Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
322,5 KB
Nội dung
Giáo trình Nguyên lý kế toán
CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
TRONG DOANH NGHIỆP
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học được trang bị những kiến thức
và kỹ năng về phương pháp hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ
yếu trong doạnh nghiệp như:
- Kế toán các yếu tố cơ bản của sản xuất.
+ Nhập, xuất nguyên vật liệu; công cụ, dụng cụ
+ Tính lương và các khoản trích theo lương
+ Các chi phí phân xưởng…
− Trình bày cụ thể các bước tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
− Trình bày cụ thể các bước tập hợp chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh
doanh
− Nêu các trường hợp phân phối lợi nhuận cơ bản
6.1. Nhiệm vụ của kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh
6.1.1. Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là việc thực hiện một, một
số hoặc tất cả các công đoạn của quy trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung cấp các dịch vụ như dịch vụ vận tải nhằm mục đích sinh lời
- Doanh nghiệp được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không
cấm
6.1.2. Nhiệm vụ của kế toán
- Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung
công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán
nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và
ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật
91
Giáo trình Nguyên lý kế toán
6.2. Kế toán các yếu tố cơ bản của sản xuất
6.2.1. Kế toán nguyên vật liệu
6.2.1.1. Khái niệm: Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động dùng trong sản
xuất chế biến của Doanh nghiệp. Nguyên vật liệu bao gồm:
− Nguyên vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản
xuất chế biến, nó tạo thành thực thể vật chất của sản phẩm.
− Vật liệu phụ: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính
để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm và các loại
vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động và bảo quản các loại tư liệu lao động,
phục vụ cho công việc lao động của công nhân.
− Nhiên liệu: bao gồm các loại vật liệu được dùng để tạo ra năng lượng phục vụ
cho hoạt động của các loại máy móc, thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất.
− Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế, sửa
chữa các loại tài sản là tài sản cố định là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,
truyền dẫn.
− Các loại vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu không thuộc các loại vật liệu đã
nêu ở trên như bao bì đóng gói sản phẩm, phế liệu thu hồi được trong quá trình
sản xuất và thanh lý tài sản.
6.2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
− Ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất kho nguyên vật liệu cả về hiện vật cũng
như giá trị.
− Hướng dẫn và kiểm tra những cá nhân và các bộ phận liên quan thực hiện đúng
chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu. Mở, ghi chép, quản lý các loại sổ
sách kế toán cần thiết, đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc hạch toán nguyên
vật liệu theo đúng phương pháp, chế độ.
− Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo quản, kiểm tra việc thực hiện định mức tồn
kho, kiểm tra việc thực hiện định mức sử dụng nguyên vật liệu.
− Xác định số lượng nguyên vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và
phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí.
− Tham gia vào công tác kiểm kê, đánh giá nguyên vật liệu đồng thời phân tích
tình hình mua, dự trữ và sử dụng gnuyên vật liệu.
6.2.1.3. Nguyên tắc hạch toán nguyên vật liệu: tuân thủ 3 nguyên tắc:
92
Giáo trình Nguyên lý kế toán
− Nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu phải được thực hiện theo giá thực tế.
− Xác định giá trị thực tế xuất kho, ta có thể sử dụng 1 trong 5 phương pháp đã
biết.
− Kế toán chí tiết nguyên vật liệu phải được thực hiện theo từng nhóm, từng loại
nguyên vật liệu.
6.2.1.4. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 152 nguyên liệu, vật liệu.
