1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo "Sửa bản án sơ thẩm theo điều 221 Bộ luật tố tụng hình sự " docx

7 608 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 133,08 KB

Nội dung

nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 39 Sửa bản án thẩm theo Điều 221 Bộ luật tố tụng hình sự Hoàng Thị Sơn * 1. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), tòa án cấp phúc thẩm xem xét những phần của bản án thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Đối với những phần của bản án không bị kháng cáo, kháng nghị, tòa án chỉ xem xét trong trờng hợp cần thiết. Khi xét xử phúc thẩm, tòa án cấp phúc thẩm có quyền "sửa bản án thẩm". Việc sửa bản án thẩm đợc quy định cụ thể ở Điều 221 BLTTHS: "1. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án thẩm nh sau: a. Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; b. áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn; c. Giảm hình phạt cho bị cáo; d. Giảm mức bồi thờng thiệt hại và sửa quyết định xử lí vật chứng. 2. Nếu có căn cứ, tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị. 3. Trong trờng hợp viện kiểm sát kháng nghị hoặc ngời bị hại kháng cáo yêu cầu thì tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thờng thiệt hại, nếu có kháng nghị của viện kiểm sát hoặc kháng cáo của ngời bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, tòa án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn và giảm mức bồi thờng thiệt hại". 2. Số bị cáo đợc tòa án cấp phúc thẩm xét xử và sửa án từ năm 1992 đến năm 1996 đợc mô tả ở bảng (xem trang sau). Theo quy định trên thì tòa án cấp phúc thẩm có thể sửa bản án thẩm trong 3 trờng hợp: 2.1. Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản ánthẩm theo hớng có lợi cho ngời bị kết án khi có kháng cáo hoặc kháng nghị theo hớng đó đối với họ. Khoản 1 Điều 221 BLTTHS chỉ quy định tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án thẩm theo hớng trên nhng lại không quy định căn cứ để sửa, trong khi đây là vấn đề hết sức phức tạp, đặc biệt là tòa án cấp tỉnh nhiều lúc đ hiểu và vận dụng cha đúng với tinh thần của pháp luật và còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Theo chúng tôi, khoản 1 Điều 221 BLTTHS cần đợc hiểu nh sau: - Trờng hợp thứ nhất: Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án thẩm theo hớng miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo khi có kháng cáo, kháng nghị theo hớng đó. * Giảng viên chính Khoa t pháp Trờng đại học luật Hà Nội nghiên cứu - trao đổi 40 - Tạp chí luật học "Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc một ngời phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đ phạm" (1) đó là trờng hợp ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho x hội có đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể đợc quy định tại Bộ luật hình sự (BLHS) nhng viện kiểm sát hoặc tòa án thấy không cần thiết buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự (2) . Miễn trách nhiệm hình sự khác với không có trách nhiệm hình sự, tức là trờng hợp hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm, chỉ đáng bị xử lí về hành chính. Căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự đợc quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS bao gồm: - Nếu khi tiến hành điều tra hoặc xét xử, do sự chuyển biến của tình hình x hội mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho x hội nữa. Đây là trờng hợp ở thời điểm tội phạm xảy ra thì hành vi đó đợc coi là nguy hiểm cho x hội nhng đến khi tội phạm bị phát giác, trong quá trình điều tra, xét xử, tình hình x hội đ thay đổi nên hành vi đó không còn nguy hiểm cho x hội nữa. Trờng hợp này viện kiểm sát hoặc tòa án có thể quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho ngời phạm tội. - Nếu khi tiến hành điều tra hoặc xét xử, do sự chuyển biến của tình hình x hội mà ngời phạm tội không còn nguy hiểm cho