Giúpbạnchoconănuốngmộtcách
khoa học
Hiện nay, nhiều bà mẹ nhầm tưởng rằng cứ choconăn liên tục, ép conăn thật nhiều
những thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng là tốt cho sức khỏe và sự phát triển của
trẻ. Tuy nhiên, tác dụng đâu thì chưa thấy chỉ thấy con ngày càng gầy, sợ ăn, thậm
chí là… sợ mẹ.
Cố nhồi conăn
Sau 8 năm chạy chữa hiếm muộn cuối cùng niềm vui đã gõ cửa gia đình chị Hòa (Thanh
Xuân, Hà Nội). Cu Bin ra đời trong niềm hạnh phúc khôn tả của gia đình hai bên.
Vì trông chờ mãi mới có một đứa cháu nên ai cũng dành phần chăm cu Bin về phía mình.
Bà nội muốn cho cu Bin ăn thật nhiều cá để cháu thông minh nên ngày nào đi chợ bà
cũng mua mộtcon cá thật to về. Bà ngoại lên thăm cháu thấy vậy thì tỏ ra không hài lòng
lắm. Bà muốn bà nội phải cho cháu ăn nhiều thịt thì mới bổ dưỡng, mới có sức khỏe và
nhanh lớn. Còn chị Hòa cũng muốn chăm con theo cách riêng của mình… Ai cũng cố
giành phần lý về mình nên bầu không khí trong gia đình vô cùng căng thẳng. Thấy tình
hình có vẻ không ổn, anh Khoa chồng chị bèn nảy ra một “ý tưởng” hết sức độc đáo, đó
là kết hợp, đan xen những cái hay, cái phải của cả 3 ý kiến. Vậy là “bản kế hoạch ăn
uống” cho cu Bin được mẹ và các bà lên mộtcách chi tiết.
Thực đơn đưa ra chomột ngày phải đảm bảo đủ 3 cốc sữa to, ngoài ra thức ăn phải đầy
đủ cả thịt, cá, tôm, rau xanh kèm thêm các loại hoa quả tráng miệng. Cứ nửa tiếng, cu Bin
sẽ được choănmột lần. Chẳng có bữa chính mà cũng chẳng có bữa nào là phụ. Mỗi lần
như vậy cu Bin sẽ được “nhồi” hết mức có thể.
Nên choconăn thức ăn phù hợp với độ tuổi.
Ăn nhiều, đáng lẽ cu Bin phải mập mạp, khỏe khoắn nhưng ngược lại bé gầy gò, xanh
xao và thường né tránh, thậm chí khóc lóc khi được ông bà, bố mẹ cho ăn. Cứ đút là bé
nhè ra. Nếu có nuốt thì một lúc sau cũng bị trớ hết. Xót con, chị Hòa lại càng cố ép ăn để
bù lại lượng thức ăn vừa bị ‘tống’ ra ngoài. Chỉ tội cho Bin, chỉ cần nhìn thấy mẹ bê bát
thức ăn ra là cậu đã xanh lét mặt, nước mắt lưng tròng.
Chị Liên (Đống Đa, Hà Nội) thì lại gặp phải vấn đề khác. Chả là chị quan niệm rằng phải
cho conăn thật nhiều thịt, cá, tôm,…thì mới tốt, mới bổ dưỡng. Chính vì vậy, bữa ăn của
bé Tép (con chị) bao giờ cũng phải chế biến sao cho thật nhiều dưỡng chất. Chị rất chịu
khó thay đổi thực đơn để con đỡ ngán. Chẳng hạn sáng ăn cháo cá thì chiều phải thịt bò
hoặc thịt gà, ngoài ra bữa trưa và tối cũng không thể thiếu thức ăn mang tên đạm. Chị
không thích choconăn nhiều rau vì theo chị rau không có dưỡng chất cần thiết mà ăn chỉ
để “no cái bụng”. Chính vì vậy chị thường choconăn hoa quả thay cho rau, uống sữa
thay canh.
