Làm saođểkiềmchếcơnnónggiận không
quát trẻ
Thì thầm
Khi bạn thì thầm với bé điều gì, bé cũng sẽ im lặng và tập trung chăm chú
nghe từng lời của bạn như thể đang lắng nghe một bí mật thú vị. Khi bé
hỏi lại, bạn cũng hãy trả lời một cách thì thầm, có thể điều chỉnh giọng nói
mình to lên một chút nhưng tuyệt đối đừng mắng bé ngay khi vừa nói thầm
với bé xong. Việc nghe giọng nói nhỏ nhẹ của bố mẹ cũng sẽ hình thành
cho bé một cách nói chuyện nhẹ nhàng khi lớn lên.
2
Lảng sang việc khác
Có những lúc bạn nhận thấy rằng nếu mình nói ra một câu gì đó với bé thì
chắc hẳn đó sẽ là một câu quát mắng ngay lập tức? Vậy thì hãy lảng đi
bằng cách đi xuống bếp hoặc ra ngoài để kiềmchếcơnnónggiận của
mình nhé. Khi nào bạn cảm thấy đã nguôi ngoai đi một chút thì hãy bình
tĩnh nói chuyện với bé. Kiềm chế sự nónggiận của mình cũng là một cách
để bạn dạy bé cách bình tĩnh trước những vấn đề trong cuộc sống.
Nói thầm thì với bé để tự kiềm chế sự nóng nảy của mình
3
Hạ giọng cuối câu
Nhà ngôn ngữ học Heather Summers khuyên các bậc phụ huynh nên hạ
thấp giọng nói của mình ở cuối mỗi câu để bé có cảm giác yên bình hơn.
Thêm vào đó, sự dịu dàng ấy cũng dễ giúp bé thấm hơn những điều bạn
muốn truyền đạt. Việc bạn cứ cao giọng như chì chiết ở cuối câu chỉ làm
cho bé sợ hãi chứ chẳng hề mang lai hiệu quả như bạn mong muốn đâu.
4
Không nói kiểu ép buộc
Hãy nói với bé những điều bạn muốn bé làm chứ không phải những điều
bạn cấm bé làm. Nếu bạn đưa ra 1 lý do cho sự cấm đoán nào đó, rất có
thể bé sẽ bật lại bằng những lý lẽ của riêng mình. Bạn sẽ phủ nhận ý kiến
của bé? Chắc chắn bé sẽ cảm thấy không được tôn trọng và không chấp
nhận nghe lời bạn đâu.
Những bé bướng bỉnh sẽ tỏ ra chống đối, vậy thì hãy nhắc đi nhắc lại
những điều bạn muốn bé làm ít nhất 3 lần. Môt cuộc nghiên cứu xã hội
học gần đây đã đưa ra kết luận rằng: người ta chỉ thực hiện theo lời của ai
đó khi được nhắc đi nhắc lại 3 lần. Nếu bé vẫn nhất quyết không nghe lời,
hãy tước bỏ một số quyền lợi của bé (như đi chơi công viên với bạn, xem
phim hoạt hình…) đểlàm hình phạt.
5
3 điều cần làm
1. Nhận biết điều bé muốn
2. Nói cho bé biết điều bạn muốn
3. Coi những phản ứng chống đối của bé là một dấu hiệu của phát triển
nhân cách.
6
Hát lên hoặc đếm nhẩm
Nghe có vẻ buồn cười nhưng đúng là việc bạn lẩm nhẩm hát thay vì quát
mắng bé thì cơngiận của bạn sẽ được kiềmchế tốt hơn. Ngoài ra, việc
bạn đếm chậm rãi từ 1 đến 10 cũng giúp sự nóng nảy của bạn vơi đi đáng
kể thay vì đổ hết lên đầu bé.
7
Nhìn vào gương
Một cách làm rất hiệu quả nữa là khi bạn cảm thấy mình chuẩn bị bực dọc,
hãy nhìn vào gương. Thật buồn cười và nhăn nhó đúng không nào? Khi
nhìn vào gương, đối diện với chính mình, bạn sẽ nhận thấy việc nổi giận
với bé thật là vô lý và… đáng thương cho bé biết bao nhiêu!
. Làm sao để kiềm chế cơn nóng giận không
quát trẻ
Thì thầm
Khi bạn thì thầm với bé điều gì, bé cũng. bé. Kiềm chế sự nóng giận của mình cũng là một cách
để bạn dạy bé cách bình tĩnh trước những vấn đề trong cuộc sống.
Nói thầm thì với bé để tự kiềm chế