1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm doc

18 2,2K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Dùng cho nghề QLVH đường dây trạm - tập 1 Câu hỏi 1: Giải thích tại sao bộ điều chỉnh điện áp của máy biến áp lại đặt phía cuộn dây sơ cấp mà không đặt phía cuộn dây thứ cấp? Trả lời: Máy biến áp thường có một cuộn dây sơ cấp có một hoặc hai cuộn dây thứ cấp. Khi đặt điện áp U 1 vào cuộn dây sơ cấp thì trong cuộn dây này sẽ có dòng điện I 1 chạy qua trên cuộn dây thứ cấp xuất hiện điện áp U 2 . Khi có phụ tải đấu vào cuộn dây thứ cấp thì trong cuộn dây thứ cấp sẽ có dòng điện I 2 chạy qua. Độ lớn của dòng điện sơ cấp thứ cấp tăng giảm theo phụ tải. Quan hệ giữa số vòng dây sơ cấp W1 số vòng dây thứ cấp W2 với dòng điện I, điện áp U của máy biến áp tuân theo quy luật sau: W - vòng W 1 U 1 ~ I 2 ~ I - Ampe = = U - Von W 2 U 2 ~ I 1 ~ Số vòng dây tỉ lệ thuận với điện áp tỉ lệ nghịch với dòng điện. Do bán kính cung cấp điện lớn trên đường dây có nhiều phụ tải công suất tiêu thụ điện của các phụ tải trong một ngày thường dao động gây ra sự dao động điện áp ở cuối nguồn. Máy biến áp lực thường có bộ điều chỉnh điện áp đặt ở phía cuộn dây sơ cấp để: + Trực tiếp điều chỉnh số vòng dây của cuộn dây sơ cấp cho phù hợp điện áp đầu nguồn, giữ được điện áp phía đầu ra của máy biến áp đạt định mức. + Hạn chế được quá điện áp máy biến áp. + Giảm được tổn thất điện năng cho lưới điện. Vì dòng điện đi qua cuộn dây sơ cấp nhỏ nên dòng điện đi qua tiếp điểm của bộ ĐCĐA cũng nhỏ do đó các kích thước của tiếp điểm bộ ĐCĐA cũng giảm đi dễ chế tạo, hạ được giá thành. Vì bộ điều chỉnh điện áp được chế tạo theo kiểu phân nấc nên chỉ có khả năng điều chỉnh điện áp đầu ra của máy biến áp gần bằng định mức.  Các máy biến áp 3 pha thông dụng không có yêu cầu ổn định điện áp nên thường hay dùng bộ điều chỉnh điện áp 3 pha kiểu đơn giản có từ 3 đến 5 đầu phân nấc, không cho phép điều chỉnh điện áp khi máy biến áp vận hành mang tải. Mỗi khi thay đổi đầu phân nấc điều chỉnh điện áp phải cắt điện toàn bộ máy biến áp, sau đó phải đo điện trở tiếp xúc rồi mới được phép đóng điện.  Tất cả các máy biến áp có yêu cầu ổn định điện áp đều phải lắp bộ điều chỉnh điện áp dưới tải. Bộ ĐCĐA có cấu tạo đặc biệt cho phép điều chỉnh được điện áp của máy biến áp ngay cả khi máy biến áp đang mang tải. Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải 3 pha thường được chế tạo 19 nấc. Câu hỏi 4: Có bao nhiêu dạng sự cố cơ bản trong hệ thống? Vẽ sơ đồ giải thích? Trả lời : Có 5 dạng sự cố cơ bản trong hệ thống điện 3 pha 1. Ngắn mạch 3 pha: ( thường kèm theo chạm đất ) 2. Ngắn mạch 2 pha: không chạm đất 3. Ngắn mạch 2 pha: chạm đất 4. Ngắn mạch 1 pha: chạm đất 5. Ngắn mạch chạm đất tại hai điểm khác nhau trên một đường dây: Những nguyên nhân gây ra sự cố ngắn mạch trong hệ thống điện: 1- Nguyên nhân khách quan: Do sét đánh vào hệ thống điện với cường độ lớn, điện áp cao, các thiết bị chống sét làm việc không hiệu quả. 2- Nguyên nhân chủ quan : Hầu hết các sự cố chủ quan đều do con người gây ra: - Do trình độ kỹ thuật non