Ngoài ra, chị còn thiết lập “kỷ luật thép” ép con phải thực hiện mộtcách nghiêm ngặt,
chính xác. Mỗi ngày bé phải ăn hết ít nhất 2 lạng thịt đùi gà ngon được chế biến khéo léo
thành nhiều món hấp dẫn. Chế độ ănuống đầy chất “động vật” chomột đứa trẻ 2 tuổi
khiến bé lúc nào cũng trong tình trạng ngán ăn, sợ ăn. Thậm chí nhìn thấy mẹ lấy bát, lấy
cốc trong bếp là Tép trốn biệt trong phòng, gọi mãi không ra. Khi bị mẹ ép ăn thì la khóc,
quẫy đạp đầy sợ hãi.
Không ép ăn liên tục như chị Hòa, cũng không theo chế độ thừa chất đạm, chất béo, thiếu
rau xanh như chị Liên, chị Khanh (Gia Lâm, Hà Nội) chăm con theo cách không giống ai.
Chị là nhân viên hành chính văn phòng nên thời gian lang thang trên mạng có nhiều. Chị
thường tham gia các diễn đàn về bà mẹ trẻ, về cách chăm con cái,… Ở đó chị cóp nhặt
được nhiều kiến thức và kinh nghiệm chăm con hay từ các mẹ. Nghe các mẹ mách cho
con ăn cua, ghẹ bổ lắm, chị thực hành ngay. Ngày nào cũng chế biến đủ món từ cua, ghẹ
cho Bống ăn. Hôm rồi đưa Bống đi dạo, thấy con nhà chị Thảo 6 tháng tuổi, bằng Bống
vậy mà trắng trẻo, bụ bẫm hơn nhiều, chị liền lân la bắt chuyện với mẹ bé và hỏi bí quyết.
Nghe chị Thảo bảo ghẹ không tốt cho bé 8 tháng tuổi mà ăn cá mới tốt. Cá giúpcon
thông minh hơn. Vậy là chiều hôm đó chị mua ngay con cá thật to nấu cháo cho Bống ăn.
Chẳng hiểu do cơ địa của Bống không tốt hay do thời tiết mà cứ dăm bữa nửa tháng Bống
lại bị đau bụng, tiêu chảy, người xanh rớt như tàu lá. “Rõ ràng nguyên liệu mua rất đảm
bảo, chế biến sạch sẽ lại không để qua đêm. Sao Bống cứ bị vậy nhỉ?”, chị băn khoăn.
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, Bống giảm đến 3kg. Lo lắng, chị đưa Bống đến bệnh
viện khám thì mới biết Bống bị rối loạn tiêu hóa.
Cho conăn đúng cách
Các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng các bà mẹ nên chú ý chocon
ăn uốngmộtcáchkhoahọc và hãy gạt bỏ quan niệm sai lầm như 3 bà mẹ trên. Sau đây là
một số lưu ý giúpbạn cho conănuống đúng cách:
Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ ngừng ăn khi đã cảm thấy no:
Trẻ biết tự điều chỉnh sự thèm ăn của mình. Trẻ sẽ ăn nhiều nếu trẻ muốn. Chính vì vậy
các mẹ đừng nên quá lo lắng nếu trẻ không ăn quà vặt. Khi trẻ khóc, hãy đỡ trẻ bằng cách
bế trẻ lên, trò chuyện, vui đùa cùng. Chỉ dùng thức ăn để dỗ trẻ khi bạn chắc rằng trẻ
khóc là do đói.
Đừng ép trẻ ăn:
Nên nhớ đừng bao giờ ép trẻ ăn: Khi trẻ lắc đầu hoặc mím môi, đó là lúc nên dừng việc
cho ăn lại. Nếu cứ cố ép trẻ phải ăncho bằng hết chỗ thức ăn hay nước uống mình đã lấy
ra, sẽ hình thành ở trẻ thói quen xấu là ăn khi không đói và phá hỏng cơ chế tự điều chỉnh
của cơ thể. Rất có thể trẻ sẽ béo phì.
