1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án: Nghiên cứu các phương pháp tách cặn dầu ra khỏi dung dịch chất tẩy rửa từ bồn bể chứa potx

56 765 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 678,39 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG…………………. Đồ án Nghiên cứu các phương pháp tách cặn dầu ra khỏi dung dịch chất tẩy rửa từ bồn bể chứa Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc Hương 1 HD1001 LỜI CẢM ƠN Tham gia nghiên cứu khoa học là ước mơ của mọi sinh viên, nhất là sinh viên ngành hoá vì đây là con đường ngắn nhất để tiếp cận với thực tiễn. Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, em có may mắn được làm trong nhóm nghiên cứu của GS. TS. Đinh Thị Ngọ. Dưới sự hướng dẫn tận tình của cô, em đã được tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú, được định hướng duy khoa học tiên tiến. Đây là hành trang, thuận lợi khi tốt nghiệp, là tiền đề để em trở thành một kỹ sư tốt trong công cuộc xây dựng đất nước XHCN. Em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, quan tâm, nhắc nhở của cô! Em chân thành cảm ơn cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bản đồ án này! Em chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình và bạn trong suốt quá trình thực hiện đồ án này! Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc Hương 2 HD1001 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 5 I.Tổng quan về chất tẩy rửa. 5 I.1. Thành phần chất tẩy rửa. 5 I.1.1. Thành phần của các chất tẩy rửa thông thường. 5 I.2. Thành phần chất tẩy rửa cặn xăng dầu. 17 I.2.1. Tinh dầu thông. 17 I.2.2. Axit dicacboxylic. 19 I.2.3. Chất hoạt động bề mặt. 22 II. Tổng quan về cặn dầu. 24 II.1. Tác hại của cặn dầu. 24 II.2. Nguồn gốc phát sinh cặn dầu 25 II.3. Thành phần của cặn dầu 29 III. Tổng quan về chất điện ly. 32 III.1. Mối quan hệ giữa độ tẩy rửa và điện thế Zeta 32 III.2. Ảnh hưởng của chất điện ly đến điện thế zeta. 32 CHƢƠNG II: THỰC NGHIỆM 34 I. Tách cặn dầu từ dung dịch chất tẩy rửa. 34 I.1. Nguyên tắc. 34 I.2. Hoá chấtdụng cụ. 34 I.2.1. Hoá chất 34 I.2.2. Thiết bị và dụng cụ 35 I.3. Cách tiến hành. 35 I.3.1 Khảo sát hiệu suất tách theo nhiệt độ. 35 I.3.2 Khảo sát hiệu suất tách theo tốc độ sục khí khác nhau. 35 I.3.3. Khảo sát hiệu suất tách khi sử dụng các chất điện ly khác nhau. 35 I.3.4. Khảo sát hiệu suất tách khi sục khí và sử dụng các chất điện ly khác nhau. 36 II. Xác định thành phần cặn dầu bằng phương pháp hoá học. 37 II.1. Chưng cất tách nước 37 II.1.1. Nguyên tắc 38 II.1.2. Dụng cụ và hoá chất 38 II.1.3. Quy trình tiến hành 38 II.1.4. Tính toán kết quả 39 II.2. Xác định các tạp chất cơ học và cacbonit bằng phương pháp trích ly 40 II.2.1. Định nghĩa 40 II.2.2. Nguyên tắc 40 II.2.3. Dụng cụ và hoá chất 40 II.2.4. Quy trình tiến hành 40 II.2.5. Tính toán kết quả 41 Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc Hương 3 HD1001 II.3. Xác định asphanten 41 II.3.1. Nguyên tắc 41 II.3.2. Quy trình tiến hành 41 II.3.3. Tính toán kết quả 41 II.4. Xác định hàm lượng