Soạn thảobàigiảng thay thếPowerPointvàhơn
thế nữa
Sau khi cài đặt, bạn bấm đôi vào biểu tượng Lecture Maker 2.0 trên màn hình
desktop để khởi động chương trình. Giao diện chính của chương trình khá thân
thiện, gần giống với ứng dụng văn phòng Microsoft PowerPoint 2007, có thanh
công cụ trên thanh tiêu đề, thanh menu và thanh ribbon. Khung bên trái là nơi hiển
thị ảnh thu nhỏ của các slide, ở giữa là vùng làm việc của slide hiện tại và khung
bên phải là nơi chứa danh sách các đối tượng đang có trong slide hiện tại. Bây giờ,
bạn có thể bắt tay vào việc soạnthảo một bàigiảng với phần mềm Lecture Maker
2.0 theo các bước gợi ý sau:
1. Tạo một bàigiảng mới
Để tạo mới một bài giảng, bạn bấm vào biểu tượng Lecture Maker ở góc
trái cửa sổ. Trong khung quản lý slide ở bên trái sẽ xuất hiện một slide trắng đầu
tiên. Bạn bấm chuột phải vào slide này rồi chọn Edit Slide Maker, chương trình sẽ
tự động xuất hiện hai slide: Title Master và Body Master áp dụng cho cả bài giảng.
Slide Title Master có thể xem như là trang bìa của bài giảng, còn slide Body
Master là slide mẫu áp dụng cho toàn bộ tất cả các slide còn lại của bàigiảng trừ
slide Title Master. Do đó, chỉ cần bạn thiết kế hoàn chỉnh, tạo thanh điều hướng
cho slide Body Master, việc soạn nội dung cho bàigiảng sẽ trở nên khá nhẹ nhàng.
Để quay trở về màn hình soạnthảo các slide, bạn vào menu View và bấm Close
Slide Master ở mục Slide Master hoặc có thể bấm chuột phải vào slide Title
Master rồi chọn Finish Slide Master Editing.
2. Chọn nền cho bàigiảng
Việc tạo nền thật bắt mắt, thu hút, nổi bật được nội dung là một trong
những yếu tố làm nên sự thành công của bài giảng. Do đó, bạn cần thay đổi nền
trắng mặc định của slide Title Master và Body Master trước khi bắt tay vào soạn
nội dung. Ở thẻ Design, bạn có thể sử dụng hai mục Design và Template để chèn
hình nền sẵn có do chương trình cung cấp. Mục Template không những cung cấp
cho bàigiảng nhiều mẫu nền rất đẹp mà còn tạo sẵn nhiều khung nhập nội dung,
giúp dễ dàng thay đổi tiêu đề và nội dung bài giảng. Nếu chưa tìm thấy hình nền
phù hợp, bạn hãy bấm Slide Property ở mục Slide Setup. Trong cửa sổ thuộc tính
hiện ra, bạn có thể chọn màu nền (Background Color) hoặc chọn Background
image để chọn hình nền, bấm vào biểu tượng thư mục rồi duyệt đến tập tin ảnh
trên máy tính. Lưu ý, hình nền đưa vào slide cần phù hợp với kích thước của slide,
bấm Slide Setup để kiểm tra và thiết lập kích thước cho slide. Ngoài ra, tùy chọn
Apply to all slides giúp áp dụng hình nền cho tất cả các slide trong bài giảng.
3. Chèn nội dung vào bàigiảng
Khi đã thiết kế xong hình nền cho trang bìa và trang nội dung của bài
giảng, bạn chèn nội dung văn bản, nội dung đa phương tiện vào bàigiảng bằng
cách sử dụng các công cụ của chương trình. Các công cụ giúp chèn nội dung vào
bài giảng đa số đều tập trung vào menu Insert.
- Chèn văn bản: tại mục Text trên thanh ribbon, bạn sử dụng các công cụ
Text box (chèn khung soạn thảo văn bản), Expression Text box (chèn khung công
thức), Slide Number (hiển thị số trang ở cuối slide), Table (chèn bảng biểu),
Special Charater (chèn các ký hiệu đặc biệt).
- Chèn công thức toán học và đồ thị: ở mục Editor, bạn bấm vào công cụ
Equation rồi bấm chọn nhóm ký hiệu toán học ở thẻ Home, ngay lập tức tất cả các
ký hiệu liên quan đến nhóm sẽ xuất hiện trong khung Symbol. Khi bấm chọn vào
ký hiệu thì hình ảnh ký hiệu hiện ra ở bên dưới, bạn có thể nhập nội dung trực tiếp
trên công thức hoặc nhập bằng dòng lệnh ở bên dưới cửa sổ Input Window. Bên
cạnh tiện ích Dual Equation, phần mềm này còn được tích hợp thêm tiện ích Dual
Graph giúp vẽ đồ thị hàm số bậc nhất, bậc hai, bậc ba, phân thức hữu tỉ Bạn bấm
New Graph ở mục Drawing rồi nhập hàm số vào khung Equation, ví dụ y=2x-1,
bấm OK. Trở lại giao diện chính, cũng tại mục Editor của menu Insert, bạn còn
được cung cấp hai tính năng Diagram (vẽ sơ đồ, biểu đồ), Image Editor (chỉnh sửa
hình ảnh).
- Chèn nội dung đa phương tiện: ở mục Object, bạn bấm chọn tính năng rồi
duyệt đến tập tin trên ổ đĩa, có các tính năng: Image (chèn hình ảnh, hỗ trợ các
định dạng bmp, jpg, gif, png, wmf, emf), Video (chèn đoạn phim, hỗ trợ các định
dạng: avi, wmv, asf, mpg, mp4), Sound (chèn âm thanh, hỗ trợ các định dạng:
wma, wav, mp3, mid), Flash (chèn hình ảnh động dạng fl ash), Document (chèn
tập tin tài liệu như PowerPoint, PDFvà trang web). Ngoài ra, bạn có thể chèn vào
bài giảng các nội dung tự ghi bằng cách sử dụng ba tính năng ở mục Recording.
- Chèn nút bấm: để tạo mới một nút bấm, bạn vào menu Insert rồi bấm vào
tính năng Button của mục Object. Trong danh sách xổ xuống có ba nhóm nút lệnh,
nhóm General Button dùng để tạo ra các nút lệnh có kích thước và chức năng do
bạn quy định, nhóm Menu Button giúp tạo ra thanh menu cho bài giảng,
Navigation Button dùng tạo ra các nút lệnh như chuyển đến slide đầu tiên hay
slide cuối cùng, chuyển đến slide trước hay slide sau, thoát khỏi trình diễn slide
. Soạn thảo bài giảng thay thế PowerPoint và hơn
thế nữa
Sau khi cài đặt, bạn bấm đôi vào biểu tượng Lecture Maker 2.0. dung vào bài giảng
Khi đã thiết kế xong hình nền cho trang bìa và trang nội dung của bài
giảng, bạn chèn nội dung văn bản, nội dung đa phương tiện vào bài