Tóc khỏe cùng cây lá móng
Cây lá móng hay còn gọi là cây móng tay - một trong những loại thảo dược được
nhiều người biết đến với tác dụng nhuộm màu cho tóc, giúp tóc trở nên chắc khỏe,
ngăn tóc gãy rụng. Nhưng làm thế nào để phát huy hết tác dụng này của chúng?
Cùng TGGĐ tìm hiểu nhé!
Lợi ích của cây lá móng với tóc
Chất nhuộm tóc thiên nhiên
Cây lá móng được sử dụng rộng rãi ở các nước Trung Đông và Nam Á, chúng
được biết đến với tác dụng nhuộm màu cho tóc, bởi trong loại thảo dược này có
chứa chất tanin. Tanin là tên gọi của nhóm hợp chất polyphenol có tác dụng thay
đổi màu tóc mà không làm tóc khô xơ như nhiều loại thuốc nhuộm khác.
Ngăn ngừa tóc gãy rụng
Bên cạnh lợi ích chuyển màu cho tóc, tanin trong cây lá móng còn kết hợp cùng
các keratin của tóc kích thích tóc phát triển và trở nên chắc khỏe, suôn mượt hơn.
Ngoài ra, chúng còn có tác dụng cân bằng độ pH của da đầu, bảo vệ lớp biểu bì
tóc, kích thích máu lưu thông đến da đầu, ngăn ngừa hiện tượng tóc chẻ ngọn và
gãy rụng.
Điều trị gàu và các bệnh về da đầu
Cây lá móng chứa chất lawsone, có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn rất mạnh,
do đó chúng được sử dụng để điều trị gàu do nấm và bệnh vảy nến gây ra. Bên
cạnh đó, chúng còn được sử dụng đề điều trị bệnh liên quan đến da đầu như viêm
da đầu. Cây lá móng kết hợp cùng cỏ cà rì, ngải cứu để loại bỏ chấy ra khỏi tóc.
Cách sử dụng
Cho 0,25l dầu mù tạt, một nắm cây lá móng thái nhuyễn vào nồi, đun nóng với lửa
nhỏ. Khi hỗn hợp này chuyển sang màu nâu đỏ thì tắt lửa, để nguội, lấy miếng vải
sạch lọc chúng rồi lấy phần nước cất trong một cái chai kín. Khi gội đầu, bạn lấy
chúng ra và thoa lên tóc, để khoảng 20 phút, sau đó xả sạch lại bằng nước ấm. Bạn
cũng có thể pha thêm vào hỗn hợp trên sữa chua không đường hoặc chanh để giúp
tóc thêm suôn mượt.
Dù có nhiều công dụng như vậy, tuy nhiên, không nên sử dụng thường xuyên tinh
dầu cây lá móng cho tóc, bởi chúng sẽ làm chotócbạn trở nên khô, chỉ nên dùng
1tuần/lần
Chăm sóctóc với dầu dừa
Dầu dừa là loại tinh chất được sử dụng phổ biến từ thời cổ đại để chămsóc tóc.
Nhưng tác dụng cụ thể của nó với tóc như thế nào có thể bạn vẫn chưa rõ. Hãy
cùng TGGĐ tìm hiểu nhé!
Tác dụng giữ ẩm và làm mềm
Dầu dừa chứa nhiều các a-xít béo bão hòa như: a-xít oleic, linoleic, lauric, capric,
acaprylic, myristic và palmitic. Những a-xít béo này có khả năng thâm nhập sâu và
nuôi dưỡng từng sợi tóc, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da đầu, giúp tóc trở nên
bóng và mềm mượt hơn.
Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn
Dầu dừa giúp tăng thêm sức mạnh và sức sống cho tóc. Vì vậy, nó có thể được sử
dụng để giải quyết một số vấn đề da đầu thường gặp như vết côn trùng cắn, hay da
đầu nổi mụn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng loại trừ chấy rận ra khỏi da đầu. Với
công dụng tăng cường sức khỏe cho da đầu, dầu dừa cũng hỗ trợ nhiều cho sự tăng
trưởng của tóc, giúp tóc phát triển một cách khỏe mạnh.
Tác dụng làm giảm gãy rụng
Dầu dừa là sản phẩm lý tưởng dành chotóc khô, một trong những nguyên nhân
gây ra hiện tượng tóc gãy rụng. Nó bổ sung độ ẩm cho da đầu, hạn chế tình trạng
khô và kích thích sự tăng trưởng của tóc.
Để có thể phát huy tối đa lợi ích của dầu dừa, trước tiên, bạn cần làm nóng dầu,
thoa dầu lên tóc và massage nhẹ nhàng da đầu. Ủ tóc qua đêm và gội sạch lại đầu
với dầu gội nhẹ. Bạn sẽ có một mái tóc bóng và suôn mượt, không còn khô nữa.
Hãy thử và cảm nhận sự “hồi sinh” của mái tóc vốn yếu và dễ gãy rụng.
Hiện nay, trên thị trường cũng có một số sản phẩm chămsóctóc có chứa tinh dầu
này mà bạn có thể lựa chọn để dưỡng tóc tại nhà.
