Bíkípđểleocấpnhanh
1. Làm thật tốt công việc hiện tại
Cho dù công việc hiện tại không phải là nghề mà bạn theo đuổi lâu dài thì
bạn cũng nên làm hết sức mình và đạt kết quả tốt nhất trong khả năng.
Bạn nên đưa ra những đề xuất để sếp có thể nhìn nhận năng lực của bạn.
Hãy luôn sẵn sàng trong mọi tình huống và cũng nên tiếp thu những ý
kiến phê bình có thiện chí xây dựng. Không nên bảo thủ hay đổ lỗi cho
người khác vì những việc ấy không đem lại kết quả gì ngoài việc làm xấu
đi hình ảnh “chuyên nghiệp” của bạn.
2. Tình nguyện nhận những công việc ngoài lĩnh vực
Đây có thể được xem là một chiếc lược. Bên cạnh công việc hằng ngày,
bạn sẽ được đánh giá cao hơn nếu cũng có thể hoàn thành tốt những
công việc khác. Trong khi những người khác ganh đua nhau để làm
những công việc có trách nhiệm cụ thể, bạn đang thể hiện giá trị của mình
qua việc khác.
3. Tạo hình ảnh cho sếp của bạn
Thậm chí nếu bạn không thích sếp thì bạn cũng hãy làm điều đó, vì thành
công của cả phòng. Khi sếp của bạn được thăng tiến và chuyển lên một vị
trí cao hơn, sẽ có một người khác thay thế vị trí của sếp, và đó rất có thể
là bạn. Nhưng không nên buộc chặt mình với sếp, vì nếu sếp bị sa thải vì
không có năng lực thì bạn chính là người bị ảnh hưởng đầu tiên.
4. Tạo mối quan hệ với phòng nhân sự
Nếu bạn có mối quan hệ thân thiết với các nhân viên phòng nhân sự, bạn
có thể biết những thông tin về tổ chức nhân sự của công ty hoặc những
thông tin quý báu về các khóa học đào tạo. Hãy để cho họ biết rằng bạn
muốn gắn bó lâu dài với công ty.
5. Duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
Hãy là một cộng sự tốt với tất cả mọi người. Lịch sự, hòa nhã và ý tứ mọi
lúc, đó là những điều bạn nên ghi nhớ. Khi biết đánh giá cao nỗ lực của
cộng sự, bạn cũng sẽ có được sự tôn trọng của người khác. Đừng bao giờ
nói về những mối quan hệ cá nhân ở công ty - những điều mà có thể sau
đó bạn sẽ phải hối tiếc.
6. Thể hiện khả năng lãnh đạo
Để bước trên những nấc thang danh vọng, bạn phải có một hình ảnh thật
tốt. Khuyến khích mọi người trong công việc, đánh giá cao những thành
tích đặc biệt của người khác và thỉnh thoảng có thể tổ chức những buổi
vui chơi, họp mặt bên ngoài công ty.
7. Luôn sẵn sàng là người kế nhiệm
Nếu chỉ nghĩ đơn giản rằng mình cũng đang làm việc, có thể bạn sẽ mãi
chỉ làm công việc đó mà thôi. Hãy chia sẻ những kiến thức và kỹ năng của
bạn. Khi bạn nghỉ phép, hãy đề nghị người khác làm giúp công việc của
bạn và hãy chỉ cho họ cách giải quyết tốt nhất
8. Tìm một người cố vấn có kinh nghiệm
Tìm một người mà bạn tin cậy (tốt hơn hết là quản lý hay giám đốc, những
người vốn có mối quan hệ rộng) để được chia sẻ kinh nghiệm và được
tặng những lời khuyên hữu ích. Chia sẻ với họ mục tiêu nghề nghiệp của
bạn và xây dựng chiến lược. Biết đâu, có thể bạn cũng cần phải thuyên
chuyển sang một vị trí khác để làm việc trong lĩnh vực mình yêu thích, ở
một vị trí cao hơn. Một người cố vấn đáng tin cậy sẽ rất cần thiết cho bạn.
9. Học thêm
Dù trình độ của bạn có cao thế nào chăng nữa, vẫn luôn có những điều
mới cần học hỏi. Hãy tham gia những khóa học hay những buổi hội thảo.
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến sếp xem khóa học ấy có giá trị với công ty
hay không. Nên đọc nhiều sách về kinh tế, liên tục cập nhật những thông
tin chứ không quanh quẩn với những thông tin liên quan đến lĩnh vực bạn
đang làm.
10. Ăn mặc đẹp
Có thể bạn nghĩ rằng điều này không quan trọng nhưng thật ra diện mạo
là một phần quan trọng làm nên hình ảnh của bạn. Khi đến công ty, bạn
nên tạo cho mình một hình ảnh đẹp nhất, luôn sẵn sàng cho mọi cuộc họp
quan trọng đột xuất.
11. Tận dụng cơ hội tiếp thị hình ảnh của bạn
Chúng ta ít khi nào biết trước khi nào cơ hội đến. Hãy tự giới thiệu và tạo
ấn tượng tốt nếu có cơ hội tiếp cận trực tiếp với giám đốc. Khi làm việc
theo nhóm hay gặp khách hàng, bạn có muốn họ nhớ đến mình với một
hình ảnh tốt? Đừng bao giờ khoe khoang và tự cao. Tham vọng là tốt
nhưng đừng tự biến mình trở thành một người hay khoe mẽ và ích kỷ.
12. Lựa chọn thời gian thích hợp để đưa ra lời đề nghị
Nếu muốn đề nghị được thăng chức hay tăng lương, hãy lựa chọn thời
gian thật thích hợp, và hãy cho sếp biết rằng bạn sẵn sàng nhận trách
nhiệm mới. Nhưng đừng để sếp thấy rằng bạn đang rất muốn chuyển lên
một vị trí mới. Hãy biết kiên nhẫn.
Bạn không thể thăng tiến nếu chỉ dựa vào những giải thưởng, khả năng
hay thâm niên. Nếu có một người khác được bổ nhiệm vào vị trí mà bạn
mong muốn cho dù anh ta không bằng bạn thì cũng đừng phản ứng một
cách tiêu cực. Điều đó không giúp ích gì cho bạn, thậm chí nó cho thấy
bạn không phải là người xứng đáng với vị trí đó. Hãy giữ bình tĩnh, và có
thể một vị trí tốt hơn đang được dành cho bạn, hoặc người đương nhiệm
sẽ thất bại và bạn sẽ ngồi vào vị trí của anh ta.
. Bí kíp để leo cấp nhanh
1. Làm thật tốt công việc hiện tại
Cho dù công việc hiện tại. mình và đạt kết quả tốt nhất trong khả năng.
Bạn nên đưa ra những đề xuất để sếp có thể nhìn nhận năng lực của bạn.
Hãy luôn sẵn sàng trong mọi tình