§Ò: 24
I. Phần chung :
Câu 1: (2 điểm)
Nêu vắn tắt ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu 2: (3 điểm)
Viết một đoạn văn (10 đến 15 câu) bàn về vấnđề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam hiện nay.
II. Phần riêng :
Câu 3a (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn): (5 điểm)
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài
Câu 3b (Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao): (5 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân
Gîi ý lµm bµi
I. Phần chung :
Câu 1: Thí sinh nêu vắn tắt ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn:
- Nghĩa đen:
Là thứ thuốc chữa bệnh lao của những người dân Trung Quốc u mê, lạc hậu, mê tín dị đoan: Lấy
máu người tẩm bánh bao để chữa bệnh lao. Thực chất đây là một thứ “thuốc độc”. (1 điểm)
- Nghĩa bóng:
+ Cần có một loại thuốc để chữa bệnh vô tâm, vô cảm, đớn hèn của nhân dân Trung Quốc thời
bấy giờ. (0,5 điểm)
+ Cần có một loại thuốc để chữa bệnh xa rời quần chúng của những người làm cách mạng. (0,5
điểm)
* Trên đây chỉ là gợi ý của người ra đề, giám khảo có thể linh hoạt cho điểm những bài làm sáng
tạo nhưng hợp lí.
Câu 2: Thí sinh viết một đoạn văn theo kiểu văn bản nghị luận và chỉ bàn về vấnđề ô nhiễm
nguồn nước ở Việt Nam hiện nay. Sau đây là một số gợi ý của người ra đề:
- Thực trạng: Rất phổ biến và nghiêm trọng ở cả thành thị lẫn nông thôn. (1 điểm)
- Nguyên nhân: Ý thức bảo vệ nguồn nước của con người còn kém. Chất thải công nghiệp, nông
nghiệp, sinh hoạt, không qua xử lí mà được xả trực tiếp vào nguồn nước. (1 điểm)
- Giải pháp: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng. Các ngành
chức năng cần có những biện pháp mạnh đối với những hành vi cố ý gây ô nhiễm nguồn nước. (1 điểm)
II. Phần riêng:
Câu 3a: (Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn)
A/. Yêu cầu chung:
Viết đúng kiểu văn bản nghị luận văn học, làm nổi bật được hình tượng nhân vật Mị trong tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
B/. Yêu cần cụ thể:
Phân tích nhân vật Mị ở hai thời điểm trước và sau khi trở thành con dâu gạt nợ:
- Mị trước khi trở thành con dâu gạt nợ: Là cô gái xinh đẹp, hiếu thảo, bản lĩnh, tài năng,
- Mị khi trở thành con dâu gạt nợ:
+ Phản kháng: Trốn về nhà bố đẻ, định dùng lá ngón tự tử.
+ Cam chịu: Làm nô lệ, tê liệt về tinh thần.
+ Nhẫn nhục: Chịu đựng sự hành hạ của A Sử.
+ Phản kháng quyết liệt: Cắt sợi dây cởi trói cho A Phủ và bỏ trốn theo A Phủ.
Câu 3b: (Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao)
A/. Yêu cầu chung:
Viết đúng kiểu văn bản nghị luận văn học, làm nổi bật được diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong
tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
B/. Yêu cầu cụ thể:
Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ:
- Ngạc nhiên.
- Tủi.
- Mừng.
- Lo
- Thương.
- Hi vọng.
. nhặt” của nhà văn Kim Lân.
B/. Yêu cầu cụ thể:
Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ:
- Ngạc nhiên.
- Tủi.
- Mừng.
- Lo
- Thương.
- Hi vọng §Ò: 24
I. Phần chung :
Câu 1: (2 điểm)
Nêu vắn tắt ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu 2: (3 điểm)
Viết một đoạn văn (10 đến