x hội nữa, tức là ở thời điểm xảy ra tội phạm mà họ thực hiện thì họ là ngời nguy hiểm cho x hội nhng đến thời điểm điều tra, xét xử thì tình hình x hội thay đổi nên họ không đáng phải chịu Tổng số án Tỉ lệ % Quyết định sửa bản án của tòa án Năm đ xét xử Tăng án Giảm án Cải sửa, hình phạt bổ sung Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Bị cáo % Bị cáo % Bị cáo % 1) Xét xử phúc thẩm của cấp tỉnh 1992 4163 6143 89,41 89,13 178 2,89 957 15,57 1285 20,47 1993 5248 8155 94,60 93,46 273 3,34 1118 13,70 1149 14,08 1994 4312 6607 90,60 91,16 201 3,04 842 12,74 888 13,44 1995 6083 8859 91,44 91,27 281 3,17 961 10,84 1149 12,96 1996 6654 10171 85,93 85,34 394 3,87 981 9,64 1417 13,93 Cộng 26460 39935 90,13 89,76 1327 3,32 4859 12,16 5861 14,67 2) Xét xử phúc thẩm của TANDTC 1992 3659 6458 84,21 83,07 230 3,56 781 12,09 702 10,87 1993 3971 7226 82,42 82,66 464 6,42 815 11,27 406 5,61 1994 4399 7654 85,73 84,71 324 4,23 692 9,04 437 5,70 1995 4324 7368 72,52 67,41 344 4,66 719 9,57 424 5,75 1996 4902 8364 78,10 74,19 331 3,95 835 9,98 287 3,43 Cộng 21255 37070 80,11 77,63 1693 4,56 3842 10,36 2256 6,08 nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 41 trách nhiệm hình sự nữa. Do vậy, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho họ. - Nếu trớc khi hành vi phạm tội bị phát giác, ngời phạm tội đ tự thú, khai rõ sự việc góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm. Việc thực hiện chính sách khoan hồng của Nhà nớc ta đối với những ngời phạm tội ra tự thú phải căn cứ vào chính sách hình sự; căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, hậu quả tác hại xảy ra; thái độ khai báo, hối lỗi và sự góp phần vào việc phát hiện, điều tra tội phạm của ngời ra tự thú. Theo quy định hiện hành thì "ngời thực hiện hành vi phạm tội nhng cha bị phát giác không kể phạm tội gì, thuộc trờng hợp nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng mà tự thú thì có thể đợc miễn trách nhiệm hình sự hoặc đợc giảm nhẹ hình phạt theo quy định tại Điều 38 BLHS" (3) . "Miễn hình phạt là không buộc một ngời phải chịu hình phạt về tội mà ngời đó đ thực hiện" (4) . Theo khoản 2 Điều 48 BLHS, ngời phạm tội có thể đợc miễn hình phạt trong trờng hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ đợc quy định tại Điều 38 BLHS, đáng đợc hởng khoan hồng nhng cha đến mức đợc miễn trách nhiệm hình sự. - Trờng hợp thứ hai: Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo hớng áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn. BLTTHS không quy định rõ thế nào là áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn nhng trong thực tế, những trờng hợp áp dụng điều khoản BLHS có lợi cho bị cáo đợc coi là áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn: + Đổi tội danh nặng thành tội danh nhẹ; + Đổi điều khoản có khung hình phạt nặng sang điều khoản có khung hình phạt nhẹ; + Thêm một số tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 BLHS; + Bỏ một số tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 BLHS. - Trờng hợp thứ ba: Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo hớng giảm hình phạt cho bị cáo. Nếu xét thấy mức hình phạt mà tòa ánthẩm đ áp dụng đối với bị cáo quá nặng so với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định hình phạt nhẹ hơn hình phạt mà tòa án cấp thẩm đ tuyên đối với bị cáo. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt cho bị cáo, trong bản án phúc thẩm phải nêu rõ lí do của việc giảm. Trờng hợp tòa án cấp phúc thẩm quyết định chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn so với hình phạt mà tòa án thẩm đ áp dụng đối với bị cáo nh từ hình phạt tù sang hình phạt cải tạo không giam giữ thì đợc coi là giảm hình phạt. Cũng cần lu ý rằng, trờng hợp tòa án cấp thẩm quyết định hình phạt tù đối với bị cáo nhng tòa án cấp phúc thẩm lại quyết định phạt tù cho hởng án treo thì không đợc coi là giảm hình phạt, vì án treo chỉ là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện chứ không phải là nghiên cứu - trao đổi 42 - Tạp chí luật học hình phạt. Vậy trờng hợp này có đợc coi là sửa bản án thẩm không? Vấn đề này không đợc quy định trong Điều 221 BLTTHS về việc sửa bản án thẩm nhng rõ ràng tòa án cấp phúc thẩm đ quyết định khác với quyết định của bản án thẩm. Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng đây là một trong những trờng hợp tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án thẩm (5) và đề nghị bổ sung thêm một điểm nữa vào khoản 1 Điều 221 BLTTHS là "cho bị cáo hởng án treo". - Trờng hợp thứ t: Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo hớng giảm mức bồi thờng thiệt hại, tức là tòa án cấp phúc thẩm quyết định mức bồi thờng thiệt hại thấp hơn mức bồi thờng thiệt hại mà tòa án cấp thẩm đ quyết định nhng phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật về bồi thờng thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra (Điều 609 - Điều 625 BLDS). Trờng hợp ngời bị hại, nguyên đơn dân sự, ngời đại diện hợp pháp của họ vắng mặt tại phiên tòa có lí do chính đáng (nếu họ kháng cáo tăng mức bồi thờng) thì tòa án cấp phúc thẩm không đợc sửa bản án thẩm về việc giảm mức bồi thờng. - Trờng hợp thứ năm: Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án thẩm theo hớng sửa quyết định xử lí vật chứng. Vật chứng là những vật thể mà dựa vào chúng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác định những sự kiện có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Trong quá trình xét xử phúc thẩm, tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa quyết định xử lí vật chứng nếu thấy bản án thẩm quyết định xử lí vật chứng không đúng với quy định tại Điều 58 BLTTHS. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định xử lí vật chứng cho đúng với quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào việc có hay không có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án thẩm về việc xử lí vật chứng (6) . 2.2. Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản ánthẩm theo hớng có lợi (giảm hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn) cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị. Khi xét xử phúc thẩm, tòa án cấp phúc thẩm trớc hết xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị, "nếu xét thấy cần thiết thì tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án" (7) . Đó là phạm vi xét xử phúc thẩm theo quy định của BLTTHS. Điều này có nghĩa là tòa án cấp phúc thẩm không buộc phải xem xét nhng có thể xem xét nếu xét thấy cần thiết. Trờng hợp này, tòa án cấp phúc thẩm chỉ đợc quyết định theo hớng không làm xấu đi tình trạng của bất cứ ai, đó là giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn cho bị cáo không có kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị. 2.3. Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản ánthẩm theo hớng không có lợi cho ngời bị kết án khi có kháng cáo, kháng nghị theo hớng đó đối với họ. Vấn đề này đợc quy định tại khoản 3 Điều 221 BLTTHS. Cũng nh trờng hợp sửa bản án thẩm theo hớng có lợi cho ngời bị kết án, trờng hợp này điều luật chỉ quy định quyền hạn của tòa án cấp phúc thẩm mà không quy định căn cứ để sửa, do vậy hiện nay có nhiều vớng mắc trong việc áp dụng. Theo chúng tôi, vấn nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 43 đề này đợc hiểu nh sau: Thứ nhất, tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án thẩm theo hớng áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn cũng nh áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn. Những trờng hợp áp dụng điều khoản BLHS không có lợi cho bị cáo là trờng hợp áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn: - Chuyển khung hình phạt có mức hình phạt nhẹ sang khung hình phạt có mức nặng hơn; - Chuyển tội danh nhẹ sang tội danh nặng hơn (8) ; - áp dụng thêm tình tiết tăng nặng. Thực