yếu. - Do xử dụng các thiết bị cũ, làm việc kém hiệu quả. - Do không thực hiện đúng quy trình vận hành duy tu bảo dưỡng thiết bị. - Do mang tải không đúng quy định cho phép. - Do phá hoại (đào phải đường cáp, ném chất cháy vào thiết bị làm ngắn mạch ) Các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn hạn chế suất sự cố: Một hệ thống điện coi là có tính an toàn, chất lượng tốt đó là hệ thống điện có suất sự cố thấp nhất, thời gian sự cố nhỏ nhất. Để đảm bảo được yêu cầu nói trên hệ thống điện cần phải có: - Hệ số dự phòng cao (thiết bị có cấp cách điện dòng điện cho phép cao hơn định mức nhiều lần) - Có phương thức vận hành hợp lý. - Không để xảy ra quá tải hệ thống điện, quá tải máy biến áp. - Cần phải có nhiều nguồn điện dự phòng. Câu hỏi 7: Trong trạm biến áp phân phối hạ thế công tơ điện đặt ở phía trước và sau máy biến áp có gì khác nhau? Trả lời: Trong trạm biến áp công tơ điện được đặt ở phía trước hoặc phía sau máy biến thế đều làm nhiệm vụ đo đếm điện năng. Có một số điểm khác nhau:  Công tơ điện đặt phía cao thế là công tơ đo đếm điện năng ở phía trước máy biến thế, để làm việc được công tơ sẽ phải đấu qua máy biến điện áp máy biến dòng điện cao thế. + Treo công tơ điện phía cao thế sẽ đo đếm được toàn bộ điện năng tiêu thụ của trạm biến áp. + Trong trạm biến áp 110kV phía cao áp phía trung áp đều lắp TU TI nên công tơ điện thường được đặt ở phía 110kV ở tất cả các lộ ra phía trung áp, bằng cách này người ta sẽ đo được điện tiêu thụ của trạm biến áp ở các lộ ra. + Treo công tơ phía cao thế phải lắp thêm máy biến điện áp máy biến dòng điện cao thế nên có giá thành xây dựng tăng.  Công tơ điện đặt phía hạ thế là công tơ đo đếm điện năng ở phía sau máy biến áp. + Trạm biến áp phân phối có dung lượng nhỏ nên công tơ điện đặt phía hạ thế. + Vì MBD lắp sau máy biến áp lực nên sẽ không đo đếm được tổn thất điện năng trong nội bộ máy biến áp tổn thất điện năng trên các đoạn đường dây từ máy biến áp đến công tơ. + Với những trạm biến áp phân phối hạ áp người ta thường chỉ đặt TI hạ thế để giảm giá thành xây dựng. + Khi đặt công tơ điện phía hạ thế, người ta thường phải đưa thêm vào hệ số quy đổi để tính toán giá thành tiêu thụ điện. Cách làm này sẽ gây ra sai lệch kết quả đo đếm. Sơ đồ đấu dây công tơ điện Sơ đồ đấu dây Công tơ điện đặt ở phía cao thế có TU TI đặt ở phía hạ thế 380/220V chỉ có TI Câu hỏi 12: Hệ thống điện gồm mấy phần tử? Nhiệm vụ của các phần tử trong hệ thống điện? Nêu các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hệ thống điện? Trả lời: Hệ thống điện bao gồm 3 phần tử : 1- Nguồn điện: Nhà máy phát điện, làm nhiệm vụ sản sinh ra năng lượng điện 2- Lưới điện: Bao gồm đường dây tải điện các trạm biến áp. 3- Phụ tải: Là các thiết bị tiêu thụ điện năng. Có 2 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hệ thống điện: 1- Tần số (f ) : Luôn ổn định ở tần số 50Hz. 2- Điện áp (U ): Luôn đảm bảo ở chế độ điện áp định mức U = U đm . Một hệ thống điện có chất lượng tốt phải luôn đảm bảo được hai chỉ tiêu trên. Câu hỏi 18: Tổn thất điện áp là gì? Nêu các giải