Tậthayquêncủatrẻ
Có thật trẻhay quên?
Có phải thật trẻhayquên không hay chỉ giả với làm như thế? Nếu
đúng vậy trẻ cũng quên luôn chương trình ti vi mình yêu thích và
quên luôn lời hứa của cha mẹ dẫn đi ăn kem sau giờ ăn tối phải
không? Có lẽ cần có động lực để thúc đẩy việc nhớ đến các chi tiết
không mấy làm thú vị cho lắm. Trẻ cần nhìn thẳng vào thực tại và
hoạch định cuộc sống cho chính mình.
Cha mẹ cần làm gì?
Đừng gán cho con cái tên "kẻ đãng trí" vì biết đâu trẻ sẽ thích thú với
cái tên này và cho rằng mọi người sẽ nghĩ đó là một tính cách khó
sửa của mình. Không nên nhắc nhở trẻ bằng cách này: "Đừng quên
làm bài tập đó, đừng quên mang theo áo khoác, đừng quên luyện tập
đánh đàn ". Nếu muốn nhắc nên nói: "Hãy nhớ làm " Đừng quá lo
lắng tậthayquên này củatrẻ mà nên tập trung làm sao tăng cường
trí nhớ. Không nên vớt vát hay giúp đỡ con cái khi chúng quên làm
một việc gì đó. Cứ để trẻ tự chịu trách nhiệm về tính hậu đậu đó của
mình.
Mua cho trẻ một tờ lịch nhắc việc hoặc một quyển sổ tay. Giúp trẻ
viết ra những việc cần làm. Vào mỗi buổi sáng trước giờ điểm tâm,
cùng trẻ liệt kê, nhắc lại những việc sẽ làm trong ngày. Nếu thấy trẻ
đang chểnh mảng không chú ý, bạn cũng không nên nhắc lại làm gì,
chỉ việc yêu cầu trẻ kiểm tra lại công việc sẽ làm và xem trẻ có cần
sự giúp đỡ nào không.
Nếu trẻquên làm bài tập hãy báo với giáo viên là bạn đã cố nhắc
nhở nhiều lần và làm tròn trách nhiệm với con cái. Đế nghị giáo viên
có giải pháp khắt khe hơn với trẻ một khi không làm bài tập. Một vài
lần bị điểm thấp hoặc bị thầy cô phê bình trẻ sẽ chú tâm tới việc học
của mình hơn.
Nếu trẻ biện hộ cho hành động này bằng câu: "Dạ con quên!" thì bạn
hãy quy định rằng, quên cũng đồng nghĩa với không muốn làm. Giải
thích với trẻ rằng: Đó là trách nhiệm, bổn phận của mình, lý do : con
quên không thể chấp nhận được, bởi có nghĩa là con không chịu làm,
mẹ sẽ giao cho con công việc khác. Ví dụ bạn giao cho trẻ phải cho
chó ăn trước khi đi học, đến chiều bạn nhận được câu trả lời: "dạ
trưa nay con quên cho chó ăn rồi." Nói với trẻ bạn đã biết rồi và giao
cho trẻ việc khác để trẻ làm bù bằng cách như lau nhà hay gấp quần
áo.
Hãy tạo cho trẻ thói quen làm công việc nhà, qua đó trẻ sẽ trưởng
thành và biết được trách nhiệm của mình. Hãy liệt kê những công
việc cụ thể, quy trình hàng ngày mà trẻ sẽ làm. Ví dụ, đi học về trẻ sẽ
cất cặp sách, ăn cơm, dọn dẹp bàn ăn, làm bài tập, ăn tối. Nếu là
công việc làm theo tuần thì nên chia theo ngày chẵn, lẻ, thứ hai, tư,
sáu, thứ ba, năm, bảy cụ thể là những việc gì và ngày nghỉ cuối tuần
Hãy để trẻ con là trẻ con. Cha mẹ không nên hướng cách ăn mặc
như người lớn lên trẻ con. Chỉ vì giấc mơ mong muốn được giàu có
của cha mẹ, không có nghĩa là họ để đứa con gái bốn tuổi của mình
ăn mặc như một "quý bà thành đạt". Tương tự như việc đàn hay, vẽ
giỏi đó là thứ cha mẹ muốn, chứ không phải là ý thích của con trẻ.
Dạy cho trẻ biết đam mê là một việc tốt nhưng hãy để trẻ tự phát
triển và lớn lên thành chính chúng.
. Tật hay quên của trẻ
Có thật trẻ hay quên?
Có phải thật trẻ hay quên không hay chỉ giả với làm như thế? Nếu
đúng vậy trẻ cũng quên luôn chương. Đừng quá lo
lắng tật hay quên này của trẻ mà nên tập trung làm sao tăng cường
trí nhớ. Không nên vớt vát hay giúp đỡ con cái khi chúng quên làm
một việc