Thóiquenđơngiản giúp trẻhọctốthơn
“Mẹ, cho con ngủ thêm chút nữa thôi…”
Đó hẳn là lời bạn hay phải nghe nhiều nhất khi gọi con dậy. Chúng ta
thường “ngó lơ” và bắt con trẻ dậy sớm như mình để cho chúng hình
thành thóiquen tốt, mà quên mất rằng cơ thể của các con có nhu cầu
khác người trưởng thành.
Có một sự thật mà các ông bố bà mẹ nên biết, đó là, trong cơ thể con trẻ,
đặc biệt là các “teen” nhà ta, có một loại hormone khiến cho chúng không
buồn ngủ khi đêm khuya. Chúng thường ngủ trễhơn người lớn và các em
bé nhỏ hơn. Khi bắt chúng dậy sớm như các thành viên khác, thì có nghĩa
vô tình các mẹ “tước đoạt” đi giờ ngủ của con và chúng sẽ bị thiếu ngủ. Đó
là lý do có khoảng 20% học sinh không chịu được cơn buồn ngủ nên
thường ngủ gật trong lớp.
Tuy nhiên, việc ngủ gật trong lớp không phải điều tồi tệ nhất. Hãy thử nghĩ
lại xem thiếu ngủ liên tục khiến người lớn gặp phải vấn đề gì: giảm trí nhớ,
đột quỵ, trầm cảm, loãng xương, tiểu đường, ung thư, béo phì, tăng nguy
cơ tử vong sớm… Vậy thì những biểu hiện này hoàn toàn có thể tác động
lên trẻ em như thế.
“Thiếu ngủ khiến cho nhiều em có những rối loạn về hành vi, khả năng
nhận thức, học hỏi, tập trung trong lớp học.” Thiếu ngủ dù chỉ một giờ mỗi
đêm nhưng liên tục đều ảnh hưởng lên sự học hỏi của các em. Ông cũng
cho biết không có sự bù trừ qua lại, bổ sung cho thiếu ngủ trong tuần với
ngủ thêm vào cuối tuần, như nhiều người tin tưởng.
Người ta đã thử nghiệm bằng cách lùi giờ học ở một số trường và thấy sự
tiến triển đáng ngạc nhiên. Một trường ở Anh báo cáo rằng tỷ lệ học sinh
vắng mặt, cúp học giảm tới 27%. Trong khi một trường tại Toronto,
Canada thì thông báo tỷ lệ rớt môn toán giảm tử 45% xuống 17%. Không
những thế, những em được đến trường trễhơn thì ít buồn bã hơn và “dễ
bảo” hơn, theo lời cha mẹ các em.
Vì vậy, hãy lắng nghe con trẻ, thóiquen dậy trễ chưa hẳn đã xấu, nhất là
nhờ thế mà con học tập tốt hơn.
Mở cửa ra cho nắng sớm vào phòng
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa với số giờ nắng cao, hãy
tận dụng nó. Đừng lúc nào cũng bật máy lạnh để con “thoải mái” thoát khỏi
cái nóng, cái nắng. Các thử nghiệm đã cho ra kết quả như sau: Những em
học trong phòng có cửa sổ lớn làm toán nhanh hơn 15%, đọc nhanh hơn
23% so với các em học trong phòng có cửa sổ nhỏ hơn. Kết luận được
đưa ra là, đối với con trẻ, việc mở cửa sổ ra có kết quả hơn là ngồi cầm
cuốn sách và cắm đầu vào học trong phòng máy lạnh, chỉ có ánh điện.
Thêm nữa, ánh mặt trời, không chỉ có tác dụng quan trọng trong quang
hợp, giữ ấm và khiến Trái Đất thành nơi ở thể sống. Nó còn khiến tâm
trạng các con phấn khởi hơn, cải thiện thị lực và ức chế các chất không có
lợi cho giấc ngủ. Chính bởi vậy, việc lo lắng con cái bị mất tập trung, bị
xao lãng nên cho chúng vào “hộp kín” vô tình khiến cho các em bị “cớm
nắng”, ảnh hưởng đến sự tư duy và sự phát triển trí não. Do vậy, thói
quen mở cửa sổ đón nắng là cần thiết để con vừa gần gũi thiên nhiên, đầu
óc cũng lanh lẹ hơn.
Cùng con đi bộ mỗi ngày
Có nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu học sinh được đi bộ trước kỳ kiểm tra 20
phút, sẽ có điểm số cao hơn và cải thiện 5 – 10% nhận thức. Do vậy, thay
vì bắt con học từ sáng đến đêm, hết lớp học chính đến các lớp học thêm,
hãy dành thờigian để cho con được đi bộ mỗi ngày.
Như vậy không những khiến con trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ
(những đứa chăm đi bộ, chạy bộ ít bị béo phì lắm), thì còn khiến đồi hải
mã – một bộ phận trong não chịu trách nhiệm về trí nhớ - lớn hơn, con sẽ
nhớ lâu hơn.
Ngoài ra, việc đi bộ với quần áo thoải mái, giày thoải mái thay vì đóng
khung, lúc nào cũng nghiêm chỉnh như khi ở trường, khiến cho phần điều
khiển chức năng trong não của các con hoạt động tốt hơn. Đây không phải
phần trong não khiến chúng có thể nghe điện thoại hay làm powerpoint mà
nó điểu khiển khả năng tập trung, các con sẽ xây dựng chiến thuật và
quản lý thờigiantốt như thế nào - những điều cần cho con khi học tập hay
làm bất cứ việc gì khác sau này.
. Thói quen đơn giản giúp trẻ học tốt hơn
“Mẹ, cho con ngủ thêm chút nữa thôi…”
Đó hẳn là lời. những em được đến trường trễ hơn thì ít buồn bã hơn và “dễ
bảo” hơn, theo lời cha mẹ các em.
Vì vậy, hãy lắng nghe con trẻ, thói quen dậy trễ chưa hẳn đã