pháp làm giảm tổn thất điện áp? Trả lời: Tổn thất điện áp là lượng điện áp bị mất đi trên đường dây trong quá trình chuyên tải, tổn thất điện áp gây ra sụt điện áp trên đường dây tải điện. U = U 1 – U 2 Tổn thất điện áp là một chỉ tiêu quan trọng của lưới điện: U U% =  5% U 1 Nếu tổn thất điện áp lớn sẽ làm cho các thiết bị dùng điện không hoạt động được, giảm năng suất của hiệu suất thiết bị dùng điện, gây ra tổn thất điện năng trên đường dây tải điện. Các giải pháp làm gi 1- Phải làm giảm điện trở R điện kháng X của đường dây bằng cách : + Có bán kính cung cấp điện hợp lý. + Chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ, có tính dẫn điện tốt. + Tăng cường tiết diện dây dẫn, có hệ sô dự phòng cao. + Hạn chế tối đa các mối nối, các mối nối phải có R tiếp xúc nhỏ nhất 2 - Phải lựa chọn cấp điện áp lưới điện phù hợp với công suất chuyên tải bán kính cung cấp điện, điều chỉnh điện áp đầu nguồn luôn đạt điện áp định mức. 3 - Đặt thiết bị bù công suất vô công cho thiết bị điện. Câu hỏi 19: Hãy giải thích ý nghĩa của tổ đấu dây máy biến áp? Tại sao khi hòa song song các máy biến áp bắt buộc phải có cùng chung một tổ đấu dây? Trả lời: Các cuộn dây của máy biến áp 3 pha thường có một trong ba cách đấu dây sau: + Y (sao) +  (tam giác) + Z (zích zắc) loại này ít dùng. Tùy theo thiết kế các cuộn dây sơ cấp thứ cấp MBA thường có một chiều quấn dây một một kiểu đấu dây nhất định. Khi vận hành sẽ xuất hiện góc lệch pha giữa điện áp phía cao thế hạ thế. Góc lệch pha điện áp phụ thuộc vào cách đấu dây của các cuộn dây tạo ra tổ đấu dây như: Y/- 5, Y/-11, Y/Yo - 6, Y/Yo - 12.  Quy ước đặt tên tổ đấu dây như sau: Dùng kim đồng hồ thời gian để làm mẫu so sánh. Quy ước: + Nếu trên mặt đồng hồ có 12 vạch chia thì khoảng chia của mỗi vạch là 30 o . + Quy ước véc tơ điện áp sơ cấp U1 tương ứng với kim dài của đồng hồ ở vị trí 12 giờ. + Quy ước véc tơ điện áp thứ cấp U2 tương ứng với kim ngắn của đồng hồ, kim ngắn nằm ở vị trí tương ứng với góc lệch pha của điện áp thứ cấp U2 với điện áp sơ cấp U1 là 30 0 , 60 0 360 0 . + Một vòng tròn có 360 0 . Nếu lấy 360 0 chia cho 30 0 ta sẽ có 12 vạch, tên tổ đấu dây của máy biến áp sẽ lấy lần lượt từ 1 đến 12. giangdt - Hỏi đáp qlvh điện 33  Quy ước đặt tên tổ đấu dây như sau: Dùng kim đồng hồ thời gian để làm mẫu so sánh. Quy ước: + Nếu trên mặt đồng hồ có 12 vạch chia thì khoảng chia của mỗi vạch là 30 o . + Quy ước véc tơ điện áp sơ cấp U1 tương ứng với kim dài của đồng hồ ở vị trí 12 giờ. + Quy ước véc tơ điện áp thứ cấp U2 tương ứng với kim ngắn của đồng hồ, kim ngắn nằm ở vị trí tương ứng với góc lệch pha của điện áp thứ cấp U2 với điện áp sơ cấp U1 là 30 0 , 60 0 360 0 . + Một vòng tròn có 360 0 . Nếu lấy 360 0 chia cho 30 0 ta sẽ có 12 vạch, tên tổ đấu dây của máy biến áp sẽ lấy lần lượt từ 1 đến 12.  