TK 152
Phản ánh giá trị NVL nhập trong kỳ Phản ánh giá trị NVL xuất trong kỳ
Phản ánh giá trị NVL còn ở cuối kỳ
6.2.1.5. Nguyên tắc hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
6.2.1.5.1 Đối với Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên
− Nhập kho nguyên vật liệu, căn cứ vào chứng từ hóa đơn liên quan để ghi:
Nợ TK 152 “Nguyên vật liệu”
Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”
Có TK 111 “Tiền mặt”
Có TK 112 “TGNH”
Có TK 331 “Phải trả người bán”
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”
- Nhập kho phát hiện thiếu nguyên liệu, vật liệu không rõ nguyên nhân, kế toán
ghi:
Nợ TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” (theo số thực nhận)
Nợ TK 1381 “ Tài sản thiếu chờ sử lý”
Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” (nếu có)
Có TK 111 “Tiền mặt”
Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
Có TK 331 “Phải trả nguời bán”
93
Giáo trình Nguyên lý kế toán
- Nhập kho phát hiện thừa nguyên liệu, vật liệu không rõ nguyên nhân, kế toán
ghi:
Nợ TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, (theo số thực nhận)
Nợ TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ” ( nếu có)
Có TK 111 “Tiền mặt”
Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
Có TK 331 “Phải trả nguời bán”
Có TK 3381 “ Tài sản thừa chờ xử lý”
- Nhập kho nguyên liệu, vật liệu phát hiện thừa nhận giữ hộ, kế toán ghi:
Nợ TK 002 “Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công”
- Khi trả lại nguyên liệu, vật liệu nhận giữ hộ , kế toán ghi:
Có TK 002 “Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công”
− Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thương mại, thì kế toán
ghi khoản chiết khấu thực tế được hưởng
Nợ TK 331, 111…
Có TK 152
− Khi xuất dùng nguyên vật liệu vào sản xuất kinh doanh, kế toán ghi
Nợ TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Nợ TK 627 “Phục vụ ở phân xưởng”
Nợ TK 641 “Dùng cho bán hàng”
Nợ TK 642 “Dùng cho quản lý chung”
Có TK 152
6.2.1.5.2. Trường hợp Doanh nghiệp hạch toán tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ
− Đầu kỳ kế toán kết chuyển trị giá nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 611 “Mua hàng”
Có TK 152 “nguyên vật liệu”
− Trong kỳ nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 611 “Trị giá nguyên vật liệu nhập trong kỳ”
Có TK 111 “Tiền mặt”
Có TK 112 “Tiền gửi Ngân hàng”
Có TK 331 “Phải trả người bán”
94
Giáo trình Nguyên lý kế toán
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”
− Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định thực tế giá trị nguyên vật
liệu tồn kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152 “Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ”
Có TK 611 “Mua hàng”
Nợ TK 621/627/641/642
Có TK 611 “Mua hàng”
Ví dụ1: Có tài liệu về tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu của xí nghiệp sản xuất A
trong tháng 10/2010 như sau (Đơn vị tính: đồng):
− Nhập kho trong tháng 250.000.000đ, trong đó:
+ Trả bằng tiền gửi ngân hàng : 180.000.000đ
+ Còn nợ người cung cấp : 70.000.000đ
− Trả lại cho người bán trong tháng và nhận bằng tiền mặt 10.000.000đ
− Trong tháng xuất sử dụng 200.000.000đ, trong đó:
+ Nguyên vật liệu trực tiếp : 150.000.000đ
+ Nguyên vật liệu gián tiếp : 30.000.000đ
+ Xuất bao bì bán hàng trong tháng (không thu hồi): 20.000.000đ
Yêu cầu: Hạch toán tình hình nguyên vật liệụ trong kỳ áp dụng cho cả 2 phương
pháp hạch toán hàng tồn kho.
a. DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán ghi:
1. Nợ TK 152: 250.000.000đ
Có TK 112: 180.000.000đ
Có TK 331: 70.000.000đ
2. Nợ TK 111: 10.000.000đ
Có TK 152: 10.000.000đ
3. Nợ TK 621: 150.000.000đ
Nợ TK 627: 30.000.000đ
Nợ TK 641: 20.000.000đ
Có TK 152: 200.000.000đ
b. Nếu Doanh nghiệp hạch toán tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Giả sử
tồn kho đầu kỳ là 10.000.000đ, tồn kho cuối kỳ là 50.000.000đ. Kế toán ghi:
95
Giáo trình Nguyên lý kế toán
1. Nợ TK 611: 10.000.000đ
Có TK 152: 10.000.000đ
2. Nợ TK 611: 250.000.000đ
Có TK 112: 180.000.000đ
Có TK 331: 70.000.000đ
3. Nợ TK 111: 10.000.000đ
Có TK 611: 10.000.000đ
4. Nợ TK 152: 50.000.000đ
Có TK 611: 50.000.000đ
5. Nợ TK 621, 627, 641, 642: 200.000.000đ
Có TK 611: 200.000.000đ
Ví dụ 2: Nhận được hóa đơn 800kg vật liệu chính giá 8.000đ/kg, thuế GTGT 10%
đã chấp nhận thanh toán. Khi hàng về nhập kho phát hiện thiếu 60kg, số hàng thiếu
không rõ nguyên nhân.