nhựa 42 II.4.1. Nguyên tắc 42 II.4.2. Quy trình tiến hành 42 II.4.3. Tính toán kết quả 42 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43 I. Thành phần của cặn dầu. 43 I.1. Kết luận về thành phần cặn dầu. 43 I.2. Ảnh hưởng của cặn dầu đến bản chất nhiên liệu. 43 II. Vai trò, ý nghĩa của việc thu hồi cặn dầu. 44 III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tách dầu. 44 III.1. Biện luận về sự cần thiết của việc sử dụng chất tẩy rửa. 44 III.2. Khảo sát các phương pháp thu hồi cặn dầu. 45 III.2.1. Thu hồi cặn dầu bằng phương pháp để lắng. 45 III.2.2. Thu hồi cặn dầu bằng phương pháp sục khí. 47 III.2.3. Thu hồi cặn dầu bằng phương pháp sử dụng chất điện ly, không sục khí. 48 III.2.4. Thu hồi cặn dầu bằng phương pháp sử dụng chất điện ly, có sục khí. 50 III.2.5. Kết luận về các phương pháp thu hồi cặn dầu. 52 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc Hương 4 HD1001 MỞ ĐẦU Trong thời kỳ hiện nay, khi đất nước đang cùng hòa nhập với chủ trương công nghiệp, hiện đại hóa, các khu công nghiệp ngày càng nhiều, trong đó dầu khí đóng một vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ của các nghành công nghiệp nói chung và của nghành dầu khí nói riêng đang có sự phát triển vượt bậc. Chính phủ đã xác định nghành dầu khí là “ trụ cột kinh tế của cả nước”. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Long Sơn đang từng bước hình thành. Kéo theo đó là hàng loạt những nhà máy, cụm cảng biển, kho bãi đã, đang và sẽ xây dựng. Một trong những vấn đề quan tâm của ngành dầu khí nước ta hiện nay là xử lý cặn bùn, cặn dầu sinh ra trong quá trình khai thác, chế biến, tồn chứa và vận chuyển. Theo ước tính hệ số phát sinh cặn dầu cho một tấn dầu mỏ vào khoảng 7 kg/tấn. Như vậy với sản lượng dầu mỏ của nước ta khai thác năm 1997 là 10 triệu tấn/ năm thì lượng cặn tích tụ hàng năm là 70000 tấn/ năm. Cặn dầu là phần dầu nặng có lẫn một số tạp chất cơ học bám vào hoặc sa lắng xuống đáy của thiết bị tồn chứa hoặc vận chuyển. Lớp trên cùng là nhũ tương của nước với sản phẩm dầu mỏ, lớp giữa là sản phẩm dầu mỏ bẩn và các hạt cơ lửng, lớp đáy chiếm 3/4 là pha rắn và sản phẩm dầu mỏ. Theo cơ quan quản lý tàu dầu Vietsovpetro thì hàng năm có khoảng 1500 – 6000 tấn cặn dầu thu gom từ quá trình vệ sinh tàu dầu được vận chuyển ra Đà Nẵng chờ xử lý. Việc làm sạch bề mặt bị bám dầu là rất khó khăn và mất thời gian. Hiện nay cũng có một số phương pháp làm sạch như gia nhiệt hay sử dụng dung môi là các hydrocacbon để hoà tan hoặc làm mềm, sau đó dùng bơm áp lực để phun hoặc dùng sức người để nạo vét. Hiệu quả của các phương pháp này không cao, chi phí lớn, không an toàn cho người lao động và đặc biệt là làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy tìm một phương pháp để làm sạch các bể mặt nhiễm bẩn dầu một cách hiệu quả là rất quan trọng. Một phương pháp hiện nay được đưa ra nghiên cứu đó là sử dụng chất tẩy rửa. Phương pháp này có ưu điểm là không gây độc hại, đơn giản, ít tốn kém và góp phần bảo vệ môi trường. Một vấn đề đặt ra là