố
giá được xác định
Ảnh hướng của Dom git bid Đơn giá Mức độ
Trang 4029
Nếu kết quả tính toán là âm có thể dẫn đến một kết luận thuận lợi liên
‘quan đến công tác quản lý chỉ phí và giảm giá thành tại doanh nghiệp Ngược lại, kết quả dương là ảnh hưởng không tốt, do vậy phải kiểm tra các bộ phận có liên quan như bộ phận thu mua, cung ứng, bộ phận quản lý, v
Ảnh hưởng của lượng (mức độ hoạt động) đến biến động của biển phí
sản xuất chung được xác định:
Ảnh hưởng của Mức độ Mức độ Đơn giá
lượng đến =| hoạđộng - hoạtđộng |x biếnphí
biến phí SXC' thực tế dự toán SXC dự toán Ảnh hưởng của nhân tố lượng có thể do các nguyên nhân, như tình hình thay đổi sản xuất theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, đi:
kiện trang,
thiết bị không phù hợp phải giảm sản lượng sản xuất hoặc dẫn đến năng suất
máy móc thiết bị giảm v.v
~ Kiểm soát biển động định phí SXC:
Định phí sản xuất chung là các khoản chỉ phí phục vụ và quản lý sản
xuất thường không thay đổi theo sự biến thiên của mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp Chẳng hạn: tiền lương bộ phận quản lý phân xưởng trả theo thời gian, chỉ phí bảo hiểm, tiền thuê mặt bằng, khấu hao tài sản cố định v.v
là những chỉ phí không thay đổi theo qui mô sản xuất trong phạm vi hoạt
động Biển động định phí sản xuất chung thường liên quan đến việc thay đổi
cấu trúc sản xuất của doanh nghiệp hoặc do hiệu quả sử dụng năng lực sản
xuất của doanh nghiệp
Kiểm soát định phí sản xuất chung nhằm đánh giá việc sử dụng năng
lực TSCB