tiễn xét xử phúc thẩm cho thấy, do chỉ quy định chung chung mà không có căn cứ rõ ràng, cụ thể đồng thời trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân còn hạn chế nên phần lớn họ chỉ kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt khi thấy tòa án cấp thẩm xử phạt nhẹ chứ ít khi họ biết kháng cáo yêu cầu áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn. Do vậy, trong nhiều trờng hợp, mặc dù chỉ có kháng cáo của ngời bị hại hoặc kháng nghị của viện kiểm sát yêu cầu tăng hình phạt nhng hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn. Quyết định nh vậy là trái với khoản 3 Điều 221 BLHS. Theo Thông t liên ngành số 01/TTLN ngày 08/12/1988 của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) hớng dẫn áp dụng một số quy định của BLTTHS thì nếu viện kiểm sát kháng nghị hoặc ngời bị hại kháng cáo chỉ yêu cầu tăng hình phạt thì tòa án cấp phúc thẩm không đợc sửa bản án thẩm về áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn, trừ trờng hợp việc tăng hình phạt dẫn đến việc áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn. Thứ hai, tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án thẩm theo hớng tăng hình phạt đối với bị cáo. Trờng hợp này nói chung không có gì vớng mắc khi áp dụng nhng cũng cần lu ý rằng cùng một hình phạt thì nặng, nhẹ căn cứ vào mức của hình phạt. Hình phạt khác nhau thì đánh giá nặng nhẹ căn cứ vào tính chất của hình phạt, căn cứ vào khung hình phạt từ tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn đến phạt tiền, cảnh cáo. Cũng tơng tự nh trờng hợp thứ nhất, nếu viện kiểm sát kháng nghị, ngời bị hại kháng cáo chỉ yêu cầu áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn đối với bị cáo mà không yêu cầu tăng nặng hình phạt thì tòa án cấp phúc thẩm chỉ sửa bản án thẩm về việc áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn mà không đợc tăng hình phạt đối với bị cáo. Thứ ba, tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án thẩm theo hớng tăng mức bồi thờng thiệt hại, tức là tòa án cấp phúc thẩm quyết định mức bồi thờng thiệt hại cao hơn mức bồi thờng thiệt hại mà tòa án cấp thẩm đ quyết định nếu có kháng nghị của viện kiểm sát hoặc kháng cáo của ngời bị hại hay nguyên đơn dân sự. Khi xét xử phúc thẩm, những ngời này phải đợc tòa án cấp phúc thẩm triệu tập tham gia phiên tòa. Nếu họ vắng mặt có lí do chính đáng thì tòa án vẫn có thể tiến hành xét xử nhng không đợc ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho họ. Trờng hợp cần phải xử tăng mức bồi thờng thiệt hại mà họ vắng mặt có lí do chính đáng thì tòa án cấp phúc thẩm phải nghiên cứu - trao đổi 44 - Tạp chí luật học hon phiên tòa. 3. Qua nghiên cứu quy định về việc sửa bản án thẩm tại Điều 221 BLTTHS và thực tiễn áp dụng quy định này, chúng tôi thấy tòa án cấp phúc thẩm còn sửa bản án thẩm theo hớng từ không có tội thành có tội theo kháng nghị của viện kiểm sát hoặc kháng cáo của ngời bị hại. Do nhận thức thiếu thống nhất trong quá trình xét xử về việc áp dụng khoản 3 Điều 221 BLTTHS nên có trờng hợp tòa án cấp thẩm tuyên bị cáo không phạm tội, khi xét xử phúc thẩm thì tòa án cấp phúc thẩm lại tuyên bị cáo có tội. Tòa án nhân dân tối cao đ kháng nghị đối với một số bản án phúc thẩm nói trên và Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao đ xét xử giám đốc thẩm, chấp nhận kháng nghị, hủy bản án phúc thẩmbản án thẩm để xét xử lại ở cấp thẩm theo hớng kết tội bị cáo (9) . Vấn đề này hiện có nhiều ý kiến khác nhau: - ý kiến thứ nhát cho rằng việc tòa án cấp phúc thẩm sửa "không thành có" không chỉ vi phạm khoản 3 Điều 221 BLTTHS mà còn vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử và tớc mất quyền kháng cáo của những ngời tham gia tố tụng và quyền kháng nghị của viện kiểm sát. Trong trờng hợp này, tòa án cấp phúc thẩm chỉ có thể y án thẩm và kiến nghị cấp giám đốc thẩm xem xét lại. - ý kiến thứ hai cho rằng tòa án cấp phúc