xử lý hỗn hợp sau quá trình tẩy rửa cặn dầu từ bồn, bể chứa để thu hồi tối đa lượng cặn dầu. Lượng cặn này sẽ được đem ô xi hoá để tạo bitum, cracking để tạo nhiên liệu. Phần nước thải sau đó chứa càng ít cặn dầu thì càng dễ dàng xử lý. Như vậy, nghiên cứu các phương pháp tối ưu để thu hồi cặn dầu từ hỗn hợp sau quá trình tẩy rửa bồn bể chứa không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường, giúp cho ngành công nghiệp của Việt Nam phát triển theo hướng xanh - sạch. Và đó cũng là vấn đề chúng tôi nghiên cứu trong bản đồ án này. Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc Hương 5 HD1001 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT I. Tổng quan về chất tẩy rửa. [8] I.1. Thành phần chất tẩy rửa. I.1.1. Thành phần của các chất tẩy rửa thông thường. Thành phần chính của chất tẩy dùng trong sinh hoạt và trong công nghiệp bao gồm các nhóm chính như sau:  Chất hoạt động bề mặt.  Chất phụ gia.  Chất xây dựng. Mỗi thành phần trong chất tẩy rửa đều có những chức năng riêng trong quá trình tẩy rửa, tuy nhiên chúng vẫn có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Ngoài các thành phần chính trên, tuỳ thuộc vào quá trình sử dụng mà ta có thể cho thêm vào các chất phụ gia hoặc bớt những thành phần không cần thiết. a. Chất hoạt động bề mặt [4, 5].  Giới thiệu về chất hoạt động bề mặt Nhiệm vụ của chất hoạt động bề mặt (HĐBM) là đảm bảo sự tẩy đi các vết bẩn và những chất lơ lửng trong nước giặt để ngăn cản sự bám trở lại của chúng trên bề mặt. Nó chiếm vai trò quan trọng nhất trong thành phần chất tẩy rửa và có mặt ở tất cả các chất tẩy rửa.  Các chất HĐBM có thể được phân thành bốn loại, căn cứ vào bản chất của nhóm chức ưa nước và ion phân ly trong môi trường nước:  Chất HĐBM anion, mang điện tích âm.  Chất HĐBM cation, mang điện tích dương.  Chất hoạt động không ion.  Chất HĐBM lưỡng ion, có điện tích âm hoặc dương tuỳ thuộc vào PH của môi trường.  Chất HĐBM thường cấu tạo bởi hai phần:  Phần có cực: đócác nhóm chức có cực: -COOH, -CONH 2 , - C 6 H 4 SO 3 , SO 3 , vv…Các nhóm này liên kết mạnh với dung môi có cực (như H 2 O …) nên phần có cực này được gọi là: đầu ưa cực (với dung môi là nước thì được gọi là đầu ưa nước).  Phần không cực: đócác gốc hydrocacbon. Các gốc này liên kết tốt với các dung môi không cực, nên được gọi là đuôi không cực, hoặc đuôi ưa dầu. Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc Hương 6 HD1001 Một chất hoạt động bề mặt gồm hai nhóm ưa nước và ưa dầu kết hợp với nhau trong phân tử, nên được gọi là chất HĐBM lưỡng chức. Người ta thường ký hiệu các chất HĐBM theo kiểu như sau: Ngoài ra người ta có thể đánh dấu thêm bằng các ký hiệu: ở bề mặt của một chất lỏng phân cực, các chất HĐBM lưỡng chức định hướng vuông góc với bề mặt, sao cho nhóm ưa nước nằm ở bề mặt, nhóm kị nước hướng ra ngoài bề mặt tạo ra một màng lỏng. Sự lựa chọn chất HĐBM dùng trong sản phẩm tẩy rửa có thể khác nhau, song một chất HĐBM phù hợp cho việc tẩy rửa được mong muốn có các đặc tính sau: hấp phụ chọn lọc, tách được các