Nợ TK 152: 740 x 8.000 = 5.920.000đ
Nợ TK 1381: 60 x 8.000 = 480.000đ
Nợ TK 133: 10% x 800 x 8.000 ( ghi theo HĐ) = 640.000đ
Có TK 331 7.040.000đ
a. Nếu hàng thiếu do lỗi của người bán, người bán giao bổ sung:
Nợ TK 152: 60 x 8.000 = 480.000đ
Có TK 1381: 60 x 8.000 = 480.000đ
b. Nếu hàng thiếu do lỗi người bán, người bán không có hàng giao, trừ vào công nợ.
Nợ TK 331: 528.000đ
Có TK 1381: 480.000đ
Có TK 133: 48.000đ
c. Trường hợp hàng thiếu bắt bộ phận thu mua bồi thường:
Nợ TK 1388: 528.000đ
Có TK 1381: 480.000đ
Có TK 133: 48.000đ
Ví dụ 3: Đơn vị nhận được một số nguyên vật do bên bán gửi đến, số lượng ghi trên
hóa đơn 1.000kg, đơn giá 7.000đ/kg. Khi kiểm nhận phát hiện thừa 80kg, đơn vị
96
Giáo trình Nguyên lý kế toán
cho nhập kho đúng số lượng trên hóa đơn, số hàng thừa nhận giữ hộ, thuế suất thuế
GTGT 10%, tiền hàng chưa thanh toán.
a. Nợ TK 152: 1.000 x 7.000 = 7.000.000đ
Nợ TK 133: 700.000đ
Có TK 331 7.000.000đ
b. Nợ TK 002: 80 x 7.000 = 560.000đ
Ví dụ 4: Đơn vị đến nhận nhiên liệu tại bên bán số lượng trên chứng từ nhận hàng
là 5.000 lít, đơn giá 3.200đ/lít, thuế suất thuế GTGT 10%. Khi nhiện liệu về đến
kho, kiểm nhận phát hiện thừa 50 lít và đơn vị nhập kho luôn số nhiên liệu này, tiền
hàng chưa thanh toán.
a. Nợ TK 152: 5.000 x 3.200 = 16.000.000đ
Nợ TK 133: 1. 600.000đ
Có TK 331 17.600.000đ
b. Nợ TK 152: ( 50 x 3.200) = 160.000đ
Có TK 331 160.000đ
6.2.2. Kế toán công cụ dụng cụ
6.2.2.1. Khái niệm:
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ những tiêu chuẩn để trở
thành TSCĐ. Vì vậy, công cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán tương tự như
nguyên liệu, vật liệu.
6.2.2.2. Nhiệm vụ của kế toán công cụ, dụng cụ
− Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho công cụ,
dụng cụ theo giá thực tế.
− Kế toán chi tiết công cụ, dụng cụ thì phải được thực hiện theo từng loại, từng
nhóm cụ thể.
− Hướng dẫn kiểm tra những bộ phận sử dụng thực hiện đúng chế độ ghi chép ban
đầu, đồng thời thực hiện đúng việc mở, ghi chép, quản lý sổ sách có liên quan.
− Kiểm tra, quản lý việc sử dụng công cụ, dụng cụ, đồng thời định kỳ xác định số
lượng giá trị của công cụ, dụng cụ đã tiêu hao trong quá trình sử dụng để phân
bổ vào các đối tượng chịu chí phí.