Thí dụ: Tổ đấu dây Y/Yo -12 Nếu cuộn dây sơ cấp và thứ cấp cùng đấu sao có trung điểm cuộn thứ cấp nối đất (0) có cùng chiều quấn dây, Khi vận hành sẽ xuất hiện góc lệch pha của điện áp phía sơ cấp thứ cấp là 360 0 , lấy 360 0 chia cho 30 0 được 12 Tổ đấu dây Y/ Y0- 12 Nếu cuộn dây sơ cấp thứ cấp cùng đấu sao, trung điểm cuộn dây thứ cấp nối đất (0) nhưng có chiều quấn dây ngược nhau khi vận hành sẽ xuất hiện góc lệch pha của điện áp phía sơ cấp thứ cấp là 180 0 , lấy 180 0 chia cho 30 0 được 6 ta có tổ đấu dây Y/Yo- 6. Tổ đấu dây là một tiêu chuẩn quan trọng dùng cho hòa song song các MBA nếu hoà hai máy biến áp khác tổ đấu dây sẽ xuất hiện sự lệch pha điện áp tại đầu cực máy biến áp dẫn đến sự cố ngắn mạch. Trước khi hoà song song 2 máy biến áp phải kiểm tra lại tổ đấu dây thực tế bằng cách đo điện áp giữa 2 đầu cực của 2 máy biến áp. Điện áp đo được là: Ua1- a2 = 0 Ub1- b2 = 0 Uc1- c2 = 0 MỘT SỐ TỔ ĐẤU DÂY THÔNG DỤNG CỦA MÁY BIẾN ÁP LỰC Y/ Y0 Tổ đấu dây sơ đồ cuộn dây cao áp sơ đồ cuộn dây hạ áp Biểu đồ véc tơ Y/ Y6 Nhóm nối dây khác 4; 8 10; 2 / 0 4; 8 / 6 Y/ 11 Y/ 5 10; 2 3; 7 9; 1 Câu hỏi 20: Nêu các tiêu chuẩn hòa song song hai máy biến áp? Giải thích vì sao máy biến áp có cùng dung lượng, cùng cấp điện áp U K % lại không hoàn toàn giống nhau? Trả lời: Các tiêu chuẩn hòa song song hai máy biến áp là: - phải có công suất tương đương, không chênh lệch nhau quá 3 lần. - Phải có cùng cấp điện áp. - Phải có cùng tỉ số biến (K U1 = K U1 ) - Phải có cùng cực tính (còn gọi là thứ tự pha) - Phải có cùng Điện áp ngắn mạch tính theo phần trăm U K % hoặc U N % - Phải có cùng tổ đấu dây. - Ở cấp điện áp 380/220V còn thêm yêu cầu: Dây trung tính 2 MBA nối chung. Tuy rằng các MBA có cùng dung lượng, cùng cấp điện áp nhưng có thể vật liệu chế tạo không hoàn toàn giống nhau, dây quấn không cùng tiết diện, số vòng dây không bằng nhau, các bối dây quấn chặt hoặc quấn lỏng, khoảng cách các vòng dây không đều nhau.vv sẽ làm cho U K % không hoàn toàn giống nhau. Câu hỏi 21: Phân biệt : - Điện năng hữu công điện năng vô công - Công suất hữu công công suất vô công - Điện năng tiêu thụ tổn thất điện năng Trả lời: Điện năng hữu công: Là điện năng được chuyển hóa thành công hữu ích dưới dạng cơ năng, nhiệt năng, hóa năng tính trong một khoảng thời gian A P = P . t [kWh] Điện năng vô công: Là điện năng được chuyển hóa thành công vô ích tồn tại trong từ trường và điện trường (cuộn dây điện từ, tụ điện ) tính trong một khoảng thời gian A Q = Q . t [kVArh] Công suất hữu công: Là công suất tiêu thụ được biến thành công suất tác dụng dưới dạng cơ năng, nhiệt năng, hóa năng, quang năng Công suất hữu công được xác định tại 1 thời điểm. P = S.cos [kW] Công suất vô công: Là công suất tiêu thụ điện được chuyển hóa dưới dạng điện trường từ trường. Công suất vô công được xác định tại 1 thời điểm. Q = S.sin [kVAr] Điện năng tiêu thụ: Điện năng tiêu thụ là lượng điện năng mà phụ tải đã tiêu thụ tính trong một khoảng thời gian. A = Pt + jQt [kwh] Tổn thất điện năng: Tổn thất điện năng là năng lượng điện bị mất mát trên hệ thống điện trong quá trình vận hành tính trong một khoảng thời gian.  A = Pt [kwh] Câu hỏi 22: Hãy giải thích vì sao lư của máy biến áp bắt buộc phải đấu theo sơ đồ hình sao có thêm dây trung hòa? Trả lời: Lưới điện phân phối 3 pha 4 dây cuộn thứ cấp của MBT bắt buộc phải đấu theo sơ đồ hình sao có thêm dây trung tính để tạo ra được 2 cấp điện áp 220V/ 380V  Điện áp 380V là điện áp dây Uab, Ubc, Uca,  điện áp 220V là điện áp pha Uao, Ubo, Uco.  