Cảnhbáotừca ngộ độcparacetamol
Paracetamol, còn có tên khác là acetaminophen, là thuốc khá an toàn để điều
trị giảm đau, hạ sốt. Do loại thuốc này khá phổ biến, người mua không cần
đơn nên tự ý dùng. Tình trạng ngộđộcparacetamol hiện nay lại có xu hướng
tăng lên.
Nhiều trường hợp ngộđộc do dùng 2 hay 3 loại thuốc có tên khác nhau nhưng đều
chứa hoạt chất paracetamol. Cũng có nhiều trường hợp dùng paracetamol để tự
sát. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận cháu P.L., 13 tuổi,
ở Cần Thơ trong tình trạng lừ đừ, chóng mặt, nôn ói, vàng da, vàng mắt. Mẹ cháu
cho biết cách thời điểm nhập viện 2 ngày cháu đang trong lớp học thì bị buồn nôn,
đau bụng, mệt nhiều và ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện địa phương truyền dịch.
Đến chiều thấy cháu tỉnh lại, có vẻ khỏe nên xin về nhà. Ngày hôm sau cháu thấy
da và mắt đều bị vàng, mệt nhiều mới nói cho mẹ biết mình đã uống 20 viên thuốc
từ buổi tối 2 ngày trước đó, loại thuốc hạ sốt viên 500mg thường mua cho mẹ.
Người nhà đưa ngay cháu đến bệnh viện địa phương điều trị, sau đó chuyển đến
Bệnh viện Nhi Đồng 1. Khám bệnh và làm xét nghiệm cho kết quả cháu bị ngộ
độc paracetamol gây tổn thương gan cấp, phải dùng ngay thuốc N-acetyl cystein
để giải độc và truyền dịch để tăng thải độc chất. Sau 3 ngày điều trị tình trạng
bệnh mới cải thiện dần. Lúc này, cháu mới cho biết động cơ uống thuốc là vì nghi
ngờ cô bạn thân có người yêu và sợ bạn bỏ mình. Do tổn thương ở gan vẫn còn
nên cháu vẫn được tiếp tục theo dõi sau khi xuất viện.
Một trường hợp khác là bệnh nhân nữ M.G., 15 tuổi đã dùng loại thuốc
paracetamol để tựtử do bị cha mẹ la mắng. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện
trong tình trạng lừ đừ, chóng mặt, mệt, mạch nhanh, huyết áp trong giới hạn bình
thường. Người nhà của bệnh nhân cho biết, cách thời điểm nhập viện khoảng 3 giờ
em này đã uống khoảng 24 viên thuốc tylenol 500mg (biệt dược của paracetamol).
Người nhà phát hiện lập tức đưa em đến bệnh viện. Tại Khoa cấp cứu, em được
rửa dạ dày, truyền dịch và dùng N-acetyl cystein để giải độc thuốc paracetamol.
Kết quả sau 4 ngày điều trị tình trạng của em hiện cải thiện, dần tỉnh táo.
Paracetamol được bán tự do không cần đơn nên rất phổ biến trong cộng đồng.
Nhiều người thường dự trữ trong nhà loại thuốc này để dùng khi chẳng may cảm
sốt, đau mỏi… Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt được coi là hiệu quả và an toàn
nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ về liều lượng được
khuyến cáo (người lớn không quá 3g/ngày, trẻ em không quá 15mg/kg/4-6 giờ) để
tránh xảy ra ngộđộc do quá liều. Paracetamol gây độc với gan nếu dùng vượt quá
liều lượng cho phép. Thuốc này có rất nhiều tên biệt dược khác nhau nên cần chú
ý chỉ dùng một loại và xem kỹ hàm lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Không dùng
đồng thời nhiều loại thuốc có tên khác nhau nhưng đều có chứa hoạt chất
paracetamol.
Tóm lại, khi đi khám chữa bệnh và được thầy thuốc chỉ định dùng thuốc tây, ta
phải an tâm dùng thuốc theo đúng chỉ định. Đừng vì quan niệm “thuốc tây gây
nóng gan, nóng người” mà không dùng thuốc hoặc dùng một thời gian ngắn rồi
bỏ, tức không theo đúng liệu trình, thời gian dùng thuốc. Nên lưu ý thuốc tây có
thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, trong thời gian dùng thuốc nếu bị phản ứng gì bất
thường phải trở lại tái khám để bác sĩ có hướng xử trí thích hợp.
Một số thuốc khi dùng sẽ làm phân biến đổi màu, đặc biệt là làm phân có màu đen.
Điển hình là thuốc chứa bismuth (Trymo, Denol…) trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Bismuth khi uống sẽ không được hấp thu và sẽ kết hợp với khí hydro sulfid (H2S)
để tạo bismuth sulfid có màu đen, theo phân ra ngoài.
Hay loại thuốc bổ chứa sắt (Fe), trường hợp này cũng giống như ăn huyết hay tiết
canh, khi đi tiêu có phân đen. Màu đen này của phân là vô hại và phân sẽ trở lại
bình thường nếu ngưng dùng thuốc. Có loại thuốc làm phân có màu đỏ, đó là
pyrvinium pamoat trị giun sán. Tất cả đều không gây nóng gan, hại cơ thể như
nhiều người nghĩ.
. Cảnh báo từ ca ngộ độc paracetamol
Paracetamol, còn có tên khác là acetaminophen, là thuốc khá. không cần
đơn nên tự ý dùng. Tình trạng ngộ độc paracetamol hiện nay lại có xu hướng
tăng lên.
Nhiều trường hợp ngộ độc do dùng 2 hay 3 loại thuốc có tên