− Tham gia kiểm kê, đánh giá lại công cụ dụng khi có yêu cầu.
97
Giáo trình Nguyên lý kế toán
6.2.2.3. Nguyên tắc hạch toán
− Giá hạch toán phải là giá thực tế
− Đối tượng hạch toán phải chi tiết
− Khi xuất dùng hoặc xuất cho thuê phải theo dõi song song cả về số lượng cũng
như về mặt giá trị
− Đối với những tài sản là công cụ, dụng cụ xuất 1 lần có giá trị lớn và sử dụng
cho nhiều kỳ thì trước hết nó phải được hạch toán vào tài khoản 142 (chi phí trả
trước). Định kỳ kiểm kê đánh giá lại công cụ, dụng cụ xác định mức độ hao mòn
để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí.
6.2.2.4. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 153 (công cụ, dụng cụ)
Bên nợ thể hiện giá trị công cụ, dụng cụ do mua của nhà cung cấp và các nguyên
nhân tăng khác.
Bên có thể hiện giá trị công cụ, dụng cụ xuất kho để sử dụng và các nguyên nhân
giảm khác.
Số dư bên nợ thể hiện giá trị công cụ, dụng cụ vào cối kỳ kế toán.
6.2.2.5. Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu
6.2.2.5.1. Hạch toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
− Nhập kho công cụ, dụng cụ: căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 153 “Công cụ, dụng cụ”
Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” (nếu có)
Có TK 111 “Tiền mặt”
Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
Có TK 331 “Phải trả nguời bán”
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”
- Nhập kho công cụ, dụng cụ phát hiện thiếu không rõ nguyên nhân, kế toán ghi:
Nợ TK 153 “Công cụ, dụng cụ” (theo số thực nhận)
Nợ TK 1381 “ Tài sản thiếu chờ sử lý”
Nợ TK TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” (nếu có)
Có TK 111 “Tiền mặt”
Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
98
Giáo trình Nguyên lý kế toán
Có TK 331 “Phải trả nguời bán”
- Nhập kho công cụ, dụng cụ phát hiện thừa không rõ nguyên nhân, kế toán ghi:
Nợ TK 153 “Công cụ, dụng cụ” (theo số thực nhận)
Nợ TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ” ( nếu có)
Có TK 111 “Tiền mặt”
Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
Có TK 331 “Phải trả nguời bán”
Có TK 3381 “ Tài sản thừa chờ xử lý”
- Nhập kho công cụ, dụng cụ phát hiện thừa, nhận giữ hộ, kế toán ghi:
Nợ TK 002 “Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công”
− Khi xuất trả công cụ dụng cụ nhận giữ hộ, kế toán ghi:
Có TK 002 “Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công”
− Chiết khấu được hưởng, giảm giá hoặc trả lại công cụ, dụng cụ đã mua, kế toán
ghi
Nợ TK 331 “Phải trả người bán”
Có TK 153 “Công cụ, dụng cụ”
Có TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” (nếu có)
− Xuất công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh, giá trị nhỏ, được phân bổ
vào chi phí của đối tượng sử dụng trong một lần (phân bổ 100%), kế toán ghi:
Nợ TK 627 – nếu dùng cho phân xưởng sản xuất
Nợ TK 641 – nếu dùng cho hoạt động bán hàng
Nợ TK 642 – nếu dùng cho hoạt động quản lý Doanh nghiệp
……
Có TK 153 – Trị giá công cụ, dụng cụ xuất dùng
− Nếu công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn, hoặc xuất dùng hàng loạt cần