chất bẩn, độ nhậy cảm với nước cứng thấp, có tính chất phân bố, có khả năng chống chất bẩn tái bám trở lại, tính thấm ướt tốt, đuôi kỵ nước (không cực) đuôi ưa nước (có cực) + + Chất HĐBM cation Chất HĐBM anion Chất HĐBM lưỡng ion Chất HĐBM không ion Hình 1.1. Sự phân bố chất HĐBM trong nước Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc Hương 7 HD1001 tính hoà tan cao, có đặc tính tạo bọt mong muốn, mùi thích hợp, bảo quản được lâu, không độc hại đối với người sử dụng, không làm ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nguyên liệu dễ kiếm, tính kinh tế. Hiện nay, nhiều nhà chế tạo sử dụng những chất HĐBM có lợi hơn đối với môi trường, nghĩa là những chất có tính phân huỷ sinh học nhiều hơn như: những rượu béo có sunfat gốc dầu thực vật (PAS), những alkyl poly glycozit (APG), các alkyl glucosamit …  Một số chất HĐBM chính dùng trong các sản phẩm tẩy rửa.  Các chất HĐBM anion. Các chất HĐBM mặt hiện đại chứa một lượng chất HĐBM anion lớn hơn chất HĐBM không ion. Dưới đây là các chất HĐBM anion được sử dụng rộng rãi trong thành phần các chất tẩy rửa.  Alkyl benzensunfonat mạch nhánh (ABS). Cấu trúc hoá học: CH 2 CC CH 3 H 3 C CH 3 CH 3 CH 2 C CH 3 CH 3 CH 3 SO 3 - Cho đến những năm 1960 nó được sử dụng rộng rãi nhất. Các chất này đã thay thế phần lớn xà phòng có mặt trong chất tẩy rửa, nhưng sau đó người ta phát hiện ra rằng những mạch nhánh có trong phân tử ABS đã ngăn cản việc phân huỷ sinh học. Vì vậy người ta đã tiến hành tìm kiếm một hợp chất khác có khả năng phân huỷ sinh học tốt hơn và hợp chất linear alkyl benzensunfonat đã thay thế cho ABS.  Alkyl benzensunfonat mạch thẳng (LAS). Cấu trúc hoá học: Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc Hương 8 HD1001 SO 3 Na CH 3 – (CH 2 ) n – CH – (CH 2 ) n – CH 3 LAS có đặc tính tạo bọt tốt, thích hợp cho thành phần của chất tẩy rửa, ngoài ra tính tạo bọt của LAS còn dễ dàng được điều chỉnh và điều này rất có giá trị đối với thị trường chất tẩy rửa ở một số nơi. Do tính hoà tan tốt, LAS cũng được sử dụng trong thành phần chất tẩy rửa dạng lỏng, tuy nhiên LAS là chất rất nhạy cảm với nước cứng. Tính tẩy rửa của LAS sẽ giảm khi độ cứng của nước tăng lên.  Parafin sunfonat (SAS). Cấu trúc hóa học: R 1 CH R 2 SO 3 Na Trong đó: R 1 + R 2 = C 11 C 12 Hiện nay các sản phẩm này chưa được sử dụng nhiều trong các thành phần bột giặt vì giá bán của nó còn cao. SAS có đặc tính tẩy rửa gần giống với LAS. Tuy nhiên SAS không nhạy cảm với nước cứng đó chính là vì trong phân tử của SAS tồn tại liên kết S – C.  Sulfat rượu bậc một (PAS). Các sản phẩm được chế tạo bằng cách hoặc sunfat hoá các rượu béo (thiên nhiên hay nhân tạo) với hỗn hợp không khí / SO 3 theo phản ứng sau: PAS có khả năng phân huỷ sinh học và có khả năng tái sinh được.  Các alkylpolyglucozit (APG). R – CH 2 – O – SO 3 – Na trong đó R = C 11 C 12 R – OH + SO 3 R – O – SO 3 H Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc Hương 9 HD1001 Công thức hoá học của chúng là: Các sản phẩm APG được dùng trong các công thức bột, nhưng thường là trong các sản phẩm lỏng, nước rửa chén hoặc gel tắm vòi. Chúng rất dễ chịu với da, hơn nữa chúng dễ phân huỷ sinh học. Sự tổng hợp chúng được thực hiện từ các sản phẩm hoàn toàn có thể tái sinh (rượu thiên nhiên và glucoza).  