Quan hệ giữa điện áp dây điện áp pha: U dây =  3 U pha  Trung điểm của cuộn dây hạ thế máy biến áp nối đất được gọi là nối đất làm việc. Khi vận hành nếu xảy ra sự cố ngắn mạch 1 pha ở phía thứ cấp máy biến áp sẽ gây ra dòng điện ngắn mạch lớn đủ để các thiết bị bảo vệ như cầu chì, aptômát khởi động cắt điện bảo đảm an toàn cho lưới điện.  Trên dây trung tính sẽ được nối đất một số điểm được gọi là nối đất lặp lại tạo nên một đường dây trung tính dự phòng đi qua đất, hạn chế được nguy cơ quá điện áp nội bộ khi bị đứt dây trung tính. Vì các phụ tải 1 pha dùng điện áp 220V thường có công suất không bằng nhau, dây trung tính đóng vai trò tạo ra điện áp pha. Nếu xảy ra đứt dây trung tính của nguồn điện thì dây trung tính sẽ chuyển thành điểm nối dây trung gian của các phụ tải 1 pha. Lúc này điện áp pha chuyển thành điện áp dây, điện áp đặt vào phụ tải 1 pha sẽ phân bố lại theo trở kháng của các phụ tải dẫn đến tình trạng một số lớn phụ tải 1 pha bị quá điện áp, ta gọi đó là quá điện áp nội bộ gây ra cháy hỏng các thiết bị dùng điện. Câu hỏi 23: Giải thích vì sao trước khi đóng điện máy biến áp phải thí nghiệm không tải? Dòng điện không tải có liên quan gì đến việc đánh giá chất lượng máy biến áp? Trả lời: Thí nghiệm không tải được thực hiện bằng cách đóng điện vào cuộn dây thứ cấp có điện áp thấp của máy biến áp để hở mạch cuộn dây sơ cấp, sau đo dòng điện không tải ở cuộn dây thứ cấp máy biến áp. Trước khi xuất xưởng máy biến áp phải làm thí nghiệm không tải 3 pha để xác định dòng điện không tải I 0 và tổn thất không tải P 0 của máy biến áp. Trước khi đóng điện vận hành máy biến áp cũng phải làm thí nghiệm không tải. Thí nghiệm không tải trước khi vận hành chủ yếu là để kiểm tra phát hiện xem các cuộn dây của máy biến áp có bị chạm chập không. Trường hợp thí nghiệm không tải trong vận hành chỉ cần làm lần lượt với từng pha chỉ cần dùng nguồn điện có điện áp khoảng 220V~, sau khi có kết quả đo dòng không tải Io ta sẽ tính toán quy đổi về trị số thực. Mỗi một máy biến áp sẽ có một dòng không tải khác nhau. Trị số dòng điện không tải Io thường ít thay đổi theo thiết kế nên khi đo được dòng điện không tải ta có thể xác định ngay được công suất của máy biến áp. Câu hỏi 24: Nêu những nguyên nhân gây ra tổn thất điện áp tổn thất điện năng? Tổn thất điện áp có liên quan gì đến tổn thất điện năng? Nêu các biện pháp làm giảm tổn thất điện áp tổn thất điện năng? Tại sao khi vận hành lệch pha tổn thất điện năng lại tăng lên? Trả lời: Những nguyên nhân gây ra tổn thất điện áp tổn thất điện năng : Tổn thất điện áp tổn thất điện năng sinh ra trong quá trình truyền tải và tiêu thụ điện. Nguyên nhân là do : 1- Trên đường dây dẫn điện có điện trở R  và điện kháng X  . 