phải phân bổ trong nhiều kỳ thì khi xuất dùng phải chuyển giá trị của nó thành
chi phí trả trước. Kế toán ghi sổ:
Nợ TK 142 – Chi phí trả trước hoặc
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 153 – Trị giá công cụ, dụng cụ xuất dùng
- Kế toán phân bổ công cụ dụng cụ xuất dùng, tính vào chi phí
Nợ TK 627 (nếu dùng cho phân xưởng sản xuất)
99
Giáo trình Nguyên lý kế toán
Nợ TK 641 (nếu dùng cho hoạt động bán hàng)
Nợ TK 642 (nếu dùng cho hoạt động quản lý Doanh nghiệp)
Có TK 142- Chi phí trả trước hoặc
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN
111/112/331 153 331
411 627/641/642
154 142/242
(1) Trị giá nhập kho công cụ, dụng cụ nhập kho
(2) Trị giá công cụ, dụng cụ được cấp trong kỳ
(3) Trị giá công cụ, dụng cụ tự sản xuất hoặc gia công
(4) Khoản chiết khấu, giảm giá công cụ, dụng cụ
(5) Xuất dùng công cụ, dụng cụ phân bổ 1 lần
(6) Chuyển thành chi phí trả trước phân bổ dần
6.2.2.5.2. Hạch toán tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
− Đầu kỳ kế toán kết chuyển trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
− Trong kỳ nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 611 – Trị giá công cụ dụng cụ nhập trong kỳ
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
− Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định thực tế giá trị công cụ,
dụng cụ tồn kho, kế toán ghi:
100
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
[...]... kế toán ghi: Nợ TK 63 1: 63 3.000.000đ Có TK 62 1: 250.000.000đ Có TK 62 2: 122.000.000đ Có TK 62 7: 261 .000.000đ (7) Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: Nợ TK 154: 60 .000.000đ Có TK 63 1: 60 .000.000đ (8) Kết chuyển giá vốn hàng bán nếu giao hàng trong kỳ Nợ TK 63 2: 62 3.000.000đ Có TK 63 1: 62 3.000.000đ 6. 4 Kế toán mua hàng trong doanh nghiệp thương mại 6. 4.1.Khái niệm Mua hàng là quá trình dự trữ... 50.000.000đ + 63 3.000.000đ – 60 .000.000đ = 62 3.000.000đ (6) Nợ TK 155: 62 3.000.000đ Có TK 154: 62 3.000.000đ Giá thành đơn vị sản phẩm = 62 3.000.000 / 3.500 = 178.000 (đ) b Nếu Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán ghi: (1) Nợ TK 62 1: 250.000.000đ Nợ TK 62 7: 50.000.000đ 119 Giáo trình Nguyên lý kế toán Có TK 61 1: 300.000.000đ (2) Nợ TK 62 2: 100.000.000đ Nợ TK 62 7: 50.000.000đ... TK 61 1 – Mua hàng Nợ TK 62 7 /64 1 /64 2 Có TK 61 1 – Mua hàng SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN (4) 153 xxx 61 1 (1) 111/112/331 331 (2) (5) 154/411 62 7 /64 1 /64 2 (3) (6) (1) Trị giá công cụ, dụng cụ đầu kỳ chuyển sang (2) Trị giá công cụ, dụng cụ nhập trong kỳ (3) Trị giá công cụ, dụng cụ tự sản xuất, tự gia công hoặc được cấp (4) Trị giá công cụ, dụng cụ hiện có cuối kỳ (5) Khoản chiết khấu, giảm giá công cụ, dụng cụ (6) ... 