1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phân tích quan điểm của Hội nghị TƯ 9 (khóa IX, tháng 1-2004): “Phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế”, vai trò của văn hóa trong việc tham gia điều tiết nền kinh tế thị trường, nhằm góp phần đảm bảo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

3 2,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 25,02 KB

Nội dung

Câu hỏi: Phân tích quan điểm của Hội nghị 9 (khóa IX, tháng 1-2004): “Phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế”. Làm rõ vai trò của văn hóa trong việc tham gia điều tiết nền kinh tế thị trường, nhằm góp phần đảm bảo đúng định hướng hội chủ nghĩa. Trả lời: Lập dàn ý: có 2 luận điểm chính:  Phân tích quan điểm của Hội nghị 9: “Phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế”; có 4 ý lớn gồm:  Văn hóa là một nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế  Văn hóakinh tế kết hợp hài hòa với nhau trong sự phát triển của đất nước.  “Xuất khẩu” văn hóa Việt Nam ra thị trường thế giới là tạo cơ hội cho kinh tế thời mở cửa.  Phát triển kinh tế nhằm mục tiêu văn hóa chính là “đặc sắc” của cách mạng hội chủ nghĩa Việt Nam.  Vai trò của văn hóa trong việc tham gia điều tiết nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa; có 3 ý lớn gồm:  Văn hóa giúp phát huy thế mạnh và làm hạn chế những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường.  Văn hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững.  Mục tiêu văn hóa là xây dựng hội dân chủ, văn minh và con người phát triển, tiến bộ. Cụ thể chi tiết:  Phân tích quan điểm của Hội nghị 9: “Phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế”: Có thể thấy kinh tếvăn hóa là hai chân của sự phát triển chúng ta không thể đi chân ngắn chân dài, chân cao chân thấp được mà phải biết kết hợp chúng để phát triển một cách đồng bộ. Trong hội nghị lần này chúng ta phải xây dựngphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trên cơ sở đó đề ra giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo chuyển biến mạnh mẽ để phát triển chúng đồng bộ với nhau.  Văn hóa là một “nguồn lực mềm” làm động lực và đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển và làm “hài hòa hóa” các mối quan hệ hội và “lành mạnh hóa” môi trường hội. Thực tế đã chứng minh, một quốc gia muốn phát triển bền vững, ngoài dựa vào các “yếu tố cứng” như tài nguyên thiên nhiên, tiền vốn, cơ sở vật chất,…thì cần phải biết tận dụng, khai thác “yếu tố mềm”, đó chính là nguồn nhân lực con người với vai trò là nhân cách văn hóa năng động, sáng tạo nhất, đóng góp quyết định nhất đến sự hùng mạnh, phồn vinh của hội.  Văn hóakinh tế tuy hai mà một chúng hài hòa với nhau và không thể tách rời nhau được trong sự nghiệp phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. “Tiếp thêm sức mạnh của nền văn hóa đương thời và nâng nó lên ngang tầm với sự phát triển kinh tế và sự phồn vinh của hội”. Và như tổ chức UNESCO đã khuyến cáo: “Từ nay trở đi văn hóa cần coi mình là một nguồn bổ sung trực tiếp cho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết hội”.  Cùng với mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa và nâng cao nguồn nhân lực văn hóa, cần có những chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển ngành công nghiệp văn hóa đúng hướng, phù hợp với sự phát triển của thời đại mới. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực phim ảnh, ca múa nhạc, sách báo, truyền thông…để vừa tạo ra những tác phẩm bổ ích, phong phú đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng của công chúng trong nước; vừa chủ động giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Làm tốt công việc này chính là đưa văn hóa vào trong kinh tế và trực tiếp tạo động lực thúc đẩy kinh tế đất nước ngày càng phát triển.  Mặt khác, phát triển kinh tế đồng thời giúp cho con người có nhiều cơ hội, khả năng tiếp nhận các giá trị văn hóa. Phát triển kinh tế nhằm mục tiêu văn hóa chính là “đặc sắc” của cách mạng hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên cơ sở đó, vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo yếu tố văn hóa trong sự nghiệp xây dựngbảo vệ Tổ quốc, lấy văn hóa là một trong những đòn bẩy chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kiên quyết khắc phục cho được các quan niệm hời hợt, phiến diện, coi văn hóa chỉ là “cờ, đèn, kèn, trống” hay là yếu tố “bên ngoài, đi sau” kinh tế, hoặc chỉ chạy theo sự tăng trưởng kinh tế thuần túy, mà thiếu quan tâm đúng mức đến các giá trị, truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.  Phát triển văn hòa như là một sự đồng hành, như một thể thống nhất và một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng ta đã chỉ ra trong Hội nghị lần này đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Đặc biệt là với công cuộc CNH-HĐH đất nước trong thời kì mở cửa .  Vai trò của văn hóa trong việc tham gia điều tiết nền kinh tế thị trường, nhằm góp phần đảm bảo đúng định hướng hội chủ nghĩa:  Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái đúng, cái tốt, cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất ra hàng hóa với số lượng và chất lượng ngày càng đáp ứng được nhu cầu hội.  Mặt khác, văn hóa cũng sử dụng các giá trị truyền thống, của đạo lý dân tộc để hạn chế những xu hướng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ của con người, nghĩa là nhằm hạn chế xu hướng hàng hóađồng tiền “xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc bản chất con người cũng như những mối quan hệ khác” có thể dẫn tới hậu quả làm suy thoái hội. Hạn chế những tiêu cực này chỉ có thể là văn hóachủ yếu bằng văn hóa. Nền văn hóa đương đại, với những giá trị mới sẽ là một tiền đề quan trọng đưa nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn và toàn diện với nền kinh tế thế giới.  Văn hóa truyền thống Việt Nam hướng dẫn và cổ vũ một lối sống hòa hợp, hài hòa với thiên nhiên. Nó đưa ra mô hình ứng xử có văn hóa của con người đối với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững của thế hệ hiện nay và các thế hệ con cháu mai sau. Đấy là một tiêu chí không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị văn hóa truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác.  Có thể nói mọi sự phát triển đều do con người quyết địnhvăn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và hội, làm cho con người và hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là ngày một xa rời trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh. Đây là một nội dung quan trọng của Chủ nghĩa hội mà chúng ta đang xây dựng.  Mục tiêu cụ thể của cách mạng hội chủ nghĩa Việt Nam là: hội dân chủ, công bằng, văn minh - những kết quả, giá trị to lớn nhất của văn hóa. Cách mạng để giải phóng con người, để con người có thể tồn tại trong một hội ngày càng dân chủ, công bằng văn minh hơn, đạt được giá trị văn hóa hiệu quả nhất.  Đối với Việt Nam, mục đích tối cao của phát triển kinh tế - hộinhằm phục vụ công cuộc cách mạng hội chủ nghĩa - cuộc cách mạng giải phóng con người. Mục tiêu của cách mạng hội chủ nghĩa, xét cho cùng, chính là để giải phóng những giá trị văn hóa tích cực nhất cho loài người. Vì thế có thể nói mục tiêu văn hóa chính là “đặc sắc” của cách mạng hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày đăng: 08/03/2014, 21:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w