Các chất HĐBM không ion. Chất HĐBM không ion có một số tính chất sau:  Không có tính tương tác điện tử.  Thay đổi với sự có mặt của các chất điện phân.  Có thể điều chỉnh thông số kị nước – ưa nước mong muốn.  Có tính hoà tan khác thường. ưu điểm của chất HĐBM loại này là phân tử của nó dễ dàng đạt được cấu trúc giữa nhóm ưa nước và nhóm kị nước. Nhóm ưa nước của phân tử có thể làm tăng lên dần dần bằng cách cho dần các nhóm etylen oxyt. Điều này dẫn đến tăng từng bước trong phản ứng hydrat hoá và do đó làm tăng tính hoà tan. Một vài chất HĐBM không ion như: alkyl phenol polyglycol ete (APEO), alkyl polyglycol ete (AEO), các amin oxyt.  Chất HĐBM cation Chất HĐBM cation được coi là chất đối nghịch với chất HĐBM anion dựa trên mối quan hệ điện tích. Một lượng nhỏ chất HĐBM cation thêm vào chất HĐBM anion hay thậm chí là chất HĐBM không ion có thể sẽ nâng cao việc thực hiện quá trình tẩy rửa. Các chất HĐBM không ion cho phép sự có mặt của chất cation và hỗn hợp của hai loại này được sử dụng cho chất tẩy rửa đặc biệt là để làm mềm sợi vải. Một số chất HĐBM cation tiêu biểu như: Dialkyl dimetyl amino clorua (DADMAC), các imidazoli bậc bốn sử dụng như là các chất làm mền đậm đặc, alkyl dimetyl benzyl amino clorua (AMBAC).  Chất HĐBM lưỡng tính. O O O OH OH CH 2 - OH H R n [...]... Thị Ngọc Hương 25 HD1001 Đồ án tốt nghiệp Khai thác, chế biến Cặn Tầu chở dầu Cặn Bồn chứa dầu sáng Các kho xăng dầu Bồn chứa dầu FO Cặn Phương tiện vận chuyển, ôtô, xitec,… Trạm xăng dầu Cặn Hình 1.4 Sơ đồ biểu diễn mối nguồn gốc phát sinh cặn dầu a Sự tạo thành cặn dầu trong quá trình chế biến dầu mỏ Trong quá trình chế biến dầu mỏ, phần cặn dầu tồn tại chủ yếu ở dạng dầu cặn FO hay bitum, trong đó... ở đây là dầu thông Dầu thông được phân tán vào trong dung dịch chất tẩy rửa dưới dạng nhũ tương nhờ các chất hoạt động bề mặt Khi các hạt nhũ tiếp xúc với phân tử cặn dầu, do cả hai đều là phân tử không cực nên dầu thông sẽ hoà tan các phân tử cặn dầu Khi dung dịch chất tẩy rửa đạt đến nồng độ mixen tới hạn thì trong dung dịch chất tẩy rửa xuất hiện các mixen, đầu ưa nước sẽ hướng ra ngoài còn đầu kị... nghiệp Trong hỗn hợp sau tẩy rửa dầu tồn tại ở hai dạng Dạng thứ nhất là dầu tích tụ lại thành từng đám nổi lên trên Dạng thứ hai chúng tồn tại là nhũ tương dầu/ dung dịch chất tẩy rửa, các giọt dầu có kích thước rất nhỏ nằm lơ lửng trong dung dịch chất tẩy rửa Nhũ tương dầu/ dung dịch chất tẩy rửa trong hỗn hợp khá bền vững và có độ ổn định cao Khi hai giọt dầu tiến đến gần nhau, do các lớp vỏ ion lồng... trong Khi các mixen tiếp xúc với các phân tử dầu thì các phân tử dầu sẽ hội nhập vào trong các mixen và xảy ra quá trình hoà tan hoá Hai quá trình hoà tan này không xảy ra lần lượt mà xảy ra đồng thời và hỗ trợ nhau Trong đồ án này, tôi