Kỹ thuậtchụpảnhMacro
Thật vậy, trong khi thời gian ngày càng khép kín vì công việc, những chuyến đi
chụp ảnh xa thành phố đòi hỏi phải có thời gian và chi phí nhất định nên những
chuyến đi như vậy cũng không phải muốn là đi ngay được trong khi đam mê chụp
ảnh thì không lúc nào nguôi. Với những người ăn với vợ, ngủ với Computer và mơ
thấy tay đang bóp … cò như mình thì việc tìm một đề tài để thỏa nỗi khát khao
mỗi khi có chút thời gian quả thật khó khăn, và Macro là một đề tài hòan tòan thỏa
mãn được điều đó.
Lúc đầu mình cũng rất bỡ ngỡ về kỹthuật này, nhìn những ảnh của bác VPT,
Ravic… chụp ong bướm mình rất là ngưỡng mộ và tìm hiểu, cũng được các anh
ấy hướng dẫn tận tình cộng thêm tư vấn về kỹthuật của bác Macatang nên mình
cũng cố đầu tư một vài dụng cụ để tiến hành chụp Macro.
Qua thời gian thực tế mình nghĩ việc chụpảnhmacro không thật sự khó khăn nếu
bạn chịu khó và kiên nhẫn.
Phương tiện của mình là:
Nikon D70s + Nikkor Micro 60mm f/2.8 + 2x teleconverter + Nikon Flash SB-800
+ 20mm Extention tube (cái này ít dùng).
Kỹ thuật:
Kỹ thuật chủ yếu của thể lọai này theo mình là khống chế tốt DOF, vì lọai côn
trùng rất bé nhỏ nên ở khỏang cách rất gần (thường thì khỏang dưới 10cm) DOF
sẽ rất mỏng (có thể là vài mm). Mình sẽ đóng khẩu độ thật nhỏ cỡ 16 hay 22 để cố
lấy DOF thật sâu nếu lọai côn trùng nhỏ như Ruồi hay Nhện.
Như ảnh này mình set f=16:
Khi bạn chụp càng gần thì càng phải khép nhỏ khẩu độ.
Như ảnh này mình set f=22:
Điều này sẽ nảy ra một khó khăn là tốc độ sẽ không đủ để có thể bắt kịp động tác
và tránh rung máy, đảm bảo nét căng, tăng ISO thì noise nhiều. Để khắc phục
được điều này mình thường sử dụng đèn flash để có được tốc độ đủ để không rung
máy, thế nhưng thường thì khi khép khẩu và dùng flash thì background sẽ tối thui,
trong một số trường hợp thì điều này sẽ nhấn mạnh chủ thể một cách ấn tượng
nhưng cũng có khi mình thích cái background màu xanh sẽ dịu dàng êm ái hơn.
Điều này thì tùy ý thích của mỗi người. Mình dùng SB-800 của Nikon nên flash sẽ
tự động kiểm sóat lượng sáng theo tốc độ nên mình thỏai mái set tốc độ theo ý
mình, mình thường set flash ở TTL BL (mình nghĩ chắc Canon cũng vậy thôi).
Với những lọai côn trùng lớn hơn như Bướm hay chuồn chuồn thì có vẻ là dễ
nhưng thật ra mình lại thấy khó hơn. Phải khống chế thật tốt để chủ thể vừa rõ
nhưng background phải mờ. Vì lens cách xa chủ thể hơn nên phải mở khẩu độ để
xóa mờ background, mình thường set 4 hoặc 5.6,
Như ảnh này mình set f=4.5:
Nhưng nếu khống chế không tốt thì backgound sẽ rõ thì mất hay. Vả lại với lòai
bướm hay chuồn chuồn mà dùng flash thì dễ bị bóng đổ thẳng nhìn rất khó chịu
nên chọn góc chụp quả thật rất khó khăn, (lọai ring flash dành cho chụpmacro
khỏang trên 300USD).
Đối với chuồn chuồn kim thì còn phải để góc máy sao cho lấy vừa đủ nét cả đầu
lẫn đuôi con chuồn chuồn (song song với sensor). Nếu tập tốt kỹthuật này bạn sẽ
dễ dàng chụp mấy cái mạng nhện.
Còn việc tìm các lọai côn trùng nhỏ bé cũng là một việc vui không kém.
Bướm thì Tao Đàn, Sở Thú, Đầm Sen, chùa chiền… đồng ruộng chỗ nào cũng có,
chỉ phải tìm con nào đẹp mà thôi, có con cứ bay suốt không biết mệt, có con thì
hiền khô nhưng màu thì xám xịt thấy mà ghét, có con thì đẹp và hay làm mẫu rất
dễ tính thì lại rách teng beng (chắc do mấy chú bướm đực nghịch quá đà). Tìm
được một con vừa ý thì cố mà theo, rón rén, nhè nhẹ bước chân như ăn trộm.
. Kỹ thuật chụp ảnh Macro
Thật vậy, trong khi thời gian ngày càng khép kín vì công việc, những chuyến đi
chụp ảnh xa thành phố đòi. vấn về kỹ thuật của bác Macatang nên mình
cũng cố đầu tư một vài dụng cụ để tiến hành chụp Macro.
Qua thời gian thực tế mình nghĩ việc chụp ảnh macro