300.000.000đ (2) Nợ TK 62 2: 100.000.000đ Nợ TK 62 7: 50.000.000đ Có TK 334: 150.000.000đ (3) Nợ TK 62 2: 22.000.000đ Nợ TK 62 7: 11.000.000đ Có TK 338: 33.000.000đ (4) Nợ TK 62 7: 150.000.000đ Có TK 111: 10.000.000đ Có TK 112: 20.000.000đ Có TK 142: 10.000.000đ Có TK 153: 10.000.000đ Có TK 214: 100.000.000đ (5) Nợ TK 154: 63 3.000.000đ Có TK 62 1: 250.000.000đ Có TK 62 2: 122.000.000đ Có TK 62 7: 261 .000.000đ Tổng... toán ghi Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 63 1 – Giá thành sản xuất − Đầu kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí thực tế sản xuất kinh doanh dở dang, kế toán ghi: Nợ TK 63 1 – Giá thành sản phẩm Có TK – 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN 61 1 62 1 334/338/335 63 1 5a 2 63 2 7 62 2 5b 3 111/112/214 62 7 154 5c 6 4 1 Trong đó: 117 xxx Giáo trình Nguyên lý kế toán (1) Kết chuyển... 62 2: 70.000.000đ Nợ TK 62 7: 10.000.000đ Nợ TK 64 2: 10.000.000đ Nợ TK 64 1: 10.000.000đ Có TK 334: 100.000.000đ 105 Giáo trình Nguyên lý kế toán 2 Hạch toán các khoản trích theo lương Nợ TK 62 2: 15.400.000đ Nợ TK 62 7: 2.200.000đ Nợ TK 64 2: 2.200.000đ Nợ TK 64 1: 2.200.000đ Nợ TK 334: 8.500.000đ Có TK 338: 39.000.000đ 3 Hạch toán tình hình trả lương lần I Nợ TK 334: 40.000.000đ Có TK 111: 40.000.000đ 6. 2.4... TK 111: 10.000.000đ Có TK 112: 20.000.000đ Có TK 331: 80.000.000đ 3 Nợ TK 331: 20.000.000đ Có TK 61 1: 20.000.000đ 4 Nợ TK 153: 20.000.000đ Có TK 61 1: 20.000.000đ 102 Giáo trình Nguyên lý kế toán 5 Nợ TK 62 7, 64 1, 64 2: 75.000.000đ Có TK 61 1: 75.000.000đ 6. 2.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 6. 2.3.1 Khái niệm − Tiền lương: Là một bộ phận của sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng... Nợ TK 62 2: 22.000.000đ Nợ TK 62 7: 11.000.000đ Có TK 338: 33.000.000đ (4) Nợ TK 62 7: 150.000.000đ Có TK 111: 10.000.000đ Có TK 112: 20.000.000đ Có TK 142: 10.000.000đ Có TK 153: 10.000.000đ Có TK 214: 100.000.000đ (5) Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, kế toánn ghi: Nợ TK 63 1: 50.000.000đ Có TK 154: 50.000.000đ (6) Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 63 1: 63 3.000.000đ... hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyển thẳng cho người mua hàng (điện, nước…), kế toán ghi: Nợ TK 63 2 – Giá vốn hàng bán Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN 152 62 1 1 334/338/335 154 7b 4b 62 7 4c 3 5 1 16 632 7a 62 2 2 111/112/214 155 6 4a Giáo trình Nguyên lý kế toán xxx (1) Xuất nguyên liệu dùng cho sản xuất (2) Tính tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ... 20.000.000đ Có TK 153: 20.000.000đ 3 Nợ TK 62 7: 5.000.000đ Nợ TK 64 1: 5.000.000đ Nợ TK 64 2: 1.000.000đ Nợ TK 142: 49.000.000đ Có TK 153: 60 .000.000đ b Nếu Doanh nghiệp hạch toán tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Giả sử tồn kho đầu kỳ là 15.000.000đ, tồn kho cuối kỳ là 20.000.000đ Kế toán ghi: 1 Nợ TK 61 1: 15.000.000đ Có TK 153: 15.000.000đ 2 Nợ TK 61 1: 100.000.000đ Nợ TK 133: 10.000.000đ Có . = 16. 000.000đ
Nợ TK 133: 1. 60 0.000đ
Có TK 331 17 .60 0.000đ
b. Nợ TK 152: ( 50 x 3.200) = 160 .000đ
Có TK 331 160 .000đ
6. 2.2. Kế toán công cụ dụng cụ
6. 2.2.1 10.000.000đ
4. Nợ TK 152: 50.000.000đ
Có TK 61 1: 50.000.000đ
5. Nợ TK 62 1, 62 7, 64 1, 64 2: 200.000.000đ
Có TK 61 1: 200.000.000đ
Ví dụ 2: Nhận được hóa đơn