"Sao bốmẹluônđặtconlênbàncânđểso
sánh?"
Mỗi lần có ai đến chơi nhà, chê con còi là lại chọc tức mẹ.
Có lẽ vì xót con, vì tiếc công tiếc của, mà mẹ thường "rít lên": "Sao mày
cũng ăn cơm, ăn gạo như con nhà người ta mà không lớn lên tí nào. Có
phải bốmẹ không bồi bổ tẩm dưỡng cho mày đâu mà nay ốm, mai đau?".
Có lẽ điều mẹ suy nghĩ nhiều hơn là sợcon còi làm xấu mặt bố mẹ. Đi đến
đâu, người ta cũng tưởng bốmẹ ăn hết phần con.
Mẹ đâu chịu hiểu một phần là do tạng người con như thế, không thể to lớn
béo khỏe như con nhà người ta.
Khi nghe cô bác nào ở khu tập thể kể chuyện con nhà nọ, nhà kia bụ lắm,
rồi mới có mấy tuổi mà từng ấy cân, mỗi tháng tăng bao nhiêu cân, trộm
vía cứng cáp mà không ốm đau gì, con biết mẹ như muốn "nổ tung".
Mẹ lại tiếp tục "nhồi". Mà sao con vẫn không lớn được.
Sau này lớn lên, con mới tìm hiểu rằng dạ dày của con chưa kịp tiêu hóa
hết món ăn đã phải tiếp chiến với món khác. Nên bất đắc dĩ, con đã không
hấp thu được những chất dinh dưỡng bổ béo. Một lần, con phải đi viện.
Bác sỹ "mắng" bốmẹ về "tội" tẩm bổ cho con quá nhiều, nên con bị rối
loạn tiêu hóa.
Về nhà, mẹ có vẻ ít "nhồi" con hơn. Nhưng con biết mẹ vẫn thầm ao ước
giá mà con được như con nhà nọ, nhà kia. Mẹ đâu có biết rằng con cũng
cảm thấy mình có lỗi vì không lớn được, phụ công chăm bẵm của bố mẹ.
Nếu như mẹ đừng so sánh con với các bạn lớn hơn, có lẽ mẹ đỡ phải bực
mình và hay cáu vì con như thế.
Chưa một lần, con làm bốmẹ hài lòng
Không thể làm vừa lòng bốmẹ về vóc dáng, con đã nỗ lực học hành,
quyết tâm ghi điểm với bố mẹ. Consợ mỗi lần mang điểm kém về nhà, mẹ
lại chì chiết: "Cũng ăn cũng học như người ta, sao mà kém thế hả con".
Rồi "Con nhà người ta thế kia mà mình chỉ được thế này thôi à? Phí cơm,
phí gạo của bố mẹ".
Con đã cố gắng chăm chỉ, làm bài tập về nhà đầy đủ, tìm tòi đọc thêm
sách tham khảo, quyết tâm không đểbốmẹ thêm thất vọng về con. Con
cũng cố gắng ngoan ngoãn, học nữ công gia chánh để nấu ăn ngon được
như mẹ và bà.
Nhưng chưa khi nào bốmẹ hài lòng với kết quả conđạt được.
Giá như bốmẹ đừng đặtconlênbàncânđểso sánh, có thể con đã làm
tốt hơn
Con lọt vào top 10 của lớp, bố lại hỏi tại sao không phải là top 5, không
phải là đứng thứ nhất. Giá mà bố động viên con một tí, con cố gắng hơn
nữa
Cuối tuần, con tự tay gói nem, pha nước chấm, làm món bún nem mà mẹ
vẫn thích Nhưng đến bữa, mẹ lại bảo: "Làm thế này ăn thua gì. Phải
giống như con cô Lan ở cơ quan mẹ ấy. Nấu cỗ cho chục mâm là chuyện
thường".
Con không biết liệu mình có đủ sức "đuổi kịp" tài nấu ăn của chị Hoa con
cô Lan hay không. Nhưng sao mẹ lại so sánh con mới học lớp 10 với một
người học trung cấp nấu ăn như chị Hoa.
Con thích vẽ tranh và được bạn bè khen, mẹ lại mắng: "Vẽ tranh thế làm
gì? Phải vẽ tranh kiếm ra tiền như con nhà bác Lâm ấy chứ". Con được
giải nhất thi đơn ca giọng hát hay ở trường, mẹ cũng chỉ cho là chuyện
phù phiếm, thiếu thực tế.
Cứ như thế, lúc nào con cũng được mẹ đem ra so sánh với rất nhiều các
anh chị khác. Họ như những "thành trì" mà con khó có thể vượt qua nổi.
Chưa một lần mẹ ghi nhận những cố gắng, những thành quả (dù chẳng có
gì là to tát) của con. Nhưng đó là cả sự nỗ lực rất lớn.
Thế rồi con quyết định, chỉ tập trung vào việc học thôi, để ít nhất, con cũng
có một phần nào đó trong mắt bố mẹ. Chỉ học và học, con đã đạt giải nhì
tiếng Anh cấp thành phố và chuẩn bị được đi thi toàn quốc.
Con vẫn nhớ như in ngày nhận được tin báo, con mừng lắm, chạy về
"khoe" ngay với bố mẹ. Đáp lại vẻ hân hoan, háo hức của con, bố chỉ nói
một câu "lạnh nhạt": "Đã ăn thua gì. Mới thế mà đã mừng hả con. Con nhà
người ta còn được giải quốc gia, quốc tế, rồi các giải Olympic "
Tự dưng, con thấy hụt hẫng, cảm thấy gai người với câu: "Con nhà người
ta, con nhà này, con nhà kia" mà bốmẹ hay nhắc tới. Con chỉ là một cô
gái bé nhỏ, bình thường, đã cố gắng hết sức trong mọi chuyện, nhưng
chưa một lần làm bốmẹ hài lòng.
Con biết làm thế nào đây? Giá như, bốmẹ đừng luônđặtconlênbàncân
để so sánh như thế.
Có thể con đã làm tốt hơn.
. chánh để nấu ăn ngon được
như mẹ và bà.
Nhưng chưa khi nào bố mẹ hài lòng với kết quả con đạt được.
Giá như bố mẹ đừng đặt con lên bàn cân để so sánh,.
chưa một lần làm bố mẹ hài lòng.
Con biết làm thế nào đây? Giá như, bố mẹ đừng luôn đặt con lên bàn cân
để so sánh như thế.
Có thể con đã làm tốt hơn.