Bảycáchđể không làmhưcon
bạn
1. Thiết lập giới hạn
Bạn cần lập ra giới hạn để bé biết điều gì được và không được. Ví dụ
khi bé đòi ăn một món ăn không lành mạnh, như snack, bạn sẽ có
hai cách trả lời, "Được thôi, con có thể ăn" hoặc "Con sẽ có một gói
snack. Nhưng không được đòi hỏi bất kì thứ gì nữa".
Với câu trả lời thứ nhất, bạn đã khiến bé thỏa mãn với đòi hỏi của
mình và bé sẽ tiếp tục đòi hỏi thêm nhiều thứ khác. Tuy nhiên, với
câu trả lời thứ hai, bạn đã đặt ra giới hạn cho bé một cách dứt khoát
để bé hiểu rằng sẽ không có thêm đòi hỏi nào được chấp thuận.
2. Dạy bé hiểu và đồng ý với giới hạn bạnđề ra
Một gói bánh snack có thể không gây hại gì cho bé ngay lập tức
nhưng bạn cần suy nghĩ đến việc nếu bé thích và ăn nó trong một
thời gian dài, điều đó không hề tốt cho sức khỏe.
Rất khó để bé chấp nhận rằng mình chỉ được ăn snack một vài lần
chứ không phải thường xuyên, bé dễ có thái độ khó chịu và dỗi hờn
bạn nhưng nó sẽ qua nhanh khi bé quên đi, điều quan trọng là không
thỏa hiệp với những đòi hỏi mà bạn biết không có lợi cho sức khỏe
của bé.
3. Làm thế nào khi bé ăn vạ?
Khi đòi hỏi không được đáp ứng, nhiều bé sẽ ăn vạ bằng cách khóc
lóc, năn nỉ thậm chí gào thét, lúc này bạn hãy nhất quyết nói "Không".
Có thể bé sẽ tiếp tục khóc, tức giận nhưng bạn cần giữ thái độ rõ
ràng, không lung lay dù bé có làm gì. Một vài lần như vậy bé sẽ biết
rằng ăn vạ không có ích gì và dần từ bỏ thói quen xấu này.
4. Những điều bé muốn có thực sự tốt cho bé?
Bạn không chắc những điều bé muốn có thực sự tốt cho bé không?
Gặp trường hợp này, hãy hỏi và yêu cầu bé giải thích lý do vì sao
bạn phải thực hiện điều bé muốn. Khi nhận được lý do thỏa đáng,
bạn sẽ thoải mái hơn và đồng ý với điều mà bé muốn.
5. Hãy giao việc cho bé làm
Đây là cách đơn giản đểbạn dạy cho bé những bài học đầu tiên về
trách nhiệm. Bạn chỉ cần giao cho bé những việc nhỏ phụ giúp bạn
như kéo quần áo khô, gom quần áo vào giỏ Bạn cũng nên khích lệ
tinh thần bằng việc cám ơn và nói rằng bé đã giúp được bạn rất
nhiều việc.
6. Để bé tập làm quen với sự thất vọng
Đương nhiên, không cha mẹ nào lại muốn thấy con mình buồn
nhưng điều này khó tránh khỏi trong cuộc sống. Hãy tập để bé có
những kĩ năng đối phó với nỗi buồn và sự thất vọng trong cuộc sống,
điều này vô cùng hữu ích khi bé trưởng thành.
7. Giúp bé hiểu được giá trị sức lao động
Bạn có thể dễ dàng mua cho bé một món đồ bé thích bất cứ lúc nào,
đây là cáchlàmhư bé nhanh nhất. Hãy thể hiện rõ quan điểm cho bé
biết, bé phải làm được việc tốt, có ích mới xứng đáng nhận phần
thưởng.
Khi bé ao ước có 1 món đồ chơi, bạn có thể thiết lập "biểu đồ sao" và
nói bé biết rằng phải cần có bao nhiêu ngôi sao mới được mua món
đồ chơi đó. Mỗi lần bé làm được một việc có ích, bạn tặng bé một
ngôi sao, bé sẽ có cảm giác thực sự thành công khi cuối cùng cũng
nhận được thứ từ sự cố gắng của chính mình.
. Bảy cách để không làm hư con
bạn
1. Thiết lập giới hạn
Bạn cần lập ra giới hạn để bé biết điều gì được và không được. Ví dụ
khi. món ăn không lành mạnh, như snack, bạn sẽ có
hai cách trả lời, "Được thôi, con có thể ăn" hoặc " ;Con sẽ có một gói
snack. Nhưng không được