Ưngxửkhibécàomặt 'ăn vạ'
Hiểu bản chất hành vi ănvạ là tìm sự chú ý từ cha mẹ và mong cha
mẹ thỏa mãn yêu cầu. Khi cha mẹ thỏa mãn yêu cầu thì hành vi ăn
vạ được củng cố và ngày càng nặng lên.
- Cha mẹ dùng chiến lược phớt lờ ở đây là đúng nhưng chưa phải là
hoàn toàn phớt lờ. Phớt lờ hoàn toàn giống như cha mẹ thực sự ra
khỏi phòng và không có bất kỳ người nào như ông bà, giúp việc chú
ý vào hành vi ăn vạ.
- Trong trường hợp trẻ vẫn ănvạ có thể sử dụng thêm kỷ luật tích
cực như: nếu con không nín khóc và đứng dậy, tối nay con sẽ mất
quyền lợi xem tivi.
- Hãy làm cho trẻ chú ý đến một cái gì khác thật thú vị như: đồ chơi,
bim bim để trẻ quên đi cơn cáu giận. Điểm yếu của trẻ là thời gian
chú ý rất ngắn và hay thay đổi sự chú ý, vì thế hãy dùng cách này
một cách thuần thục và mau lẹ. Nếu bạn hiểu rõ con mình và biết
được trẻ sắp cáu giận thì hãy cho trẻ có cơ hội để hóa giải nó, điều
này cũng giúp bạn giảm được áp lực.
- Dùng khả năng hài hước hoặc những trò giải trí để giúp trẻ hết cáu
giận. Khoác một vẻ mặt hài hước, hoặc chỉ cho trẻ thấy một vài điều
thú vị để trẻ không chú ý đến cơn cáu giận của mình nữa.
- Đừng phớt lờ những hành động hung hăng: nếu con bạn hành động
hung hăng trong khi cáu giận như: đá, cắn, đánh, ném hoặc đập vỡ
đồ đạc hãy đưa con ra khỏi nơi làm trẻ giận vàbế trẻ, hoặc để trẻ ở
một mình cho đến khi bình tĩnh lại. Khi cơn giận đi qua, bạn hãy ôm
trẻ và nói rằng: bạn yêu trẻ và bỏ qua mọi chuyện.
- Khi trẻ giận dữ ở nơi công cộng, bạn hãy bế trẻ lên và bình tĩnh đưa
trẻ đến nơi an toàn. Khi đến một nơi yên tĩnh hơn, bạn hãy giải thích
quan điểm của bạn và cố gắng phớt lờ trẻ cho đến khi trẻ dừng lại.
Đôi khi, bạn chỉ cần vuốt ve trẻ cũng có thể giúp trẻ dịu lại.
- Hãy ôm trẻ mà không cần phải nói gì. Hành động này tạo cảm giác
an toàn cho trẻ và để trẻ thấy rằng: bạn quan tâm, lo lắng cho trẻ dù
bạn không đồng ý với trẻ.
- Nếu mọi thứ vẫn không thay đổi, bạn hãy nghĩ về việc tìm bác sĩ trị
liệu tâm lý để cùng tìm ra cách giúp con mình đối mặt với cảm xúc
một cách lành mạnh hơn.
Khi bạn thực hiện lời hứa của mình, dù đó là lời hứa về một việc tốt
hay không tốt thì điều đó cũng dạy cho trẻ biết tin tưởng và tôn trọng
bạn. Vì vậy, nếu bạn hứa đi dạo với trẻ sau khi trẻ dọn đồ chơi thì
hãy chắc chắn là bạn sẵn sàng đi dạo với trẻ. Khi bạn nói bạn sẽ rời
khỏi thư viện nếu trẻ không ngừng việc chạy nhảy linh tinh thì hãy
chuẩn bị rời khỏi ngay khi trẻ vẫn tiếp tục chạy.
Trẻ luôn quan sát hành động của bạn để tìm ra cách cư xử với mọi
sự việc xung quanh. Vì vậy, với tư cách là một tấm gương, bạn hãy
tận dụng hành vi của mình để hướng dẫn trẻ. Nếu bạn muốn trẻ nói
lời "Cảm ơn" thì trước hết bạn hãy nói trước. Nếu bạn không muốn
trẻ hét cao giọng thì chính bạn hãy giữ giọng nói của mình ở mức độ
phù hợp.
. Ưng xử khi bé cào mặt 'ăn vạ'
Hiểu bản chất hành vi ăn vạ là tìm sự chú ý từ cha mẹ và mong cha
mẹ thỏa mãn yêu cầu. Khi cha mẹ. đến nơi an toàn. Khi đến một nơi yên tĩnh hơn, bạn hãy giải thích
quan điểm của bạn và cố gắng phớt lờ trẻ cho đến khi trẻ dừng lại.
Đôi khi, bạn chỉ cần