7 bí kíp làm đẹp với dầu thầu dầu
Chị em có thể trị môi thâm, chămsóc da, dưỡng tóc bằng hạt hạt thầu dầu hay
còn gọi là dầu hải ly.
1. Trị mụn đầu đen
Tinh dầu thầu dầu được sử dụng để lau sạch các tạp chất từ độ sâu các lỗ chân lông
và bề mặt da. Để làm sạch lỗ chân lông, bạn có thể xoa vài giọt tinh dầu thầu dầu
vào ngón tay sau đó bắt đầu xoa bóp những điểm bị mụn đầu đen bằng chuyển
động tròn. Sử dụng chuyển động tròn sẽ làm cho việc massage hiệu quả hơn. Hãy
massage trong vòng 5-6 phút, sau đó đổ nước nóng vào một bát vừa, sử dụng một
chiếc khăn để che trên đầu và để hơi nước phả trực tiếp lên da trong 4-5 phút. Cuối
cùng, bạn nên dùng khăn mềm và sạch để loại bỏ các chất lỏng, dầu dư thừa cùng
bụi bẩn từ khuôn mặt.
2. Trị tàn nhang
Loại dầu này là một trong những thành phần điều trị tàn nhang khá hiệu quả. Dầu
thầu dầu giúp cân bằng sắc tố da và có thể để qua đêm, vì thế bạn không cần phải
rửa lại với nước ấm ngay sau khi thoa dầu lên da.
3. Dưỡng ẩm cho da
Tinh dầu cây thầu dầu có trọng lượng phân tử thấp nên thẩm thấu dễ dàng vào da,
cung cấp các chất dinh dưỡng và giữ ẩm hiệu quả. Hiện nay, tinh dầu này được sử
dụng trong nhiều sản phẩm kem dưỡng da với công dụng làm giảm quầng thâm
dưới mắt, ngăn ngừa và điều trị các nếp nhăn. Trước khi tắm, bạn có thể thêm vào
nước tắm khoảng 2-3 thìa tinh dầu thầu dầu, để giúp làn da mềm mượt.
4. Kích thích sự phát triển của lông mi
Bên cạnh oliu, dầu thầu dầu cũng được sử dụng để dưỡng lông mi, giúp chúng
thêm dài và dày. Bạn có thể chải một lượng nhỏ dầu thầu dầu vào lông mi trước
khi đi ngủ, sau đó rửa sạch vào buổi sáng hôm sau. Bên cạnh đó, bạn có thể cắt
một miếng vỏ chanh và đặt nó bên trong dầu thầu dầu. Chất dinh dưỡng trong vỏ
chanh ngấm vào dầu giúp làm sạch và kích thích sự phát triển của lông mi. Thành
phần tinh dầu thầu dầu cũng được dùng trong các loại mascara để hàng mi thêm
cong, đen.
5. Dưỡng môi
Loại tinh dầu này cũng được sử dụng trong các loại son dưỡng môi tự nhiên và son
nhũ giúp môi căng mọng, đồng thời giữ ẩm cho bờ môi khô. Trước khi đi ngủ, bạn
nên xoa vài giọt dầu thầu dầu lên môi, mát xa nhẹ để lấy đi tế bào chết, thẩm thấu
nhanh.
6. Dưỡng tóc
Dầu thầu dầu là một trong những phương pháp chămsóctóc lý tưởng. Tuy nhiên,
bạn nên pha loãng dầu thầu dầu với nước để tránh tócbị quá nhờn. Theo đó, bạn
nên trộn dầu thầu dầu và dầu hạnh nhân thành hỗn hợp thật đều rồi massage nhẹ
nhàng lên tóc, để 20 phút rồi gội lại. Dầu thầu dầu sẽ giải quyết những vấn đề
nghiêm trọng của tóc như hói, rụng tóc Lưu ý, bạn có thể sử dụng dầu thầu dầu
như một sản phẩm điều trị chuyên sâu qua đêm một lần một tuần.
7. Chất khử trùng
Axit ricinoleic trong tinh dầu cây thầu dầu có hoạt tính kháng khuẩn, đặc biệt khi
thoa lên các vết thương hở sẽ phát huy tác dụng như một chất khử trùng. Tinh dầu
này rất hiệu quả trong điều trị các bệnh về da do nhiễm nấm như: nấm ngoài da,
vết thương, vết cắt nhỏ và vết trầy xước. Các bác sĩ còn dùng tinh dầu này làm biện
pháp sơ cứu đầu tiên để chống tình trạng châm chích da, giảm đau, chống nhiễm
trùng cho vết thương ngoài da.
. phẩm chăm sóc tóc có chứa tinh dầu
này mà bạn có thể lựa chọn để dưỡng tóc tại nhà.
7 bí kíp làm đẹp với dầu thầu dầu
Chị em có thể trị môi thâm, chăm sóc.
1tuần/lần
Chăm sóc tóc với dầu dừa
Dầu dừa là loại tinh chất được sử dụng phổ biến từ thời cổ đại để chăm sóc tóc.
Nhưng tác dụng cụ thể của nó với tóc như