2- Do các máy biến áp có tổn thất công suất ở trong cuộn dây tổn thất không tải ở trong lõi thép 3- Do tiêu thụ nhiều công suất vô công trên lưới điện, chủ yếu do các phụ tải có thành phần điện cảm như cuộn dây máy biến áp, cuộn dây động cơ điện, cuộn cảm có lõi thép làm giảm cos của lưới điện. 4- Do chế độ vận hành của lưới điện : + Tổn thất càng lớn khi công suất tiêu thụ điện của phụ tải càng lớn. + Tổn thất càng lớn khi thời gian sử dụng công suất cực đại càng kéo dài (thời gian sử dụng công suất cực đại ký hiệu là T Max ). + Do máy biến áp thường xuyên vận hành trong tình trạng non tải hoặc không tải. + Do tình trạng lệch tải các pha, tình trạng này thường xảy ra trong lưới điện phân phối hạ thế. Tổn thất điện áp liên quan trực tiếp đến tổn thất điện năng vì :  Khi lưới điện không tải chỉ tồn tại điện áp không có dòng điện đi qua thì sẽ không có tổn thất điện áp tổn thất điện năng U=0, A=0. Khi lưới điện có tải, trong dây dẫn sẽ có dòng điện I chạy qua. Do dây dẫn có điện trở R điện kháng X nên trên dây dẫn xuất hiện tổn thất điện áp U  0  Tổn thất điện áp: xx x  Tổn thất điện năng được tính bằng: giả thiết nếu phụ tải của mạng điện không thay đổi ta có Trong đó:  I max là dòng điện cực đại.  R là điện trở của đường dây.   là thời gian tổn thất công suất lớn nhất, là thời gian mà mạng điện liên tục chuyên chở công suất lớn nhất P max (hay I max ) sẽ gây ra một tổn thất điện năng trong mạng điện đúng bằng tổn thất điện năng thực tế của mạng điện sau 1 năm vận hành. Rõ ràng tổn thất điện năng tổn thất điện áp có liên quan trực tiếp đến nhau, chúng đều phụ thuộc vào điện trở đường dây (R) tình trạng mang tải của mạng điện. A= P.t A = 3I 2 max R U% = P.R + Q.X Uđm 2 . 100 1000 Các biện pháp làm giảm tổn thất điện áp tổn thất điện năng : 1. Nâng cao hệ số công suất cos ở các hộ dùng điện chủ yếu là các xí nghiệp cụ thể là lựa chọn công suất của động cơ hoặc loại động cơ cho phù hợp, nâng cao hệ số phụ tải k B hạn chế làm việc không tải. cos  là hệ số công suất được tính bằng: P P là công suất tác dụng cos = S S là công suất biểu kiến Phân phối công suất tác dụng công suất phản kháng trong mạng điện theo một phương thức hợp lý nhất. Giảm công suất phản kháng chuyên tải trong mạng điện. Bù vô công bằng máy bù đồng bộ hoặc bằng tụ điện tĩnh. 2. Máy biến áp vận hành theo phương thức tổn thất điện năng ít nhất, vận hành kinh tế trạm biến áp bằng cách hòa đồng bộ máy biến áp. 3. Nâng cao mức điện áp vận hành của mạng điện. 4. Nâng cao cấp điện áp định mức của mạng điện. 5. Lựa chọn sơ đồ nối dây hợp lý nhất cho mạng điện Thí dụ:  Nên dùng mạng điện kín thay cho mạng điện hở.  Bán kính cung cấp điện phù hợp theo tiêu chuẩn cho phép.  Kiểm tra thường xuyên tình trạng tổn thất điện áp, tổn thất điện năng thực hiện cân đảo pha thường xuyên trong lưới điện phân phối hạ thế 220/380V, trong lưới điện  110kV cứ 200km lại có 1 lần hoàn thành hoán vị pha để giảm điện kháng của đường dây. Trong lưới điện hạ thế 220/380V nếu vận hành lệch pha thì tổn thất điện áp, tổn thất điện năng tăng lên vì: Khi vận hành lệch pha trên dây trung tính xuất hiện một dòng điện không cân bằng Io chạy qua bằng tổng hình học dòng điện trong các pha. I 0 = I A + I B + I C (ký hiệu mũi tên để biểu diễn đại lượng véctơ)  Dòng điện này gây ra trong dây trung tính một tổn thất điện áp: U 0 = I A r o + I B r o + I C r o (Cộng véctơ) r o là điện trở của dây trung tính.  