khảo sát hiệu suất tách cặn dầu trong các điều kiện khác nhau sau đây:  Tách cặn dầu bằng phương pháp lắng có gia nhiệt từ 400C – 800C  Tách cặn dầu bằng phương pháp lắng... trong các dung môi thông thường, chỉ tan trong pyridin III Tổng quan về chất điện ly III.1 Mối quan hệ giữa độ tẩy rửa và điện thế Zeta Điện thế zeta là một đại lượng quan trọng để đánh giá độ bền vững của các hạt nhũ tương trong dung dịch chất tẩy rửa Người ta thường xác định điện thế zeta của dung dịch chất tẩy rửa qua việc đo tốc độ điện di của dung dịch chất tẩy rửa đó Đối với chất tẩy rửa, thì độ tẩy. .. tắc [14] Tẩy rửa cặn dầu là quá trình xảy ra theo 2 cơ chế chính là hoà tan và cuốn trôi, cụ thể như sau : Ban đầu khi dung dịch chất tẩy rửa tiếp xúc với bề mặt cặn dầu thì các phân tử dầu nằm sát bề mặt nhiễm bẩn sẽ bị hoà tan vào dung dịch chất tẩy rửa Sau đó, các phân tử chất hoạt động bề mặt hấp thụ lên bề mặt cặn dầu, làm giảm sức căng bề mặt của chúng và làm giảm góc thấm ướt của cặn dầu với... Tách cặn dầu bằng phương pháp lắng dùng chất điện ly  Tách cặn dầu bằng phương pháp lắng có sục khí, có chất điện ly I.2 Hoá chấtdụng cụ I.2.1 Hoá chấtCặn dầu FO lấy từ kho xăng dầu Đức Giang  Chất tẩy rửa BK  Chất điện ly (NH4)2SO4, H2SO4, Na2SO4  Nước cất Nguyễn Thị Ngọc Hương 34 HD1001 Đồ án tốt nghiệp I.2.2 Thiết bị và dụng cụ Dụng cụ:  1 cốc thuỷ tinh dung tích 200ml  1 ống đong dung. .. mặt cần tẩy rửa, và khi đó chỉ cần một lực tác động cơ học nhỏ cũng làm cặn dầu tách ra khỏi bề mặt rắn và nổi lên trên Cặn dầu sau khi tách ra, chúng phân tán vào trong dung dịch chất tẩy rửa dưới dạng nhũ tương, khi cặn dầu tách ra và tăng lên, chúng sẽ tập hợp lại và nổi lên trên Quá trình hoà tan gồm hoà tan bằng dung môi hữu cơ và hoà tan bằng các mixen Dung môi hữu cơ được sử dụng ở đây là dầu thông... ra Để chọn hoá chất phá nhũ tương dầu/ dung dịch chất tẩy rửa ta cần xác định thế điện tích zeta của giọt dầu Nếu thế điện tích zeta âm ta sẽ chọn chất hoạt động bề mặt ion dương làm chất kết tụ và ngược lại nếu thế điện tích zeta dương ta sẽ chọn chất hoạt động bề mặt ion âm là chất kết tụ Nguyễn Thị Ngọc Hương 33 HD1001 Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG II: THỰC NGHIỆM I Tách cặn dầu từ dung dịch chất tẩy rửa. .. độ tẩy rửa của dung dịch càng lớn và ngược lại Tuy nhiên, tẩy rửa bằng dung dịch chất tẩy rửa có hệ nhũ tương kém bền thì việc xử lý nước thải sau tẩy rửa sẽ hiệu quả và an toàn cho môi trường hơn, vậy nên tiến hành tẩy rửa với dung dịch chất tẩy rửa có hạt nhũ tương kém bền (có điện thế zeta từ 20mV đến 30mV) III.2 Ảnh hƣởng của chất điện ly đến điện thế zeta Nguyễn Thị Ngọc Hương 32 HD1001 Đồ án tốt . TRƯỜNG…………………. Đồ án Nghiên cứu các phương pháp tách cặn dầu ra khỏi dung dịch chất tẩy rửa từ bồn bể chứa Đồ án tốt nghiệp Nguyễn. sạch các bể mặt nhiễm bẩn dầu một cách hiệu quả là rất quan trọng. Một phương pháp hiện nay được đưa ra nghiên cứu đó là sử dụng chất tẩy rửa. Phương pháp

Ngày đăng: 08/03/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w