Nếu conbạn không ăn mà cứ ngậm thức ăn trong miệng hoặc phun ra, nôn, ọe. Điều đó
có nghĩa là bé đang rất chán ăn. Khi ấy bạn hãy xem lại cáchchoconăn của mình.
Tổng số:
Các mẹ hãy chú trọng đến việc cho trẻ ăn theo nhu cầu calo, không ít và không quá
nhiều. Thông thường một trẻ có trọng lượng 10 kg, nhu cầu calo cơ thể cần là 100 kcal/
ngày. Trong khi đó, trẻ lớn hơn cần 1.000kcal cộng với 100 x tuổi. Theo đó các mẹ có thể
áp dụng công thức để cân đối nhu cầu năng lượng cho cơ thể trẻ. Không nên ép trẻ ăn quá
nhiều sẽ dẫn tới thừa chất gây béo phì hoặc có thể khiến trẻ chán ăn, không muốn ăn,
dẫn tới suy dinh dưỡng.
Loại thực phẩm:
Các mẹ hãy điền vào thực đơn các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ bao gồm cả thực vật, tinh
bột và protein động vật, hoa quả, rau, chất béo và sữa. Để cho trẻ làm quen và thích ứng
với các loại thức ănmộtcách nhanh chóng, trong chế độ ănuống tốt nhất mẹ nên lập các
thực đơn với lượng dinh dưỡng cần thiết tương đương với cơ thể trẻ và thường xuyên
thay đổi để trẻ không nhanh chán ăn. Tùy theo độ tuổi, các mẹ cần tìm hiểu loại thức ăn
thích hợp, bởi đường ruột trẻ còn non nớt nên rất dễ bị rôí loạn tiêu hóa dẫn tới đau
bụng, đi ngoài.
Lịch trình ăn uống:
Trẻ cần được ăn ba bữa chính và hai bữa ăn nhẹ. Hãy tạo lập thói quen choconăn 3 bữa
sáng, trưa, tối. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều bữa trong ngày hoặc thời gian giữa các
bữa ăncách nhau quá ngắn. Hãy để cơ thể trẻ hấp thu dưỡng chất từ lượng thức ăn mới
nạp vào và cũng để trẻ có thời gian “bị đói” và thèm ăn. Các mẹ hãy tập cho trẻ ănuống
cùng với gia đình để qua đó trẻ có thể quan sát và tìm hiểu cáchănuống tốt, tạo thói quen
ăn uống lành mạnh, bền vững.
Tập thói quen ghi nhật ký bữa ăn của trẻ:
nếu các mẹ lo lắng trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít, hãy viết nhật ký bữa ăn hằng ngày của
bé. Trong nhật ký cần trình bày rõ cách chế biến, khối lượng thức ăn, nước uống mà mình
đã chuẩn bị cho trẻ và lượng thức ăn, nước uống mà trẻ đã tiêu thụ. Ngoài ra các mẹ có
thể ghi chú rõ về những biểu hiện của con, chẳng hạn như ăn nhiều, ăn ít, ăn hết hay
không,… Theo dõi một thời gian nếu thấy bất ổn hãy mang đến hỏi ý kiến và xin lời
khuyên từ bác sĩ.
. Giúp bạn cho con ăn uống một cách
khoa học
Hiện nay, nhiều bà mẹ nhầm tưởng rằng cứ cho con ăn liên tục, ép con ăn thật nhiều
những thức ăn có. đây là
một số lưu ý giúp bạn cho con ăn uống đúng cách:
Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ ngừng ăn khi đã cảm thấy no:
Trẻ biết tự điều chỉnh sự thèm ăn của mình.