Dòng điện đi trong dây pha gây ra tổn thất điện áp trong các dây pha là: U PA = I A r U PB = I B r U PC = I C r (Cộng véctơ) Trong đó r là điện trở của dây pha.  Tổn thất điện áp toàn phần của 1 pha sẽ bao gồm cả tổn thất điện áp trong dây pha trong dây trung tính : L U A = ( + ) - ( P B + P C ) Uđm F F 0 2 .F o . Uđm P B L 1 1 L U B = ( + ) - ( P A + P C ) Uđm F F 0 2 .F o . Uđm P C L 1 1 L U C = ( + ) - ( P A + P B ) Uđm F F 0 2 .F o . Uđm Trong đó - P [ kW] Pđm Công suất tác dụng. - U [ kV]: Uđm Điện áp định mức. -  [m/. mm 2 ]  là Điện dẫn suất ( của đồng là 53,  của nhôm là 48) P A L 1 1 - F o , F [ mm ] F o , F là Tiết diện của dây dẫn trung tính dây pha. Như vậy khi vận hành lệch pha tổn thất điện năng trên đường dây sẽ tăng lên vì ngoài tổn thất điện áp trên dây pha còn có thêm tổn thất điện áp trên dây trung tính. Câu hỏi 25: Tụ bù có vai trò gì trong việc giảm tổn thất điện năng trên lưới điện? Trả lời: Tụ bù có vai trò tích cực trong việc giảm tổn thất điện năng trên lưới điện Trong thực tế phụ tải điện là các động cơ điện không đồng bộ có cos rất thấp, ngoài ra các phụ tải khác như các máy biến thế phân xưởng, các lò điện kiểu cảm ứng, máy biến thế hàn, quạt điện, đèn tuýp, các loại đèn huỳnh quảng cáo cũng tiêu thụ khá nhiều công suất phản kháng cũng có cos thấp. Đương nhiên khi đường dây chuyên tải thêm một lượng công suất phản kháng Q lớn sẽ làm hạn chế nhiều đến khả năng dẫn điện của dây dẫn, làm cho dây dẫn bị phát nóng làm cho tổn thất điện năng tăng lên. [...]... 3I0 đi qua rơ le Khi xảy ra chạm đất một đường dây nào đó, lập tức trên máy biến dòng thứ tự không của đường dây đang có chạm đất xuất hiện dòng điện 3I0 , dòng điện này có chiều đi từ phía thanh cái ra đường dây, rơ le khởi động đi tác động máy cắt Các đường dây khác có cùng chung thanh cái với đường dây đang bị chạm đất sẽ có dòng điện 3I0 đi từ phía đường dây về thanh cái Các dòng điện 3I0 này cũng... chiều ngược với chiều của đường dây có chạm đất Để các bảo vệ chạm đất của nhiều đường dây không cùng khởi động một lúc, gây ra tác động sai người ta dùng phương pháp so sánh góc lệc pha của điện áp U= 100V~ lấy trên TU dòng điện 3I0 lấy trên các TI0 Điện áp các dòng điện này cấp cho các rơ le RT0, khẳng định được chỉ khi nào có dòng 3I0 đi từ phía thanh cái ra đường dây mới cho phép rơ le khởi động... thất công suất trong mạng là: P2 + Q2 P1 = R 2 Q1 = U P2 + Q2 X 2 U P- jQ là cách biểu diễn dưới dạng phức P là công suất tác dụng kW Q là công suất phản kháng kVAr X là điện kháng đường dây R là điện trở đường dây U là điện áp của điểm đặt tụ bù V(kV) Nếu ta đặt tụ bù ngay tại hộ dùng điện, tụ bù sẽ đưa vào lưới một dòng điện mang tính chất điện dung IC phát ra 1 công suất phản kháng gọi là Qbù... cách điện 1 pha trên lưới điện bị hỏng thì xảy ra chạm đất Trên đường dây xuất hiện dòng điện chạm đất (3I0) Dòng điện này đi từ phía đường dây về thanh cái