thẩm không có quyền sửa "không thành có" trong trờng hợp này mà chỉ có thể hủy án thẩm để xét xử lại theo trình tự thẩm nhằm đảm bảo chế độ hai cấp xét xử chứ không cần báo cáo cấp giám đốc thẩm xem xét (10) . - ý kiến thứ ba cho rằng tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội theo kháng cáo của ngời bị hại hoặc kháng nghị của viện kiểm sát nếu có căn cứ để kết tội bị cáo. Giải quyết theo cách này vẫn đảm bảo nguyên tắc tố tụng và quyền bào chữa cũng nh quyền kháng cáo của bị cáo, vì quyền này đ đợc thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Hơn nữa, theo Điều 225 BLTTHS thì "ngời đợc tòa án tuyên là vô tội cũng có quyền kháng cáo lí do bản án thẩm đ tuyên là họ không có tội". Theo số liệu thống kê của Vụ kiểm sát xét xử hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì vào thời gian từ 21/11/1995 đến 20/5/1997, thống kê về số bản án do cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không phạm tội nhng khi xét xử phúc thẩm, tòa án cấp phúc thẩm lại tuyên bị cáo có tội là (11) : Trong các vụ án nói trên, có trờng hợp bị cáo bị tòa án cấp thẩm tuyên không phạm tội nhng tòa án cấp phúc thẩm tuyên 20 năm tù. Theo chúng tôi, nếu căn cứ vào khoản 3 Điều 221 BLTTHS hiện hành thì tòa án cấp phúc thẩm không có quyền sửa "không thành có" nhng trờng hợp này có thể coi là kháng cáo, kháng nghị theo hớng không có lợi cho ngời bị kết án, vì vậy, việc tòa án Tòa án Số bị cáo đ xử tuyên không có tội Số bị cáo kháng cáo, kháng nghị Số bị cáo bị tòa án cấp phúc thẩm tuyên có tội Cấp huyện 59 43 22 Cấp tỉnh 74 36 17 Mấy ý kiến về (tiếp theo trang 34) động hoàn toàn không vì thế mà thay đổi và họ phải đợc pháp luật lao động bảo vệ nh các trờng hợp bình thờng khác. Nói nh vậy không có nghĩa là nguyên tắc "quan hệ lao động thực tế" nêu trên đều đợc áp dụng trong mọi trờng hợp. Có thể có hai trờng hợp ngoại lệ sau đây: nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 45 cấp phúc thẩm sửa án thẩm theo hớng kết tội sẽ làm cho việc giải quyết vụ án đợc nhanh chóng, tránh tình trạng phải xét xử lại ở nhiều cấp mà vẫn đảm bảo đợc các nguyên tắc tố tụng và quyền của bị cáo. Do vậy chúng tôi đề nghị bổ sung thêm vào khoản 3 Điều 221 BLTTHS nội dung nữa là: "Trong trờng hợp viện kiểm sát kháng nghị thì tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn, tăng mức bồi thờng thiệt hại, kết tội và tuyên hình phạt đối với bị cáo đợc tòa án cấp thẩm tuyên không có tội hoặc miễn trách nhiệm hình sự hay miễn hình phạt nếu có kháng nghị của viện kiểm sát hoặc kháng cáo của ngời bị hại, nguyên đơn dân sự". (1).Xem: Trờng đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự phần chung. Nxb. CAND H.1997, tr.242. (2).Xem: Đinh Văn Quế, Thủ tục phúc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Nxb. CTQG, H.1998, tr.103. (3). Xem: Thông t liên ngành số 05/TTLN ngày 2/6/1990. (4).Xem: Giáo trinh luật hình sự phần chung, Sđd, tr.276. (5).Xem: Giáo trình luật hình sự phần chung, Sđd, tr.109 (6).Xem: Trờng đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự. Nxb. CAND, H.1999, tr.276. (7).Xem: Điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự. (8). Theo Thông t số 19/TT ngày 2/10/1974 của Tòa án nhân dân tối cao thì "không coi là sửa theo tội danh nặng hơn nếu tội danh xử ở cấp phúc thẩm cùng tính chất, cùng loại và khung hình phạt tơng đơng với tội danh ở cấp thẩm". (9),(11).Xem: Tạp chí kiểm sát, số 7/1999, tr.23. (10).Xem: Đinh Văn Quế, Pháp luật, thực tiễn và án lệ. Nxb. Đà Nẵng, 1998, tr.36. . Tạp chí luật học - 39 Sửa bản án sơ thẩm theo Điều 221 Bộ luật tố tụng hình sự Hoàng Thị Sơn * 1. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS),. sửa bản án sơ thẩm trong 3 trờng hợp: 2.1. Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hớng có lợi cho ngời bị kết án khi có kháng cáo hoặc kháng

Ngày đăng: 08/03/2014, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w