Cách bảoquảndao,thớt
Nấu nướng cũng cần đến cảm hứng; nếu dao, thớt, xoong nồi nhà bạn
đều sạch, tốt thì việc làm bếp cũng mang đến những niềm vui. Đừng để
niềm vui nấu nướng bị ảnh hưởng khi thớt bị ra mùn gỗ hoặc dao cùn
cắt thức ăn “chẳng sướng tay”.
Bảo quảnthớt
1. Thớt nhựa
Thớt nhựa có trọng lượng nhẹ và không bị thấm nước, không có mùn thớt và
không bị mục như thớt gỗ. Nhưng thớt nhựa không chịu được lực tác động
lớn, nếu bạn chặt thịt cá, thớt có thể bị nứt, vỡ, làm dao nhanh cùn hơn. Vì
vậy bạn chỉ nên sử dụng thớt nhựa để thái các loại thức ăn đã qua chế biến,
không cần nhiều lực, hoặc cắt rau củ.
Thớt nhựa còn có loại chia ngăn giúp bạn có thể sơ chế cùng lúc nhiều loại
thực phẩm mà không sợ “lẫn lộn” món này sang món kia. Hiện trên thị
trường đã có loại thớt nhựa có chức năng diệt khuẩn, thực chất loại thớt này
có chứa chất microban diệt khuẩn, có tác dụng phá vỡ chức năng tế bào của
vi khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc sinh trưởng, phát triển trên bề mặt
thớt.
Ảnh: Corbis
Lưu ý:
- Tránh ấn dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên mặt thớt, tạo thành
những khe hở cho vi khuẩn sống, đồng thời làm thớt nhanh cũ.
- Khi thớt bị ố, ngả màu, bạn nên ngâm thớt trong giấm, nước cốt chanh
trong hai giờ đồng hồ. Sau đó rửa sạch lại bằng nước rửa bát, tráng nước sôi
để làm thớt sạch và mới lại, dùng bền hơn.
2. Thớt gỗ
Thớt gỗ có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức
ăn. Chúng có nhược điểm là dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong
vênh, có mùn, nứt, dễ mục. Vì thế, khi sử dụng thớt gỗ, bạn lưu ý:
- Chọn thớt độ dày đều, không có mắt gỗ.
- Khi mới mua về, bạn ngâm thớt trong nước muối mặn theo tỷ lệ 200g
muối/1lít nước trong 24 giờ, sau đó phơi khô thoáng. Điều này giúp thớt có
đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.
- Để thớt không bị mùn hay có mùi, sau khi sử dụng, bạn nên chà rửa thớt
bằng một ít nước rửa bát hoặc chanh tươi. Sau đó, bạn lau khô và treo thớt ở
nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc.
Ảnh: Inmagine
Bảo quản dao
Không được hơ dao trên lò lửa, hoặc phơi nắng gắt để tránh làm dao bị
mềm.
Dao rất dễ bị gỉ và cùn đi nếu đồ ăn vẫn còn dính trên dao sau khi đã dùng
xong. Vì thế, luôn phải rửa sạch dao sau khi nấu nướng. Khi rửa dao, nên
dùng miếng bọt biển để chống xước. Rửa sạch dao ngay sau khi sử dụng
xong, lau khô dao và cất đi. Nếu dao có vỏ bọc thì nên “trả dao về đúng chỗ
của nó” để đảm bảo tuổi thọ của dao.
Tuyệt đối không cho dao vào máy rửa bát hoặc ngâm xuống nước. Điều này
sẽ làm chuôi gỗ bị lỏng, khiến dao của bạn khó sử dụng. Ngoài ra, dao còn
có thể bị va đập mạnh với những đồ vật khác trong máy rửa bát, làm hỏng
lưỡi dao.
Để yên tâm dao không bị gỉ sét, bạn có thể bôi lên mặt dao một ít dầu ăn,
ngâm vào nước vo gạo, hoặc lấy gừng xoa lên.
Mỗi tuần nên mài dao một lần để đảm bảo dao luôn sắc, giúp bạn thoải mái
khi nấu nướng. Chỉ cần dùng đá mài hoặc dụng cụ mài dao, tuy nhiên không
nên để nước dính vào dụng cụ này sẽ làm nó rất nhanh gỉ. Nếu tỉ mỉ hơn, giữ
thói quen mài dao trước mỗi lần cắt, gọt thức ăn cũng là một giải pháp hay.
Nhưng nên nhớ bạn nên rửa sạch dao sau khi mài, để khô cho sạch bụi kim
loại có thể còn sót lại sau khi mài rồi hãy sử dụng nấu nướng.
Khi dao bị cùn
Theo thói quen khi dao bị cùn, bạn sẽ mài nó trên vật nhẵn nào đó, hoặc trên
đáy chén đĩa… nhưng thật ra làm như thế dao của bạn sẽ nóng lên, dễ bị
cong và rỉ. Bạn hãy thử ngâm dao trong nước muối 20 phút, sau đó mài bằng
đá mịn. Đảm bảo dao của bạn sẽ sắc bén như lúc mới mua về.
.
Cách bảo quản dao, thớt
Nấu nướng cũng cần đến cảm hứng; nếu dao, thớt, xoong nồi nhà bạn
đều sạch, tốt thì. vui nấu nướng bị ảnh hưởng khi thớt bị ra mùn gỗ hoặc dao cùn
cắt thức ăn “chẳng sướng tay”.
Bảo quản thớt
1. Thớt nhựa
Thớt nhựa có trọng lượng nhẹ