trạm, lồng qua máy biến áp chính, về pha bị chạm đất rồi xuống đất Dòng điện 3I0 này phụ thuộc vào + Tình trạng chạm đất (chạm đất qua điện trở nối đất lớn hay bé) + Chiều dài đường dây (km) + Cấp điện áp của lưới điện (kV) Giá trị dòng điện chạm... chỉ có các trạm phát bù có dung lượng lớn người ta mới đưa vào hệ thống điều chỉnh dung lượng bù, trong trường hợp này người ta dùng nhiều máy cắt điện các tủ hợp bộ rơ le điều khiển tự động Đặt tụ bù phía hạ thế Có lợi ở chỗ : + Quản lý vận hành và sửa chữa đơn giản vì ở điện áp thấp sẽ dễ lắp đặt, chiếm ít diện tích không gian + Thường được đặt các thiết bị đóng cắt, điều khiển bảo vệ Dễ... chiều dài đường dây [ km ] U là điện áp của nguồn điện [ kV ] Hệ thống bảo vệ rơ le chạm đất 1 pha bao gồm: + Một máy biến dòng thứ tự không TI0 có dạng hình xuyến treo trên cổ cáp xuất tuyến + Một rơ le thứ tự không RT0 được đấu vào máy biến dòng thứ tự không TI0 + Một rơ le trung gian đi tác động máy cắt điện của lộ đường dây đang có chạm đất + Một rơ le điện áp báo chạm đất 3U0 đấu vào cuộn dây tam... thuộc vào mức độ mang tải của máy biến áp trong vận hành sẽ vì khi có tải mới xuất hiện tổn thất điện áp trong cuộn dây Nếu I2 = 0 thì UN = 0, PN = 0 Nếu I2 = I 2đm thì UN = UNđm, PN = Pđm Như vậy Điện áp ngắn mạch UN % cho biết tổn thất điện năng trong nội bộ cuộn dây máy biến áp Tổn thất công suất ngắn mạch PN phụ thuộc vào tình trạng mang tải của máy biến áp Do cuộn dây máy biến áp thường quấn bằng dây. .. tụ Hình ảnh bù thành các nhóm nhỏ đặt thiết bị tự động Các loại tụ bù điều chỉnh dung lượng bù Câu hỏi 34: Trong hệ thống điện có trung điểm không nối đất khi xảy ra chạm đất 1 pha trên đường dây chạm đất 1 pha trên thanh cái thì bảo vệ nào tác động? Hãy trình bày nguyên lý làm việc của 2 loại bảo vệ chạm đất trên? Trả lời: 1- Trường hợp chạm đất trên đường dây: - Khi cách điện 1 pha trên lưới... thường ít dùng thiết bị điều chỉnh dung lượng bù + Bù được cả dung lượng Qpt của phụ tải phía hạ thế dung lượng Qo trong nội bộ MBT Không có lợi ở chỗ: + Tụ điện cao thế thường lắp ở cấp điện áp trung áp nên yêu cầu lắp đặt sẽ phức tạp hơn, chiếm nhiều diện tích không gian hơn + Do dung lượng tụ không cao lắm nên chỉ dùng các thiết bị đóng cắt bảo vệ đơn giản như cầu dao cầu chì, ở trạm biến... đất của các trung điểm cuộn dây máy biến áp 110kV Sơ đồ nguyên lý bảo vệ chạm đất 1 pha trên đường dây 2- Trường hợp chạm đất trên thanh cái: Khi chạm đất một pha trên thanh cái cũng xuất hiện dòng điện chạm đất 3I0 Để khởi động bảo vệ chạm đất thì 3TI tổng phải đấu dây theo sơ đồ bộ lọc thứ tự không, 3 cuộn dây thứ cấp của 3 TI đấu theo sơ đồ sao đủ, từ điểm chung của 3 cuộn dây thứ cấp TI đến điểm nối . Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1 Câu hỏi 1: Giải thích tại sao bộ điều chỉnh điện áp của máy biến áp lại đặt phía cuộn dây sơ cấp. phía cuộn dây thứ cấp? Trả lời: Máy biến áp thường có một cuộn dây sơ cấp và có một hoặc hai cuộn dây thứ cấp. Khi đặt điện áp U 1 vào cuộn dây sơ cấp

Ngày đăng: 09/03/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w